Lăng được khánh thành vào ngày 29 tháng 8 năm 1975. Lăng gồm 3 lớp với chiều cao 21,6 mét, lớp dưới tạo dáng bậc thềm tam cấp, lớp giữa là kết cấu trung tâm của lăng gồm phòng thi hài và những hành lang, những cầu thang lên xuống. Quanh bốn mặt là những hàng cột vuông bằng đá hoa cương, lớp trên cùng là mái lăng hình tam cấp. Ở mặt chính có dòng chữ: "Chủ tịch Hồ Chí Minh" bằng đá hồng màu mận chín.
Toàn cảnh lăng chủ Tịch Hồ Chí Minh, nơi yên nghỉ của người cha già kình yêu của tổ quốc
Xem thêm: Các khách sạn ở gần lăng chủ tịch Hồ Chí Minh
Trong di chúc, Hồ Chí Minh muốn được hỏa táng và đặt tro tại ba miền đất nước. Tuy nhiên, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa III, với lý do theo nguyện vọng và tình cảm của nhân dân, quyết định giữ gìn lâu dài thi hài Hồ Chí Minh để sau này người dân cả nước, nhất là người dân miền Nam, khách quốc tế có thể tới viếng
Lăng chủ tịch Hồ Chí Minh, một biểu tượng thiêng liêng của tổ quốc, của dân tộc
Xem thêm: Các khách sạn giá rẻ tại Hải Phòng
Sau Lễ tang Hồ Chí Minh, "Ban phụ trách qui hoạch A", trong đó có các ông Nguyễn Lương Bằng, Trần Quốc Hoàn, Phùng Thế Tài, bắt đầu nghiên cứu qui hoạch xây dựng Lăng Hồ Chủ tịch. Tháng 1 năm 1970, Chính phủ Liên Xô cử một đoàn cán bộ sang Việt Nam bàn về thiết kế và thông báo sẽ giúp đỡ kỹ thuật trong thiết kế, xây dựng và trang bị cho Lăng. Các chuyên gia Liên Xô chuẩn bị 5 phương án về bố trí cụm tổng thể của Lăng. Sau thời gian ngắn, Bộ Chính trị Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam thông qua "Dự thảo nhiệm vụ thiết kế Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh" do các chuyên gia Liên Xô và Việt Nam đưa ra.
Lăng chủ tịch Hồ Chí Minh được canh giữ trang nghiêm cả ngày lẫn đêm
Tin tức về việc xây dựng Lăng Hồ Chí Minh được lan truyền trong nhân dân, nhiều người Việt Nam ở cả 2 miền Nam, Bắc và Việt kiều ở nước ngoài gửi thư về đóng góp ý kiến. Theo nguyện vọng của nhân dân, Bộ Chính trị quyết định lùi việc duyệt bản thiết kế sơ bộ đã được thông qua. Một đợt sáng tác mẫu thiết kế Lăng được tổ chức, các mẫu được trưng bày và lấy ý kiến của nhân dân. Trong khoảng thời gian từ tháng 5/1970 tới 8/1970, có 200 phương án thiết kế được gửi đến, trong đó có 24 phương án được chọn lựa và đem trưng bày tại Hà Nội, Hải Phòng, Thái Nguyên, Sơn La và Nghệ An. 745.487 lượt người đã tới thăm và 34.022 người tham gia ý kiến.
Kết thúc đợt triển lãm và lấy ý kiến, bản "thiết kế sơ bộ" tổng hợp các ý kiến của nhân dân được mang sang Liên Xô. Sau 3 tuần làm việc, phương án thiết kế sơ bộ của Việt Nam được Liên Xô chấp nhận.
Công trình không chỉ mang ý nghĩ lịch sử, biểu tượng của dân tộc mà còn là một công trình được thiết kế kỹ hoành tráng
Lăng được thiết kế để có độ bền vững cao, chống được bom đạn và động đất cường độ 7 richter. Ngoài ra còn có công trình bảo vệ đặc biệt chống lụt phòng khi Hà Nội bị vỡ đê. Kính quan tài phải chịu được xung lực cơ học lớn. Lăng còn được thiết kế thêm "buồng đặc biệt" để có thể giữ thi hài tại chỗ trong trường hợp có chiến tranh.
