Địa hình đất nước Việt Nam vốn hiểm trở và đa dạng các loài sinh thực vật, nổi bật là những ngọn núi cao vút ẩn hiện trong mây. Cũng từ đó, việc chinh phục những đỉnh núi ngay tại quê hương Việt Nam đã trở thành niềm đam mê lớn của nhiều người. Hãy cùng khám phá 10 đỉnh núi cao nhất Việt Nam – mục tiêu hướng tới của những người mê bộ môn leo núi (trekking).
Xem thêm: Khám phá 10 đỉnh núi cao nhất Việt Nam - Kỳ 1
Khu vực núi non hiểm trở vùng Tây Bắc có rất nhiều đỉnh núi cao, việc chinh phục được ngọn Pu Ta Leng là tiền đề để khám phá những ngọn núi cao còn lại, Bạch Mộc Lương Tử là một ví dụ. Bạch Mộc Lương Tử là đỉnh núi có độ cao 3.045m, đứng thứ 3 trong 4 đỉnh có độ cao trên 3.000m tại Việt Nam. Đỉnh núi thuộc địa phận bản Dền Sung, xã Sin Suối Hồ, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu.
Trên đỉnh Bạch Mộc Lương Tử - Ảnh: Nguyen Duy Tuong
Xa xa là Ngũ Chỉ Sơn - Ảnh: Nguyen Duy Tuong
Được chính thức “khai phá” vào năm 2012, cho đến nay dãy núi có cái tên khá mỹ miều này đã được biết tới khá nhiều nhưng vẫn chỉ chứng kiến những đoàn leo núi thành công với số lượng rất ít bởi cũng giống như đỉnh Pu Ta Leng hay Pu Si Lung, không phải cứ trek là tới đỉnh, mà còn phụ thuộc vào thời tiết, sức khỏe và lương thực mang theo.
Suối trên đường leo Bạch Mộc Lương Tử - Ảnh: Nguyen Duy Tuong
Bồng bềnh biển mây - Ảnh: Nguyen Duy Tuong
Hoàng hôn trên đỉnh - Ảnh: Nguyen Duy Tuong
Nhìn từ núi Muối - Ảnh: Kai LE
Xem thêm: Các khách sạn giá ưu đãi tại Lai Châu
Hầu hết những đoàn chinh phục đỉnh Bạch Mộc Lương Tử đều có những trải nghiệm khó quên tại núi Muối – đỉnh núi hấp dẫn có thể ngắm biển mây đẹp nhất trên đường đi. Đỉnh cao nhất của Bạch Mộc Lương Tử còn có thể trông thấy được từ Pu Ta Leng. Đặc biệt, ngoài đường leo từ bản Dền Sung, những ai muốn khám phá tiếp có thể xuống theo đường Trung Lèng Hồ (Lào Cai) hứa hẹn những trải nghiệm rất khác.
Pú Luông là khối núi chính trong 3 khối núi thuộc dãy Hoàng Liên Sơn. Vùng núi Pú Luông nằm trên đường phân thuỷ chính của dãy núi Hoàng Liên Sơn, cách Nghĩa Lộ 20 km về phía tây, đỉnh cao 2.938m. Cấu tạo bởi đá phun trào axit, kiềm (riolit, trachit). Rừng phân thành các đai cao chí tuyến, á chí tuyến và ôn đới. Tuy nhiên, đỉnh cao nhất nằm ở địa phận tỉnh Lai Châu này hiện chưa có ai chinh phục được.
Đỉnh Pú Luông vẫn còn là một ẩn số - Ảnh: wikimapia
Thuộc dãy Phu Song Sung, bản Xà Hồ, Trạm Tấu, Yên Bái, Tà Chì Nhù là một trong những cái tên thu hút dân phượt hiện nay vì đường đi không quá khó, địa hình chủ yếu là đồi thoải và thời gian trek cũng chỉ mất 2 ngày 1 đêm. Nhưng cũng chính nhờ địa hình đó, Tà Chì Nhù lại sở hữu biển mây không hề thua kém bất kì đỉnh núi hiểm trở nào, thậm chí có phần hơn bởi vị trí đứng ngắm cảnh quan không bị khuất.
Đại dương mây trên đỉnh Tà Chì Nhù - Ảnh: Kai LE
Chỉ thấy mây mù bao phủ phía trước - Ảnh: Kai LE
Làn sương mỏng manh thơ mộng - Ảnh: Kai LE
Đường vào bản Xà Hồi – điểm xuất phát phải vượt qua những con đường đèo dốc, qua đập tràn và tầm 6km đường offroad cuối cùng, sau đó gửi xe ở trại khai thác chì và bắt đầu hành trình. Băng suối vượt rừng và đi trên những sống núi giữa biển mây đại ngàn, bạn mới hiểu được cảm giác phiêu cùng thiên nhiên thật khó tả. Nổi tiếng nhờ đại dương mênh mông trên không, Tà Chì Nhù ngày càng được biết đến và là một đỉnh núi hấp dẫn cần phải chinh phục trong sổ tay của bất kì phượt thủ nào.
