Ẩn sau những cánh rừng, những dãy núi, hay bên dưới những cánh đồng phù sa bạt ngàn của Việt Nam là những công trình kiến trúc cổ đại, những nền móng, tượng đá, trường thành chứng minh cho sự tồn tại của cả một kinh thành vàng son lộng lẫy hơn nghìn năm về trước. Hãy cùng mytourblogs.com lên đường đi tìm những vùng đất vượt thời gian này ở Việt Nam Bạn nhé!
Khoa học và công nghệ đã gần như thay đổi toàn bộ diện mạo đất nước Việt Nam ta, vậy mà vẫn có những vùng đất đã vượt hàng trăm, hàng nghìn năm, mang theo những nét đặc sắc cổ xưa đến với Việt Nam hiện đại ngày nay như: Thánh địa Mỹ Sơn, làng cổ Đường Lâm, Côn Sơn - Kiếp Bạc, Hoàng thành Thăng Long, thành nhà Hồ và cố đô Hoa Lư.
Cách thành phố Đà Nẵng 70km về phía Tây Nam, thuộc huyện Duy Xuyên tỉnh Quảng Nam, khu đền tháp Mỹ Sơn là một công trình kiến trúc độc đáo của Việt Nam được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới. Theo nghiên cứu của nhiều nhà khảo cổ học, đây là vùng đất tổ chức cúng tế của vương triều Chăm Pa và là nơi chôn cất lăng mộ các vị vua Chăm của Việt Nam ngày xưa.
Thánh địa Mỹ Sơn, nơi chôn cất các vị vua Chăm - Ảnh: Minh Son
Theo nội dung của một tấm bia mộ còn sót lại, vua Bhadravarman đã cho xây dựng một ngôi đền thờ các vị thần tại vùng đất Mỹ Sơn của Việt Nam vào thế kỉ thứ IV. Sau đó ngôi đền này đã bị thiêu rụi trong một vụ hỏa hoạn. Đến thế kỉ thứ VII, ngôi đền bằng gạch đầu tiên được hình thành tại đây. Trải qua nhiều đời vua đến tận thế kỉ XIII, nhiều công trình khác nhau tiếp tục được xây dựng và tu sửa, từ đó hình thành nên cụm đền tháp Mỹ Sơn ở Việt Nam ngày nay.
Cụm đền tháp Mỹ Sơn, di sản văn hóa thế giới UNESCO - Ảnh: Cunho05
Đền cổ Mỹ Sơn bí ẩn vẫn là thách thức với nhiều nhà sử học và khảo cổ học - Ảnh: Loupiote
Toàn bộ các ngôi đền ở đây đều được xây dựng bằng gạch đúc Việt Nam xưa. Tuy nhiên, Bạn hẳn sẽ rất ngạc nhiên nếu biết rằng chẳng có một dấu hiệu cho thấy sự hiện diện của vật liệu kết nối giữa các viên gạch. Thế mà trải qua hàng nghìn năm, công trình cổ Mỹ Sơn này vẫn đứng sừng sững giữa núi rừng Việt Nam cho đến ngày nay!
Toàn bộ ngôi đền đều được xây dựng bằng gạch - Ảnh: Internet
Chịu ảnh hưởng mạnh mẽ lối kiến trúc và văn hóa Ấn độ, Mỹ Sơn thu hút du khách đến bởi sự hài hòa trong bố cục các cụm tháp và những họa tiết điêu khắc độc đáo như một bảo tàng chạm khắc người Chăm tại Việt nam.
Kiến trúc độc đáo của thánh địa Mỹ Sơn - Ảnh: Thanhnguyentran
Thời gian và sóng gió bao năm đã tàn phá nặng nề lên Việt Nam cùng nhiều di tích cổ, ấy vậy mà đền cổ Mỹ Sơn vẫn giữ vẹn được cấu trúc tuyệt mỹ cùng những đường nét chạm khắc tinh xảo. Nếu có dịp, hãy ghé bảo tàng chạm khắc người Chăm trên chính quê hương Việt Nam chúng ta nhé!
