Mytour blogimg_logo
Tags:
khám phá Hà Nộilàng nghề Bắc Bộlàng chuông nón lá
06/04/20238.3430

Nón làng Chuông năm 2024

Cách trung tâm Hà Nội hơn 30 km, làng Chuông (Thanh Oai, Hà Nội) đã hơn 300 năm nổi tiếng với nghề làm nón lá. Chiếc nón làng Chuông đã in đậm dấu ấn của người phụ nữ Việt Nam và "chu du" khắp chân trời, góc bể.

 

nón làng chuông

Cho dù trải qua biết bao thăng trầm, nón làng Chuông vẫn tồn tại và phát triển - Ảnh: Sưu tầm

 

Làng Chuông xưa kia nức tiếng về nghề nón, nón cổ cũng rất đa dạng với nhiều mẫu mã để phục vụ nhiều đối tượng khác nhau. Vào các ngày 4, 10, 14, 20, 24, 30 hàng tháng, phiên chợ nón lại tấp nập; các mẹ, các chị lại nhộn nhịp ra chợ để chào bán sản phẩm độc đáo của quê hương.

 

nón làng chuôngMột làng nghề đã có hơn 300 tuổi - Ảnh: Sưu tầm

 

Lá nón được lấy từ một loại cây họ  nhà cọ ở vùng núi non Quảng Bình, Hà Tĩnh, Nghệ An. Người ta phải lựa loại lá màu sáng và xanh đều thì nón mới đẹp. Lá khi được mua về sẽ được vò trong cát để lá mềm rồi mới đem phơi khoảng hai, ba nắng cho đến khi màu xanh của lá chuyển thành màu bạc trắng. Sau đó người thợ dùng chiếc giẻ bọc vào lưỡi cày hơ trên than củi sao cho nhiệt độ vừa phải để là lá cho phẳng mịn. Công đoạn này đòi hỏi người thợ phải cẩn thận, căn cho nhiệt độ sao cho vừa phải để chiếc lá không bị cháy, đỏ. Nếu nhiệt độ không đủ, chiếc lá sẽ bị sống, không bóng đẹp.

 

Xem thêm: Các khách sạn tại Nghệ An

 

nón làng chuôngLá nón được đem phơi 2,3 nắng trước khi thực hiện công đoạn làm nón - Ảnh: Sưu tầm

 

Xem thêm: Các khách sạn tại Hà Nội

 

Vòng nón ở làng Chuông được làm bằng cật nứa vót nhỏ và đều. Khi nối, bắt buộc vòng nón phải tròn và chỗ nối không có vết. Khác với nón thường có 20 lớp vòng, nón làng Chuông có 16 lớp vòng giúp nón có độ bền chắc nhưng vẫn mềm mại. Vòng nón sau khi được hoàn thành sẽ được xếp vào khuôn, sau đó sẽ xếp từng lá vào vòng nón. Lá sẽ có hai lớp, một lớp mo tre và ngoài cùng là một lớp lá nữa. Người khâu nón cũng được ví như người thợ thêu. Bàn tay người thợ cầm kim đưa nhanh thoăn thoắt, mềm mại từng mũi khâu, thẳng đều từ vòng trong ra vòng ngoài.

 

nón làng chuông

Bà phơi vành nón - Ảnh: Sưu tầm

 

nón làng chuông

Khung nón - Ảnh: Sưu tầm

 

Xem thêm: Các khách sạn tại Chương Mỹ


Công đoạn "khâu nón" là công đoạn khó nhất của nghề nón, thể hiện sự tài tình khéo léo của người thợ. Người thợ giỏi là người khi khâu bảo đảm nón không bị nát lá, không bị lộ chân kim, đường kim mũi chỉ phải đều tăm tắp, chặt chẽ, khi soi lên mặt trời không thấy kẽ hở. Chiếc nón hoàn tất khi kết thúc công đoạn làm nôi, tức phần buộc quai nón, tùy nón mà nôi pha mầu, phối mầu. Ðể tránh thấm nước, người thợ sẽ phết phía ngoài lớp quang dầu thông mỏng.

 

nón làng chuôngCháu bé làng Chuông đan nón giúp mẹ - Ảnh: Sưu tầm

 

Cái tài của người thợ làng Chuông là các múi nối sợi móc được dấu kín, khiến khi nhìn vào chiếc nón chỉ thấy tăm tắp những mũi khâu mịn màng. Sợi móc len theo từng mũi kim qua 16 lớp vòng thì chiếc nón duyên dáng đã hình thành. Khi chiếc nón được khâu xong, người thợ hơ bằng hơi diêm làm cho màu nón trở nên trắng muốt và giúp nón không mốc. Cẩn thận hơn có thể quang dầu bên ngoài nón để làm cho nón bóng, đẹp và bền lâu.