Đỉnh Lùng Cúng thuộc thôn Lùng Cúng, Phìn Ngài (xã Nậm Có, huyện Mù Cang Chải, Yên Bái). Đỉnh cao này gây thử thách ngay từ đường vào thôn vì đây là một xã vùng sâu vùng xa nghèo khó của vùng núi Tây Bắc. Vào thôn Lùng Cúng cũng không khác gì việc đi trek núi cao, và chính vì vậy, hiện chưa có thông tin gì về việc đã có người chinh phục thành công đỉnh núi này. Đứng từ thôn Lùng Cúng, đỉnh Lùng Cúng vẫn sừng sững hiên ngang như thách thức những kẻ ưa khám phá.
Thôn Lùng Cúng nằm giữa núi non trùng điệp - Ảnh: Rebel
Xem thêm: Các khách sạn giá ưu đãi tại Yên Bái
Hai đỉnh cao thứ 8 và thứ 9 là Xi Giơ Pao – độ cao 2876m và đỉnh Sa Phình – độ cao 2871m đều chưa có thông tin và chưa có ai từng đặt chân lên đỉnh.
Đứng cuối cùng trong top 10 đỉnh cao nhất Việt Nam nhưng Tà Xùa lại thử thách người leo bằng hình tượng sống lưng khủng long huyền thoại của các dãy núi, bằng việc chinh phục không chỉ 1 đỉnh núi mà đến một dãy núi mới được coi là trọn vẹn khi đến với Tà Xùa.
Sống lưng khủng long Tà Xùa - Ảnh: Kai LE
Mây trắng muốt đẹp đến nao lòng - Ảnh: seiya0412
Hoàng hôn trong tiên cảnh - Ảnh: seiya0412
Xem thêm: Các khách sạn giá ưu đãi tại Sơn La
Tà Xùa là tên một ngọn núi, cũng là tên một xã của người dân tộc Mông, nằm cách thị trấn huyện Bắc Yên (Sơn La) 15km. Mọc lên sừng sững tạo ranh giới tự nhiên giữa hai tỉnh Yên Bái và Sơn La. Vùng đất Tà Xùa khá đa dạng về các loại cây cỏ hoa lá. Rừng đỗ quyên đa sắc màu có thể làm nao lòng những ai đến với Tà Xùa vào tháng 3 và chiều lòng người bằng những biển mây bồng bềnh trắng muốt tháng 9, tháng 10.
Khóm hoa đỗ quyên trên đỉnh Tà Xùa - Ảnh: Kai LE
Hoa dại nở tràn thung lũng - Ảnh: Kai LE
Ít ai biết rằng, Tà Xùa là địa danh nổi tiếng mà trong tác phẩm “Vợ chồng A Phủ”, cố nhà văn Tô Hoài miêu tả chàng A Phủ nửa đêm dắt nàng Mị băng rừng chạy trốn khỏi nhà Thống lý Pá Tra. Đây cũng là nơi tạo nguồn cảm hứng sáng tác cho “Bài ca trên núi” trong bộ phim cùng tên của nền điện ảnh cách mạng Việt Nam, làm thổn thức hàng triệu trái tim người Việt:
“Bầu trời có sao chiều sao sớm
Đầu núi kia có hai người
Dù đi cùng trời, dù đi cuối đất
Trời chỉ có sao sớm sao chiều
Núi chỉ có hai người, hai người yêu nhau”.
Con đường vào bản - Ảnh: Kai LE
Vẫy vùng với thiên nhiên - Ảnh: seiya0412
Xem thêm: Các tour du lịch Tây Bắc
Được thiên nhiên ban tặng cho rừng vàng biển bạc và thảm thực vật tự nhiên phong phú, địa hình rừng núi ở Việt Nam chính là thách thức lớn cho những người đam mê khám phá, chinh phục đỉnh cao để được trải nghiệm giữa đất trời bao la hùng vĩ, được vẫy vùng với non cao biển cả, ngắm những buổi sáng bình minh hay chiều tà mặt trời lặn sau núi và có một niềm tự hào khó tả với quê hương Việt Nam.
Hoa Cát – mytourblogs.com
Nội dung bài viết thuộc bản quyền của mytourblogs.com (Không bao gồm hình ảnh). Mọi sao chép cần ghi rõ nguồn, tên tác giả, nhiếp ảnh gia cùng với liên kết về nội dung tương ứng tại mytourblogs.com..
Đỉnh núi cao nhất ở Lai Châu là Fansipan, với độ cao 3.143m.
Bạn có thể đến Fansipan bằng đường đi cáp treo từ Sapa hoặc đi bộ qua các đường mòn leo núi.
Bạn có thể tham gia leo núi, đi bộ, ngắm cảnh, chụp ảnh và thưởng thức ẩm thực địa phương.
Có, Lai Châu còn có nhiều địa điểm du lịch khác như Tam Đường, Mường Tè, Nậm Nhùn, Pu Sam Cáp...
Thời điểm tốt nhất để đến Lai Châu là từ tháng 9 đến tháng 11 hoặc từ tháng 3 đến tháng 5, khi thời tiết khô ráo và mát mẻ.
0 Thích