Thánh địa Mỹ Sơn, dấu tích của thời gian - Ảnh: Minh Son
Kiến trúc Chăm cổ cũng được tìm thấy ở vùng đất Ninh Thuận với quần thể di tích tháp Chàm Poklongialai - Ảnh: Thien Thach
Xem thêm: Các khách sạn giá ưu đãi tại Quảng Nam
Nếu một ngày nào đó Bạn cảm thấy ngột ngạt và căng thẳng với cuộc sống hiện đại nơi thành thị, Bạn muốn tìm một chốn làng quê thanh bình ở Việt Nam, để trở về thời bé thơ tựa mình nghỉ ngơi bên những chùm kí ức, hãy tìm về làng cổ Đường Lâm.
Con đường làng cổ Đường Lâm mộc mạc, cổ xưa - Ảnh: Chenhvenh
Nằm ở bờ Nam của dòng sông Hồng, thuộc thị xã Sơn Tây, Hà Nội, Đường Lâm gồm 9 ngôi làng cổ còn giữ được những nét sống động, cổ kính đặc trưng của làng quê Việt Nam như: cổng làng, cây đa, giếng nước, những điếm canh cho dân làng nghỉ ngơi hay những sân đình mái ngói đỏ theo lối kiến trúc của Việt Nam cổ xưa.
Cổng vào làng cổ Đường lâm - Ảnh: Flexi
Cổng làng, cây đa, bến nước là những hình ảnh quen thuộc của Việt Nam xưa - Ảnh: AnhPT
Một điếm canh lúa giữa đồng trong làng cổ Đường lâm - Ảnh: Internet
Đến với Đường Lâm, bạn sẽ có dịp rảo bước trên những con đường làng quanh co giữa những hàng tường cổ của Việt Nam xưa tưởng chừng không bao giờ dứt. Bất chợt ghé vào một ngôi nhà cổ, bạn sẽ không khỏi ngạc nhiên bởi ở đây vẫn giữ được những nét giản dị với lối kiến trúc đá tổ ong truyền thống của người Việt Nam hơn trăm năm qua. Tiếng lá rơi xào xạc, tiếng vang vọng của bước chân cùng những làn gió mang đậm hơi thở làng quê Việt Nam sẽ khiến tâm hồn Bạn như lắng đọng, nhẹ nhõm hơn rất nhiều.
Không gian thân thuộc trong từng ngôi nhà của làng cổ Đường Lâm - Ảnh: Internet
Kiến trúc cổ xưa của những ngôi nhà ở làng cổ Đường Lâm - Ảnh: Langdonghoa
Một gian nhà cổ trong làng cổ Đường Lâm - Ảnh: Internet
Người dân quanh làng cổ Đường Lâm rất giản dị và hiếu khách. Dừng chân ở bất kì quán nước hay ngôi nhà nào, Bạn đều được thưởng thức những câu chuyện, những giai thoại thú vị về các nhân vật anh hùng của Việt Nam như Phùng Hưng, Ngô Quyền, Thám Hoa Giang, Văn Minh... Nếu may mắn, bạn còn có cơ hội tham dự các lễ hội cổ truyền và hòa mình vào các hoạt động, các sinh hoạt nghệ thuật dân gian, đậm chất văn hóa, đại diện cho làng quê vùng đồng bằng Bắc bộ Việt Nam.
Người dân quanh làng cổ Đường Lâm rất giản dị và hiếu khách - Ảnh: Yuki
Hãy thử một lần xa rời không khí xô bô của thành thị, đến với làng cổ Đường Lâm thưởng thức một ấm trà Cam Lâm thanh ngọt và hít thở bầu không khí trong lành dân dã đậm chất làng quê. Có lẽ, Bạn sẽ yêu mất vùng đất vượt thời gian ở Việt Nam này đấy!
Côn Sơn – Kiếp Bạc thuộc địa bàn huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương là một vùng đất lịch sử âm vang với nhiều chiến công hiển hách của dân tộc Việt Nam ta. Nơi đây gắn liền với sự nghiệp của các vị anh hùng dân tộc Nguyễn Trãi, Trần Hưng Đạo.
Khu di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc với âm vang lịch sử Việt Nam - Ảnh: Vanhoa
Đến với Côn Sơn, ta như tìm về nguồn cội với những di tích lịch sử và điển tích hào hùng của Việt Nam qua những danh thắng tuyệt đẹp như chùa Hun, động Thanh Hư, Thạch Bàn, Giếng Ngọc. Côn Sơn còn là mảnh đất có bề dày văn hóa hiếm có ở Việt Nam. Sự đặc sắc của văn hóa thể hiện rõ qua từng công trình cổ kính, đường nét chạm khắc, bia đá cầu kỳ công phu, những tượng thờ oai vệ có mặt ở khắp nơi trong khu di tích lịch sử Việt Nam này.
