Mytour blogimg_logo
Tags:
Lào Caiđịa danh Việt Namđỉnh Fanxipandu lịch trải nghiệmPu Ta LengPhu Si Lung
06/04/202311.1620

Khám phá 10 đỉnh núi cao nhất Việt Nam - Kỳ 1 năm 2024

Địa hình đất nước Việt Nam vốn hiểm trở và đa dạng các loài sinh thực vật, nổi bật là những ngọn núi cao vút ẩn hiện trong mây. Cũng từ đó, việc chinh phục những đỉnh núi ngay tại quê hương Việt Nam đã trở thành niềm đam mê lớn của nhiều người. Hãy cùng khám phá 10 đỉnh núi cao nhất Việt Nam – mục tiêu hướng tới của những người mê bộ môn leo núi (trekking).

 

FANSIPAN – ĐỘ CAO 3143M

 

Thông thường, những người mới leo núi sẽ chọn đường leo Trạm Tôn. Đây là cung đường dễ nhất bởi được hỗ trợ khác nhiều bằng những đoạn bậc thang. Buổi sáng, bạn sẽ leo từ độ cao 1900m, nghỉ đêm tại độ cao 2300m hoặc 2800m, chinh phục đỉnh cao và trở về ngày ngày hôm sau. Cung đường này rất thông dụng và là một trong những hoạt động du lịch khá hấp dẫn khi đến với Sapa.

 

Fansipan

Fansipan những ngày tuyết phủ - Ảnh: Kai LE

 

Fansipan

Trên đỉnh nóc nhà Đông Dương - Ảnh: Dang Huynh

 

Fansipan

Đường chinh phục đỉnh cao - Ảnh: Kai LE

 

Xem thêm: Các khách sạn giá ưu đãi tại Lào Cai

 

Hầu hết mọi người đi du lịch bụi hay đi phượt đều đã leo đỉnh núi này bởi đường đi không quá khó, được hỗ trợ nhiều bởi các công ty dịch vụ lữ hành và những lán nghỉ khá đầy đủ so với những đỉnh núi khác. Thêm vào đó, khách du lịch có thể kết hợp leo núi và khám phá Sa Pa xinh đẹp với thời tiết quanh năm mát mẻ và lạnh lẽo về đêm và sáng sớm.

 

Ngoài Trạm Tôn, dân leo núi bán chuyên có thể chọn đường leo Cát Cát, Xín Chải hoặc leo ngược từ bên Than Uyên – Lai Châu sang (tuy nhiên đường này ít người đi, thời gian dài và tương đối khó)

 

PU TA LENG – ĐỘ CAO 3069M

 

Tính đến thời điểm này, Pu Ta Leng là cung đường khó nhất trong số 10 đỉnh cao nhất Việt Nam đã được chinh phục thành công. Với quãng đường đi 26km, dân leo núi phải mất ít nhất 3 đêm ở trong rừng, với những điều kiện thiếu thốn cả về người dẫn đường (porter) lẫn lương thực.

 

Pu Ta Leng

Bản Pho, điểm xuất phát hành trình Pu Ta Leng - Ảnh: Heo Bờ Rồ

 

Điểm xuất phát nằm ở bản Pho, xã Hồ Thầu, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu hoặc bản Tả Lèng (đường đi này dễ hơn). Hai bản này đều rất nghèo bởi sống ở một vùng đất đai cằn cỗi, điều kiện khắc nghiệt và dân cư thưa thớt. Đường trek Pu Ta Leng lại vô cùng khó khăn bởi những vách núi dựng đứng, đá lởm chởm, có những rừng trúc gây khó khăn không ít cho người đi, những lần nhảy ghềnh, vượt suối, bò qua những bụi cây rậm rạp hay mảng địa chất tự nhiên chắn lối đi là chuyện thường xuyên.

 

Pu Ta Leng

Gian nan đường trek - Ảnh: Kai LE

 

Pu Ta Leng

Từ Pu Ta Leng có thể trông thấy dãy Bạch Mộc Lương Tử - Ảnh: Heo Bờ Rồ

 

Thậm chí, không phải cứ đến với Pu Ta Leng là bạn có thể chinh phục thành công đỉnh núi này mà còn tùy vào điều kiện thời tiết có thuận lợi hay không bởi những cơn mưa rừng, suối lũ, những năm tuyết phủ trắng núi làm đổ cây cối cũng sẽ khiến ngay cả porter mất phương hướng làm hành trình của bạn thất bại.

