Một ngày Sài Gòn nhiều nắng, đôi chân tôi thong thả buông từng bước hững hờ nghịch với từng vệt bóng trên đường. Cuộc sống xô bồ theo guồng quay tất bật với một đứa có máu phượt, thích khám phá những điều mới lạ giống như một chiếc gông sắc nhọn khiến tâm trí mệt nhoài. Không để trái tim lẫn lý trí bị bệnh, tôi quyết định mang ba lô lên đường tìm cho mình câu trả lời về bí ẩn tháp chàm Pô Sah Inư nổi tiếng bấy lâu mà chưa có dịp chiêm ngưỡng.
Tháp Pô Sah Inư, hay còn gọi là Tháp Chăm Phố Hài, cách trung tâm thành phố Phan Thiết tỉnh Bình Thuận 7 km về hướng Đông Bắc. Pô Sah Inư là một nhóm đền tháp Chăm còn sót lại của vương quốc ChamPa xưa nằm trên đồi Bà Nài, phường Phú Hài, Phan Thiết.
Tháp Pô Sah Inư tọa lạc trên đồi Bà Nài, phường Phú Hài, Phan Thiết - Ảnh: sưu tầm
Di chuyển bằng xe máy hơn 6 tiếng đồng hồ theo quốc lộ 1A từ Sài Gòn đến với khu du lịch tháp Pô Sah Inư, mặt trời đã ngả bóng sang một bên bắt đầu buổi xế chiều. Dưới cái nắng gay gắt, gạch đỏ ngả màu cũ kỹ của khu đền lặng yên như đang chìm vào giấc ngủ sâu cô tịch. Giống như câu chuyện truyền thuyết về tình yêu đẹp mà bất hạnh gắn với sự ra đời của tháp Pô Sah Inư.
Khu đền Pô Sah Inư cũ kĩ chìm vào giấc ngủ sâu cô tịch - Ảnh: Dntrung_66
Xem thêm: Các khách sạn tại Hà Nội
Chuyện kể rằng khi xưa ở đây là nơi sinh sống của nhân dân vương quốc ChamPa. Quốc vương có một nàng công chúa tên là Pô Sah Inư xinh đẹp và hiền thục. Nàng đem lòng yêu say đắm chàng trai Po Sahaniempar, một người theo đạo Hồi và là lãnh chúa vùng Gia Lâm.
Cộng đồng dân tộc Chăm Pa ở tháp chàm Pô Sah Inư - Ảnh: Tiểu Phụng
Quyến rũ điệu múa của dân tộc ChamPa ở tháp chàm Pô Sah Inư - Ảnh: Khoangkhacvietnam
Vượt qua bao nhiêu cản trở, hà khắc của luật lệ tôn giáo. Họ đã đến với nhau trong niềm vui hạnh phúc và sự chúc mừng của thần dân cả hai vùng bằng tình yêu chân chính sâu đậm. Thế nhưng cuộc sống êm đẹp đó diễn ra chưa được bao lâu thì Po Sahaniempar phải trở về quê hương Ấn Độ của mình vì một lý do riêng. Nàng Pô Sah Inư xinh đẹp buồn thương tiễn bước chân chồng đang rời xa không quên mang theo lời nguyện ước sẽ đợi chàng chính nơi tiễn đưa khi chàng quay lại.
Đám cưới truyền thống của dân tộc Chăm Pa xưa - Ảnh: Travelzizi
Xem thêm: Các khách sạn giá ưu đãi tại Bình Thuận
Em trai của công chúa, Thái tử Podam từ lâu luôn căm ghét những người ngoại đạo. Vì thế ngài đã lên kế hoạch chia rẽ đôi uyên ương trong ngày trùng phùng. Po Sahaniempar sau chuyến hành hương quay trở về những mong đoàn tụ cùng người vợ Pô Sah Inư xinh đẹp nhưng lại không thấy nàng ra đón mừng như lời thề trước lúc ly biệt. Thế là chàng buồn bã từ bỏ mảnh đất đầy kỷ niệm của hai người mà xuôi về phương Nam.
Phong tục rước lễ ở tháp Chàm, nơi thờ phụng công chúa Pô Sah Inư - Ảnh: Bookin
Cuối cùng, trái tim chàng bị lay động bởi một người con gái khác, nàng Chargo kiều diễm người dân tộc Raglây. Pô Sah Inư sau khi biết những chuyện em trai của mình làm để chia rẽ hai người đã vội vã đi tìm chồng để thanh minh mong được nối lại tình duyên. Nhưng đã quá muộn, tình yêu của Po Sahaniempar đã không còn thuộc về nàng. Cuối cùng, Pô Sah Inư quay lại quê hương của mình. Nàng sống bình lặng và chỉ dạy cho nhân dân cách trồng lúa nước, dệt vải thổ cẩm, trồng trọt, chăn nuôi và đánh bắt hải sản. Cuộc sống những năm cuối đời của nàng công chúa yêu kiều Pô Sah Inư trôi qua nhẹ nhàng như thế.