Chùa Côn Sơn phong cảnh hữu tình - Ảnh: Internet
Cổng chùa Côn Sơn với lối kiến trúc cổ xưa - Ảnh: Cityinsight
Cổng đền Kiếp Bạc - Ảnh: Blogspot
Trải qua hàng trăm năm với nhiều đổi thay trong lịch sử Việt Nam, vậy mà khu di tích vẫn sừng sững vẹn nguyên nét cổ kính ngày nào. Cũng chính nhờ điều ấy, Côn Sơn đã làm say lòng biết bao du khách ở Việt Nam đến đây để một lần được chiêm ngưỡng vùng đất trăm năm như một, uy phong giữa rừng thông già này. Bạn đã được đi Côn Sơn Kiếp Bạc chưa? Nếu chưa, hãy sắp xếp thời gian đến tham quan khu di tích này bạn nhé!
Côn Sơn - Kiếp Bạc có cảnh quan thiên nhiên đặc sắc, hấp dẫn - Ảnh: Internet
Xem thêm: Các tour du lịch Hải Dương
Mời bạn xem tiếp phần 2: Những vùng đất vượt thời gian ở Việt Nam (Kỳ II)
Tiểu Phụng - mytourblogs.com
Nội dung bài viết thuộc bản quyền của mytourblogs.com (Không bao gồm hình ảnh). Mọi sao chép cần ghi rõ nguồn, tên tác giả, nhiếp ảnh gia cùng với liên kết về nội dung tương ứng tại mytourblogs.com..
Quảng Nam là một tỉnh thuộc vùng miền Trung của Việt Nam, nằm ở phía Nam của Đà Nẵng và phía Bắc của Quảng Ngãi.
Quảng Nam có nhiều địa danh nổi tiếng như Hội An - một trong những thành phố cổ nhất và đẹp nhất Việt Nam, Mỹ Sơn - di sản thế giới của UNESCO, Tam Thanh Mural Village - một ngôi làng được trang trí bởi các tác phẩm nghệ thuật đường phố, và nhiều bãi biển đẹp như Cửa Đại, An Bang, Tam Thanh.
Quảng Nam được gọi là vùng đất vượt thời gian bởi vì nơi đây có nhiều di sản văn hóa, kiến trúc và lịch sử được bảo tồn và phát triển rất tốt. Hội An là một trong những thành phố cổ nhất và đẹp nhất Việt Nam, với kiến trúc pha trộn giữa phương Đông và phương Tây. Mỹ Sơn là một khu di tích Chăm cổ, với các đền tháp được xây dựng từ thế kỷ 4 đến thế kỷ 14. Ngoài ra, Quảng Nam còn có nhiều ngôi làng truyền thống và các trang trại trồng rau, cà phê, tiêu, hồ tiêu, mang đậu... giúp du khách có thể trải nghiệm cuộc sống của người dân địa phương.
Thời điểm tốt nhất để đi du lịch Quảng Nam là từ tháng 2 đến tháng 5 hoặc từ tháng 9 đến tháng 12, khi thời tiết khô ráo và mát mẻ. Trong tháng 6 đến tháng 8, thời tiết nóng và ẩm ướt, trong khi tháng 1 là mùa đông lạnh và có thể có mưa. Tuy nhiên, nếu bạn muốn tham gia lễ hội đặc biệt như lễ hội đua thuyền truyền thống ở Hội An vào tháng 5, bạn nên đi vào thời điểm đó.
Quảng Nam có nhiều lựa chọn về chỗ ở, từ các khách sạn sang trọng đến các homestay truyền thống. Nếu bạn muốn trải nghiệm cuộc sống của người dân địa phương, bạn có thể chọn homestay ở các ngôi làng truyền thống như Cam Thanh, Tra Que, Thanh Ha. Nếu bạn muốn ở gần bãi biển, bạn có thể chọn các resort ở Cửa Đại, An Bang. Nếu bạn muốn ở gần trung tâm thành phố cổ Hội An, bạn có thể chọn các khách sạn ở khu vực này.
0 Thích