 

Pu Ta Leng

Những đoạn đường chông gai - Ảnh: Nguyễn Hoàng Sơn

 

Nhưng cũng chính khó khăn khiến cho Pu Ta Leng là một trong những đỉnh núi hấp dẫn dân xê dịch ưa mạo hiểm. Bù lại, bạn sẽ được ngắm những biển mây ngút tầm mắt, những đồi thảo quả xanh mướt của bà con, ngắm hoàng hôn, bình minh mây phủ trong sương, ngắm rừng phong đỏ lá mùa đông hay đỗ quyên hồng, tím bung nở ngay giữa tháng 6.

 

Pu Ta Leng

Biển mây Pu Ta Leng - Ảnh: Heo Bờ Rồ

 

Pu Ta Leng

Chóp inox mới được đặt trên đỉnh Pu Ta Leng - Ảnh: Trần Quang Hải

 

Pu Ta Leng

Hoàng hôn trên đỉnh Pu Ta Leng - Ảnh: Heo Bờ Rồ

 

Bỏ thời gian và công sức thật nhiều mới thấy những thành quả thật giá trị tới mức nào. Hiện nay, đỉnh Pu Ta Leng đã được đặt một mốc bằng inox do một nhóm bạn cất công mang lên tới đỉnh. Trong tương lai, có thể nơi hoang sơ này sẽ trở thành một điểm du lịch nổi tiếng như đỉnh Fansipan hiện nay.

 

PHU SI LUNG – ĐỘ CAO 3072M

 

Đường trek của Phu Si Lung dài tới khó tin: 48km có thể làm nản lòng bất cứ ai dù là đã chinh phục thành công cả đỉnh núi cao nhất ở Việt Nam. Nằm ở độ cao 3072m, thuộc Tây Bắc tỉnh Lai Châu, giữa sông Đà và thượng nguồn sông Nậm Na, đây là khu vực biên giới khá nhạy cảm. Chính vì vậy, để tiếp cận mốc 42 và chinh phục thành công Phu Si Lung, bạn cần có giấy giới thiệu từ cơ quan, đơn vị mình, sau đó làm thủ tục để xin giấy phép từ đồn biên phòng tỉnh Lai Châu. Nếu được sự cho phép của lãnh đạo đồn, bạn mới có thể nhận được sự giúp đỡ của đồn biên phòng xã Pa Vệ Sử, huyện Mường Tè để bắt đầu trek đỉnh Phu Si Lung.

 

 Phu Si Lung

Vượt qua cả ruộng bậc thang - Ảnh: Kai LE

 

Cảnh quan ở Phu Si Lung cũng là những rừng cây, biển mây và thảm thực vật đa dạng phong phú của vùng núi phía Bắc, nhưng thêm vào đó, bạn còn có cơ hội đến với cột mốc 42 huyền thoại nằm ở đường biên giới Việt – Trung, đánh dấu chủ quyền lãnh thổ của quốc gia.

 

 Phu Si Lung

Mốc 42 và đỉnh Phu Si Lung huyền thoại - Ảnh: Quỷ Cốc Tử

 

Xem thêm: Các khách sạn giá ưu đãi tại Lai Châu

 

 Phu Si Lung

Rừng trúc đầy thơ mộng nhưng không kém gian nan - Ảnh: Kai LE

 

 Phu Si Lung

Đi về phía chân trời - Ảnh: Kai LE

 

 Phu Si Lung

Giương cao lá cờ Tổ quốc trên con đường chinh phục thử thách - Ảnh: Kai LE

 

Xem thêm: Các tour du lịch Tây Bắc

 

Leo Phu Si Lung, bạn phải chuẩn bị một sức bền tối đa, khả năng chịu đựng điều kiện khó khăn dài hơi. Thời gian cho chuyến đi này tối thiểu cũng là 5 ngày. Những đoạn đường vào Pa Vệ Sử cũng đã đủ khó khăn mở màn cho hành trình gian lao trước mắt. So với Phu Ta Leng, Phu Si Lung tuy không nhiều trở ngại bằng nhưng với đường trek dài nhất hiện nay cho một đỉnh núi ở Việt Nam, Phu Si Lung xứng đáng là điểm khám phá hấp dẫn đối với nhiều phượt thủ.

 

Mời bạn xem tiếp: Khám phá 10 đỉnh núi cao nhất Việt Nam - Kỳ 2

 

Hoa Cát – Mytour.vn

 

Nội dung bài viết thuộc bản quyền của Mytour (Không bao gồm hình ảnh). Mọi sao chép cần ghi rõ nguồn, tên tác giả, nhiếp ảnh gia cùng với liên kết về nội dung tương ứng tại Mytour..

0 Thích

Đánh giá : 4.0 /228