 

nón làng chuôngNón làng chuông vốn rất đẹp và bền - Ảnh: Sưu tầm

 

Xem thêm: Các khách sạn giá rẻ tại Hà Nội

 

Trong lúc khâu nón, các cô gái làng Chuông trang trí cho chiếc nón đẹp như dán vào lòng nón những hình hoa lá bằng giấy nhiều màu sắc. Tinh tế hơn, là dùng chỉ màu khâu giăng mắc ở hai điểm đối diện trong lòng nón để từ đó có thể buộc quai nón bằng những giải lụa mềm mại, đủ màu sắc, làm tôn thêm vẻ đẹp khuôn mặt các cô gái dưới vành nón.

 

Nghề làm nón được truyền từ thế  hệ này sang thế hệ khác, chủ yếu là  những người phụ nữ bằng sự khéo léo của đôi bàn tay đã tạo ra những chiếc nón xinh xắn, bền đẹp. Các cô gái biết làm những chiếc nón đầu tiên từ khi bảy, tám tuổi. Người giỏi mỗi ngày thắt được hai, ba chiếc nón đẹp.

 

nón làng chuôngNgười dân làng chuông từ già đến trẻ nhỏ đều biết làm  - Ảnh: Sưu tầm

 

 Xem thêm: Tour du lịch Hà Nội

 

Suốt cuộc đời người phụ nữ làng Chuông đã có không biết bao nhiêu chiếc nón được làm ra từ đôi bàn tay họ. Trong mỗi gia đình, người già người trẻ đều có thể tham gia vào những công việc làm nón. Người trẻ tinh mắt, khéo tay thắt những mũi thắt đều đặn làm cho chiếc nón càng có giá.

 

nón làng chuông

Người làng Chuông còn sáng tạo nón lá kết hợp với lụa Hà Ðông, nón lưu niệm, nón Bồ Hụp, nón Thái... - Ảnh: Sưu tầm

 

Chiếc nón lá từ bao đời nay đã gần gũi, quen thuộc đối với người phụ nữ Việt Nam, chẳng hề phân biệt giàu - nghèo, hèn - sang, từ người nông dân đến các thiếu nữ nơi đô thị. Trải qua thời gian và đổi thay của đời sống, nhưng những chiếc nón vẫn theo các bà, các mẹ, các chị hằng ngày không chỉ che mưa, che nắng mà còn tạo nên cái "duyên" rất đặc sắc, trở thành nét văn hóa của dân tộc Việt, làm ngỡ ngàng bao du khách nước ngoài. 

Các câu hỏi thường gặp
Nón làng Chuông là gì?
Nón làng Chuông là một loại nón truyền thống của người Việt Nam, được làm từ lá dừa và có hình dáng giống như một chiếc chuông.
Tại sao lại gọi là Nón làng Chuông?
Nón làng Chuông được gọi như vậy vì nó được sản xuất chủ yếu ở làng Chuông, xã Phước Đồng, huyện Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa.
Nón làng Chuông được làm từ những nguyên liệu gì?
Nón làng Chuông được làm từ lá dừa, sợi dây tre và các loại lá khác để trang trí.
Nón làng Chuông có ý nghĩa gì trong văn hóa dân gian Việt Nam?
Nón làng Chuông có ý nghĩa rất quan trọng trong văn hóa dân gian Việt Nam. Nó được coi là biểu tượng của sự may mắn, bình an và hạnh phúc.
Nón làng Chuông có được sử dụng trong các dịp lễ hội không?
Có, Nón làng Chuông thường được sử dụng trong các dịp lễ hội như Tết Nguyên Đán, lễ hội đền Hùng, lễ hội Trung Thu và các dịp lễ khác.
Nón làng Chuông có được xuất khẩu ra nước ngoài không?
Có, Nón làng Chuông đã được xuất khẩu ra nhiều quốc gia trên thế giới như Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, Pháp, Đức, Úc và nhiều quốc gia khác.
Nếu muốn mua Nón làng Chuông, tôi có thể mua ở đâu?
Nón làng Chuông có thể mua tại các cửa hàng đặc sản, chợ đêm hoặc trực tiếp tại làng Chuông, xã Phước Đồng, huyện Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa.

0 Thích

Đánh giá : 4.3 /363