Một ngày Sài Gòn nhiều nắng, đôi chân tôi thong thả buông từng bước hững hờ nghịch với từng vệt bóng trên đường. Cuộc sống xô bồ theo guồng quay tất bật với một đứa có máu phượt, thích khám phá những điều mới lạ giống như một chiếc gông sắc nhọn khiến tâm trí mệt nhoài. Không để trái tim lẫn lý trí bị bệnh, tôi quyết định mang ba lô lên đường tìm cho mình câu trả lời về bí ẩn tháp chàm Pô Sah Inư nổi tiếng bấy lâu mà chưa có dịp chiêm ngưỡng.
Xem thêm: Bí ẩn tháp chàm Pô Sah Inư - Phần 1
Tháp chàm Pô Sah Inư mang phong cách của kiến trúc cổ Hòa Lai, một trong những phong cách nghệ thuật cổ của vương quốc Champa. Được xây từ thế kỷ thứ VIII để thờ thần Shiva, đến thế kỷ XV thì được xây thêm một ngôi đền nữa để thờ công chúa Pô Sah Inư mà nhân dân yêu mến như tích chuyện được kể ở phần 1. Tổng thể của khu di tích này là một trong những số ít còn giữ được nguyên trạng như hiện nay.
Tháp chàm Pô Sah Inư mang phong cách của kiến trúc cổ Hòa Lai - Ảnh: Citypassguide
Tháp chàm Pô Sah Inư được xếp hạng là khu di tích Quốc gia - Ảnh: BTA
Những viên gạch tháp chàm Pô Sah Inư được sắp đặt khéo léo vào nhau mà không cần một lớp vôi vữa nào vẫn liên kết với nhau chắc chắn một cách đặc biệt. Tháp chàm Pô Sah Inư có mặt hình vuông, cũng giống như các kiểu kiến trúc tháp khác càng lên cao thì đầu càng nhỏ lại, cửa tháp được thiết kế bằng nhiều hình vòm cong tạc nhiều họa tiết tinh tế, kỹ xảo.
Những viên gạch kết nối với nhau mà không cần một chất kết dính nào - Ảnh: Việt Anh
Tháp Chàm có cấu trúc mặt vuông, càng lên cao đầu càng nhỏ lại - Ảnh: Sayid Budhi
Cửa tháp Pô sah inư được thiết kế bằng nhiều hình vòm cong tạc - Ảnh: T.E.D.P.H.A.M
Khu tháp chàm Pô Sah Inư gồm 1 tháp chính và 2 tháp phụ nằm trả dài trên ngọn đồi vùng biển tạo nên nét hài hòa giữa thiên nhiên. Tôi sững sờ trước những gì mà bàn tay ông cha ta ngày xưa đã tạo nên, một công trình có một không hai vô cùng đặc sắc bởi bàn tay tài hoa điêu luyện.
Quần thể tháp chàm Pô sah inư - Ảnh: HQN
Tháp chính rộng mỗi bề đến 20m, cao 15m với vô số những bức tạc nhiều biểu tượng hoa lá và nhiều hình thù kỳ lạ khác xung quanh mà tôi không sao giải mã được. Cửa chính của tháp Pô Sah Inư dài và xoay về hướng Đông, hướng của thần linh. Trên đầu tháp Pô Sah Inư có 4 cửa sổ nhỏ hình tam giác để đón gió trời của thần linh cư ngụ trong ngôi đền.
Tháp chính rộng mỗi bề đến 20m, cao 15m - Ảnh: Annie
Vẻ bề thế của tháp chính Pô Sah Inư - Ảnh: Citypassguide
Xem thêm: Các khách sạn giá ưu đãi tại Bình Thuận
Trên tháp chính có tạc nhiều họa tiết tinh tế, hấp dẫn - Ảnh: Mihau
Bàn thờ thần Shiva trong tháp chính - Ảnh: Mr. Beebi
Kế đó là tháp thờ Thần lửa, một điều thiêng liêng trong truyền thuyết những nguyên tố hình thành nên sự sống loài người.Tháp quay về hướng Đông chỉ cao hơn 4m với kiến trúc cũng đơn giản hơn nhiều so với tháp chính.
