Trường Dục Thanh được xây dựng năm 1907, là trường tư thục có nội dung giảng dạy tiến bộ nhất ở Bình Thuận lúc bấy giờ. Mục tiêu của phong trào Duy Tân và của trường là mở mang dân trí, thức dậy ý thức dân tộc, nòi giống.
Dục Thanh (viết tắt của: Giáo Dục Thanh Thiếu Niên) là một ngôi trường ở thành phố Phan Thiết (tỉnh Bình Thuận) mà Nguyễn Tất Thành (sau này là Hồ Chí Minh) đã từng dạy học ở đó.
Nơi chủ tịch Hồ Chí Minh từng dạy học
Xem thêm: Các khách sạn giá rẻ tại Bình Thuận
Trường Dục Thanh là một cơ sở của Công ty Liên Thành – một tổ chức yêu nước nổi tiếng được thành lập hồi đầu thế kỷ 20 gồm ba bộ phận với ba chức năng:
* Liên Thành Thương quán: làm kinh tế gây quỹ hoạt động
* Liên Thành Thư xã: tuyên truyền và truyền bá các sách báo có nội dung yêu nước
* Dục Thanh Học hiệu: mở trường dạy cho con em người yêu nước và lao động nghèo theo nội dung yêu nước và tiến bộ do các nhà chí sĩ Nguyễn Trọng Lội, Nguyễn Quý Anh (là hai con trai nhà thơ Nguyễn Thông), Trương Gia Mô, Hồ Tá Bang, Nguyễn Hiệt Chi, Trần Lệ Chất sáng lập ở Phan Thiết, nhằm hưởng ứng phong trào Duy Tân mà Phan Châu Trinh, Trần Quý Cáp và Huỳnh Thúc Kháng khởi xướng tại Trung Kỳ.
Bảng mô tả tóm tắt về ngôi trường
Công ty Liên Thành hoạt động có hiệu quả, bí mật đóng góp một phần tài chính cho phong trào Đông Du của Phan Bội Châu. Liên Thành thư xã do Nguyễn Hiệt Chi phụ trách mời nhiều diễn giả đến diễn thuyết, trong đó có Phan Châu Trinh, gây được tiếng vang sôi nổi. Đặc biệt Dục Thanh học hiệu đã đào tạo được một lớp trẻ học tập theo sách vở và tinh thần mới.
Xem thêm: Resort Mũi Né
Trường Dục Thanh được xây dựng năm 1907 (cùng năm xây dựng với trường Đông Kinh Nghĩa Thục) nằm ở làng Thành Đức (ngày nay là nhà số 39 phố Trưng Nhị, phường Đức Nghĩa, Phan Thiết).
Ngôi trường gắn với phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX
Xem thêm: Các khách sạn tại Phan Thiết
Năm 1910, Nguyễn Tất Thành được ông nghè Trương Gia Mô giới thiệu, đã đến Phan Thiết dạy học tại ngôi trường này. Lúc ấy, trường có khoảng 60 học sinh và 7 thầy giáo giảng dạy các bộ môn: Hán văn, Pháp văn, thể dục… Một trong những học sinh của trường là Nguyễn Kinh Chi con cụ Nguyễn Hiệt Chi, về sau là Bác sĩ, Thứ trưởng Bộ Y tế Việt Nam dân chủ cộng hòa, đại biểu Quốc hội khóa I – IV, là học trò trực tiếp của thầy Nguyễn Tất Thành. Nguyễn Tất Thành dạy lớp nhì, chủ yếu là dạy Chữ Quốc ngữ và Hán văn.
Hồ hoa súng tím trong khuôn viên trường
Xem thêm: Các khách sạn tại Bình Thuận
Trong thời gian này, ngoài những nội dung được phân công giảng dạy, Nguyễn Tất Thành còn truyền bá lòng yêu quê hương đất nước, nòi giống tổ tiên cho học sinh. Trong những giờ học ngoại khóa hay những lúc rảnh, Nguyễn Tất Thành còn dẫn học sinh của mình du ngoạn cảnh đẹp ở Phan Thiết như bãi biển Thương Chánh, động làng Thiềng, Đình làng Đức Nghĩa.
Ngôi trường được nhân dân Phan Thiết gìn giữ cẩn thận
Xem thêm: Tour du lịch Mũi Né - Phan Thiết giá tốt
Tháng 2 năm 1911, Nguyễn Tất Thành rời trường Dục Thanh và Phan Thiết vào Sài Gòn. Một vài năm sau, ông Nguyễn Trọng Lội qua đời, ông Nguyễn Quý Anh chuyển vào Sài Gòn, không còn ai phụ trách và vì nhiều lý do khách quan khác nên trường đóng cửa vào năm 1912, nhưng Công ty Liên Thành thì vẫn hoạt động mãi đến sau này. Hiện di tích Trường Dục Thanh và Công ty Liên Thành ở thành phố Phan Thiết đã được tỉnh Bình Thuận tôn tạo, bảo quản giữ gìn, là một địa điểm văn hóa du lịch của cả nước.
- Khu Di tích lịch sử trường Dục Thanh là một trong những địa điểm du lịch nổi tiếng của Bình Thuận, Miền Trung. Đây là nơi diễn ra trận Dục Thanh năm 1876 giữa quân đội Pháp và quân đội Việt Nam.
- Khu Di tích lịch sử trường Dục Thanh có nhiều di tích lịch sử như đền thờ các anh hùng Dục Thanh, đài tưởng niệm các anh hùng Dục Thanh, bia đá ghi chép lịch sử, hầm đạn, hầm trú ẩn, v.v. Nơi đây còn có nhiều câu chuyện lịch sử và huyền thoại liên quan đến trận Dục Thanh.
- Trận Dục Thanh diễn ra vào ngày 16/8/1876 giữa quân đội Pháp và quân đội Việt Nam. Quân đội Pháp đã sử dụng súng và pháo để tấn công trại quân của Việt Nam. Tuy nhiên, quân đội Việt Nam đã chiến đấu dũng cảm và đánh bại quân đội Pháp.
- Khu Di tích lịch sử trường Dục Thanh nằm ở xã Phước Thái, huyện Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận. Du khách có thể đi bằng xe máy hoặc ô tô từ trung tâm thành phố Phan Thiết. Thời gian di chuyển khoảng 30 phút.
- Hiện tại, việc vào tham quan Khu Di tích lịch sử trường Dục Thanh là miễn phí. Tuy nhiên, du khách có thể đóng một khoản tiền nhỏ để thuê hướng dẫn viên hoặc mua các sản phẩm lưu niệm tại đây.
5 Thích