Câu chuyện về công chúa Pô Sah Inư - chủ nhân của ngôi đền, vẫn được người dân ChamPa truyền tụng từ đời này sang đời khác ở tháp Chàm - Ảnh: Tuấn Nguyễn
Sau khi mất, để tưởng nhớ đến đức hạnh cũng như tài năng của công chúa Pô Sah Inư, người dân đã xây một ngôi đền để thờ tưởng nhớ đến nàng. Hằng năm cứ vào mùa vụ Kate, người dân lại tổ chức lễ hội ăn mừng múa hát tại khu đền Pô Sah Inư để tưởng nhớ công đức của nàng công chúa xinh đẹp giàu lòng nhân hậu.
Tấp nập lễ hội Kate ở tháp chàm Pô Sah Inư - Ảnh: Nguoicham
em thêm: Các khách sạn giá ưu đãi tại Phan Thiết
Lễ hội Kate nhằm tưởng nhớ công đức của công chúa Pô Sah Inư - Ảnh: Hotdeals
Những điệu múa dân tộc đặc sắc trong lễ hội Kate ở tháp chàm Pô Sah Inư - Ảnh: Internet
Xem thêm: Các khách sạn tại Hồ Chí Minh
1. Đường đi từ thành phố Hồ Chí Minh đến Pô Sah Inư, Phan Thiết, Bình Thuận cho các phượt thủ:
Theo Quốc lộ 1A: khoảng 200 km.
Theo Phà Cát lái – QL51 – QL55 – Tỉnh lộ 709 (Lagi) – Tỉnh lộ 719 – Kê gà – Phan Thiết: khoảng 230 km.
Theo Xa lộ Hà Nội– QL51 – QL55 – Tỉnh lộ 709 (Lagi) – Tỉnh lộ 719 – Kê gà – Phan Thiết: khoảng 245 km.
Theo Xa lộ Hà Nội – QL51- Tỉnh lộ 44A – Lộc An – QL55 – Tỉnh lộ 709 (Lagi) – TL719 – Kê gà – Phan Thiết: khoảng 255 km.
2. Đến với tháp chàm Pô Sah Inư, du khách còn có thể chiêm ngưỡng vẻ đẹp của địa danh Lầu Ông Hoàng nổi tiếng, gắn liền với nhà thơ Hàn Mặc Tử và mối tình với người đẹp Mộng Cầm ngay bên cạnh tháp.
Di tích Lầu Ông Hoàng, ngay cạnh di tích tháp chàm Pô sah inư - Ảnh: Internet
Xem thêm: Các tour du lịch Phan Thiết - Bình Thuận
3. Nếu muốn tham gia lễ hộ Kate lớn nhất của cộng đồng người Chăm ở tháp chàm Pô Sah Inư và ngắm nhìn màu tím trải dài của hàng cây bằng lăng, du khách có thể đến nơi này vào khoảng cuối tháng 9 đầu tháng 10 dương lịch (lễ hội diễn ra vào ngày 1 tháng 7 theo lịch Chăm).
Mời các bạn xem tiếp: Bí ẩn tháp chàm Pô Sah Inư - Phần 2
Gumi - mytourblogs.com
Nội dung bài viết thuộc bản quyền của mytourblogs.com (Không bao gồm hình ảnh). Mọi sao chép cần ghi rõ nguồn, tên tác giả, nhiếp ảnh gia cùng với liên kết về nội dung tương ứng tại mytourblogs.com..
- Tháp chàm Pô Sah Inư là một công trình kiến trúc cổ của người Chăm, được xây dựng vào thế kỷ 8-9 ở Bình Thuận, Miền Trung.
- Tháp chàm Pô Sah Inư được xây dựng nhằm thể hiện sự tôn trọng và tín ngưỡng đối với các vị thần của người Chăm.
- Tháp chàm Pô Sah Inư có 3 tầng, mỗi tầng đều có hình dáng và kiến trúc đặc trưng riêng.
- Diện tích của tháp chàm Pô Sah Inư là khoảng 1.000m2.
- Tháp chàm Pô Sah Inư là biểu tượng của văn hóa và tín ngưỡng của người Chăm, đồng thời cũng là một trong những di sản văn hóa quan trọng của Việt Nam.
0 Thích