Tháp thờ thần Lửa nằm cạnh tháp chính, chỉ cao khoảng 4m - Ảnh: Dulichvietnam360
Xa xa là tháp thờ bò Nandin, vật cưỡi của thần Shiva có chiều cao hơn 12m và cấu trúc cũng giống như trong tháp chính nhưng lại quay về hướng Bắc và ít hoa văn họa tiết hơn.
Tháp thờ bò Nandin, vật cưỡi của thần Shiva - Ảnh: Citypassguide
Toàn cảnh khu du lịch tháp chàm Pô Sah Inư được trùng tu giống như cuộc sống người dân ChamPa khi xưa với những ruộng lúa, vườn rau, bụi mía,... Dọc lối đi còn nghe cả thanh âm của dòng nước róc rách hòa vào tiếng chim hót lanh lảnh giữa mây trời. Nhắm mắt lại, tôi thấy mình như ngược dòng thời gian trở về hàng ngàn năm trước, thấy cả tình yêu tuyệt đẹp mà nhiều đau thương của nàng công chúa yêu kiều Pô Sah Inư.
Tháp chàm Pô sah inư, hiện thân của nàng công chúa xinh đẹp nước ChamPa - Ảnh: HQN
Xem thêm: Các khách sạn giá ưu đãi tại Phan Thiết
Sau thời gian chìm đắm vào thế giới đền tháp Pô Sah Inư nhiều kỳ bí đến huyễn hoặc, tôi nhận ra trời đã chếch choáng chìm dần vào màn đêm. Đưa bước chân rời khỏi khu tháp Pô Sah Inư, điều tôi nghĩ đến đầu tiên chính là những quán ăn dưới chân tháp ở cả hai bên đường. Đặc sản Phan Thiết đa dạng từ nhiều nguyên liệu khác nhau không thể không thử: bánh căn, bánh xèo, gỏi ốc giác, dông mực nướng, gỏi cá mai, bánh hỏi lòng heo,...
Cuốn Bánh tráng mắm ruốc nướng Phan Thiết đầy hấp dẫn - Ảnh: Photobucket
Hấp dẫn với món bánh căn Phan Thiết - Ảnh: Dulichgiagoc
Một phần Bánh hỏi lòng heo Phan thiết - Ảnh: Goldenlife
Tôi cũng không quên thưởng thức hương vị của mắm cái. Hương vị nồng và mặn của loại mắm này không phải ai cũng có thể nếm được. Mắm cái có khắp ở miền Trung nhưng cội nguồn của nó chính là người Champa. Vì thế, tôi tự thưởng cho mình cái vị khó quên ấy để nhắc nhớ về di tích tháp chàm Pô Sah Inư mà tôi vừa ghé qua.
Món mắm cái ChamPa với hương vị quyến rũ khó quên - Ảnh: Doanhnhansaigon
Xem thêm: Các tour du lịch Phan Thiết - Bình Thuận
Phan Thiết về đêm lấp lánh lùi dần về sau, cảnh vật của khu tháp chàm Pô Sah Inư mờ ảo trong màn đêm không còn nhìn rõ được bằng mắt thường. Nhưng với tôi, dù có nhắm chặt mắt đi chăng nữa, câu chuyện của nàng công chúa Pô Sah Inư và hình ảnh cổ xưa kỳ bí của tháp chàm vẫn hiện nguyên, sống động đến từng chi tiết trong đầu.
Gumi - mytourblogs.com
Nội dung bài viết thuộc bản quyền của mytourblogs.com (Không bao gồm hình ảnh). Mọi sao chép cần ghi rõ nguồn, tên tác giả, nhiếp ảnh gia cùng với liên kết về nội dung tương ứng tại mytourblogs.com..
0 Thích