Như thường lệ cứ vào mỗi tối thứ 7 hằng tuần người dân trong vùng nhóm lại họp chợ. Người ta ít mua bán, trao đổi vật phẩm, chủ yếu đi chợ là để thổi khèn, uống rượu và các đôi trai gái tìm đến nhau.
Khi người Pháp bắt đầu hình thành tuyến du lịch từ Hà Nội lên Sa Pa vào ăm 1903 thì người dân nơi đây chủ yếu phục vụ cho người Pháp và một số ít ngưới Việt làm công chức cho Pháp. Lúc ấy Sa Pa bây giờ vắng vẻ, dân cư thưa thớt. Những người Pháp lên Sa Pa lúc bấy giờ đã vô cùng kinh ngạc và thích thú khi chứng kiến mỗi tuần một tối thứ 7, người dân trong vùng nhóm lại họp chợ, người ta ít mua bán, trao đổi vật phẩm, chủ yếu đi chợ là để thổi khèn, uống rượu và các đôi trai gái tìm đến nhau nháy mắt đưa tình, tình tự bên nhau.
Theo một hướng dẫn viên du lịch gốc nơi đây thì bây giờ chợ tình Sapa bây giờ đã biến đổi nhiều nhưng vẫn giữ được tinh thần mang tính cội rễ. Cứ vào thứ 7 hàng tuần, từ lúc 5 giờ chiều, thị trấn sơn cước đã rất đông người. Người Mông, người Dao từ các bản lân cận tìm đến để đi chơi chợ tình. Càng về chiều, nhiệt độ càng xuống thấp, sương mù giăng kín thị trấn. Nhìn xa xa, những hàng cây xa mộc cổ thụ lớn hơn trăm năm tuổi im lìm và nhạt nhòa, gợi cảm giác hồng hoang. Suối sương mù trôi giữa hai bên đường phố, tạo thành một con sông sương, ở đó trôi nổi những sắc đỏ nhập nhòe như lửa cháy trong nước từ những tấm khăn đội đầu phụ nữ dao và gam màu tràm đục từ những gấu váy con gái Mông rập rờn như bướm lượn theo từng nhịp chân đi. Seo May cho biết, cha mẹ cô cũng tìm được nhau ở chợ tình hơn ba mươi năm trước.Trong bản Tả Van của cô, cũng nhiều người tìm được vợ được chồng khi đi chợ tình Sa Pa. Bản Tả Van chủ yếu là người Giáy, phong tục tập quán nhiều điểm khác người Mông, nhưng họ cũng thích chợ tình như người Mông vậy, vì ở đó họ có thể tìm được tình yêu.
Ở cái thị trấn độ cao hơn 2000m so với mặt biển này, đêm cuối tuần nào cũng thấm đẫm tình yêu bởi do có phiên chợ tình nhóm họp. Đi chợ, người ta ghé vào những hàng bán đồ nướng bầy la liệt, uống rượu ngô cháy họng, nghe tiếng khèn gỗ của các chàng trai, tiếng khèn môi của các cô gái, nhưng chủ yếu là để đánh mắt tìm bạn tình. Khi đã “bắt sóng”, từng đôi từng đôi đưa nhau tách khỏi đám đông, họ thì thầm to nhỏ những lời làm quen trong một khung cảnh thật vô cùng lãng mạn: bóng đêm và sương giăng giá rét.
Ca múa tại lễ hội - Ảnh: sưu tầm
Tấp nập người xem trước giờ bắt đầu - Ảnh: sưu tầm
Xem thêm : các khách sạn giá rẻ tại Lào Cai
Trò chuyện cùng nhau, chia sẻ kinh nghiệm - Ảnh: sưu tầm
Bắt đầu nhảy múa, hát ca - Ảnh: sưu tầm
Xem thêm: Khách sạn giá tốt tại SaPa
Lan cũng là một hướng dẫn viên du lịch. Quê cô ở Thái Bình, vào Huế học Đại học Sư phạm môn tiếng anh. Tốt nghiệp, cô theo người quen lên Sa Pa chơi rồi tình cờ quen với một chàng trai cũng dưới xuôi lên đây làm ăn. Họ gặp nhau ở chợ tình, hai con người lưu lạc xa hương tìm thấy tình yêu của mình, tìm thấy nửa đời của mình, thế rồi lên vợ lên chồng. Lan biết ơn cái chợ tình này, nên cô rất bực mình khi không ít người nghĩ xấu về nó, nói rằng đây là chợ mua bán tình yêu như kiểu mua bán dâm. “không ai bán, không ai mua cả. Đúng là nam nữ tìm tình giữa chợ thật, nhưng đây là cái chợ đầy ắp tình người, tự nguyện chứ không ra giá bán mua”, Lan nói. Nghe chuyện, Seo May chỉ cười. Cô đang đợi một phiên chợ tình nào đó gặp được người trai bản ưng cái bụng, họ gửi niềm tin cho nhau, rồi chàng trai đưa cô về Tả Van, ở lại nhà cô ba ngày để cha mẹ, ông bà xem chàng có phải là người tốt, người chăm làm, người khỏe mạnh không. Phong tục ở đây là thế. Seo May đợi và rất tin mùa xuân này cô sẽ gặp người trong mộng ở ngay chợ tình Sa Pa quê hương cô.
Nguồn: Tổng hợp
0 Thích