Việc thiết kế hết 2 năm.
Hàng năm, có hàng vạn người dân trên toàn tổ quốc đến đây để viếng vị lãnh tụ vĩ đại của đất nước
Xem thêm: Các khách sạn giá rẻ tại Hà Nội
Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh là một công trình văn hóa, nghệ thuật lớn. Lăng được xây dựng trên nền cũ của tòa lễ đài giữa Quảng trường Ba Đình, nơi Hồ Chí Minh chủ trì các cuộc mít tinh lớn và đọc bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Lăng được chính thức khởi công xây dựng vào ngày 2 tháng 9 năm 1973.
Đã là người dân Việt Nam, đến với Hà Nội, không thể không một lần đến viếng lăng chủ tịch Hồ Chí Minh
Xem thêm: Các tour du lịch liên quan đến lăng chủ tịch Hồ Chí Minh
Vật liệu xây dựng được mang về từ nhiều miền trên cả nước. Cát được lấy từ suối Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình do người dân tộc Mường đem về; đá cuội được chuyển từ các con suối vùng Sơn Dương, Chiêm Hoá, Ngòi Thìa, Tuyên Quang...; đá chọn xây lăng từ khắp các nơi: đá Nhồi ở Thanh Hoá, đá Hoa (Chùa Thầy), đá đỏ núi Non Nước...; đá dăm được đưa từ mỏ đá Hoàng Thi (Thác Bà, Yên Bái), cát còn lấy từ Thanh Xuyên (Thái Nguyên). Nhân dân dọc dãy Trường Sơn còn gửi ra 16 loại gỗ quí. Các loài cây từ khắp các miền được mang về đây như: cây chò nâu ở Đền Hùng, hoa ban ở Điện Biên-Lai Châu, tre từ Cao Bằng... Thanh thiếu niên còn tổ chức buổi tham gia lao động trong việc mài đá, nhổ cỏ, trồng cây. Hệ thống điện phục vụ chiếu sáng, thiết kế xây lăng và bảo quản thi hài Hồ Chí Minh do các chuyên gia Liên Xô đảm nhiệm. Liên Xô cũng gửi hai vạn tấm đá hoa cương và cẩm thạch mài nhẵn để trang trí cho Lăng.
- Lăng Chủ Tịch Hồ Chí Minh nằm tại số 2 Hùng Vương, Điện Bàn, Ba Đình, Hà Nội.
- Lăng Chủ Tịch Hồ Chí Minh mở cửa từ 7h30 đến 10h30 và từ 13h30 đến 16h30 hàng ngày, trừ ngày thứ Bảy và Chủ Nhật.
- Vào thăm Lăng Chủ Tịch Hồ Chí Minh là miễn phí.
- Khi vào thăm Lăng Chủ Tịch Hồ Chí Minh, du khách phải tuân thủ quy định về trang phục, không được mang theo các vật dụng như túi xách, điện thoại, máy ảnh, không được hút thuốc, không được nói chuyện to, không được chụp ảnh trong khu vực lăng.
- Hà Nội là thủ đô của Việt Nam, có nhiều địa điểm du lịch nổi tiếng như: Hoàng Thành Thăng Long, Chùa Một Cột, Hồ Gươm, Phố cổ Hà Nội, Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam, Bảo tàng Lịch sử Quân đội Việt Nam, Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Hồ Tây, Vườn quốc gia Ba Vì, Thành cổ Sơn Tây, Chùa Hương, Đền Hùng...
- Miền Bắc có nhiều đặc sản nổi tiếng như: phở, bún chả, nem rán, chả cá Lã Vọng, bánh cuốn Thanh Trì, bánh đa cua Hải Phòng, chè đỗ xanh, rượu nếp, rượu táo mèo, mật ong Tam Đảo...
2 Thích