Mytour blogimg_logo
Tags:
cảnh đẹp Việt Namkhám phá Bình Thuận
06/04/20234.4430

Bãi đá ở Bình Thuận năm 2024

Được Trung tâm Sách kỷ lục Việt Nam (Vieetbook) công nhận là "Bãi đá có hình dạng, màu sắc nhiều nhất Việt Nam", bãi đá Cổ Thạch là niềm kiêu hãnh của người dân Bình Thuận.Giữa trùng dương trùng điệp và vùng cát trắng mênh mông, sự xuất hiện của bãi đá như điểm hồng tâm đã kéo chân ngày càng nhiều du khách tìm đến thưởng lãm.

 

Xem thêm: Khách sạn giá tốt tại Bình Thuận

 

Cách TP.HCM 300km, cách Phan Thiết 90km và cách Phan Rí Cửa gần 25km, từ quốc lộ 1A đến đoạn Long Hương - Tuy Phong, rẽ vào khoảng 10km là đặt chân đến biển Cổ Thạch, vùng đất hoang sơ có ngôi cổ tự chùa Hang tồn tại gần 2 thế kỷ được khách hành hương khắp mọi vùng miền ngày đêm trẩy hội.

 

Bãi đá Cổ Thạch - Ảnh: Ghdzui

 

Do nằm ở vị trí không mấy thuận lợi về giao thông lại ở vùng khí hậu khắc nghiệt nên ngoài khách hành hương, Cổ Thạch chưa được nhiều du khách biết đến. Cũng nhờ vậy mà vùng biển này còn giữ được những nét hoang sơ, không bị người ta tô son trát phấn bằng những công trình resort kiên cố hay những tòa biệt thự bêtông xám xịt.

 

Cổ Thạch vẫn giữ được nét hoang sơ nguyên thủy - Ảnh: Ghdzui

 

Hướng Đông, đứng trên đỉnh chùa Hang, phóng tầm mắt xuống dưới đã thấy bờ bãi Cổ Thạch tồn lưu vẻ đẹp và những điều kỳ lạ vẫn chưa được thế nhân giải mã trọn vẹn. Những bí ẩn của tự nhiên và bàn tay tác tuyệt của tạo hóa đã tô điểm dung nhan cho hàng trăm ngàn viên đá nơi đây muôn vàn sắc màu và hình thù kỳ lạ.

 

Bãi Đá Mũi Né

Những tác phẩm nghệ thuật của thiên nhiên - Ảnh: Ghdzui

 

Xem thêm : các khách sạn giá rẻ tại Bình Thuận

 

Trong ánh xanh biếc ngút ngàn của đại dương bao la và trong gió lộng chốn thiền tịnh, hòa thượng Thích Minh Đức, trụ trị chùa, năm nay đã ngoài 80, trước khi chỉ đường cho khách nhàn du xuống bãi đá đã giải thích: "Cổ Thạch có nghĩa đá xưa. Cái tên này không biết có từ khi nào, có lẽ do những bậc tiền nhân hay đi du ngoạn sơn thủy khai sinh chăng ?"

 

Bãi Đá Mũi Né

Bãi đá quy tụ hàng ngàn những tảng đá với hình thù khác nhau - Ảnh: Ghdzui

 

Ven bờ bãi ở các tỉnh miền Trung như Ninh Thuận, Khánh Hòa, Phú Yên, Bình Định… đều có những bãi đá nguyên sinh nhưng được tiền nhân "phong" là "Cổ Thạch" chỉ có một. Dài 1,5km, lớp dày nhất trên 2m, theo ước tính của các nhà khoa học, trữ lượng của bãi đá Cổ Thạch lên đến 245.000 tấn. 

 

Bãi Đá Mũi Né

Kết cấu hình vuông, tam giác, lục giác cũng có thể được tìm thấy ở đây - Ảnh: Ghdzui

 

Không như những viên sỏi dẹp, tròn, có màu xám, xanh như thường thấy, sỏi Cổ Thạch phong phú cấu hình như vuông, tam giác, lục giác, đa giác, hình thoi. Kỳ lạ hơn, mỗi viên sỏi đều có sắc màu khác nhau như trắng, đen, vàng, nâu, tím, xanh, lam…, lại có viên đỏ như máu, vàng như ánh mặt trời, xanh như màu xanh ngọc bích của nước biển. Không những thế, mỗi viên đều có đường vân, hoa văn do dòng chảy của ngàn năm bào thành.

 

Bãi Đá Mũi Né

Thậm chí cả hình dạng đôi tay cũng có thể được tìm thấy ở đây - Ảnh: Ghdzui

 

Không chỉ hấp dẫn du khách bằng bãi thạch ngọc, bãi đá Cổ Thạch còn mê hoặc những đôi chân ưa khám phá bằng hình ảnh những khối đá to được bà mẹ thiên nhiên kiến tạo với muôn hình vạn trạng. Đặc biệt là những mẩu chuyện ly kỳ có liên quan đến bãi đá.

 

Rong chơi và no mắt với bãi trân châu bảy màu rồi, đã đến lúc khám phá mê trận thạch đồ nhô lên từ lòng biển. Lúc này đây, bao quanh bạn là những khối đá to như trái núi được xếp chồng lên nhau như có bàn tay người sắp đặt. Xen kẽ là những phiến đá được thời gian bào mòn, gọt đẽo có dáng hình như bàn thạch, đài sen, mẹ bồng con và các loài chim thú.

 

Bãi Đá Mũi Né

Sự bào mòn của thời gian như bàn tay đẽo gọt của một người thợ bậc thầy - Ảnh: Ghdzui

 

Tiếp tục dấn bước, sẽ thấy có bãi đá nhấp nhô như thắng tích Hòn Chồng - Nha Trang, có bãi đá trông như đoàn thủy quái khổng lồ đang ngoi lên từ lòng biển… Và có bãi đá vươn cao, nhô về phía biển như những con sóng chuẩn bị vỗ bờ.

 

Hướng Tây Nam của bãi đá có dãy thạch đồ nhấp nhô, đen bóng trông từ xa như thành quách, cung điện của ngàn năm trước. Bao quanh khối thạch cung này là bãi cát vàng hoang sơ có tên Bãi Tiên. Theo truyền truyết, nơi này đã từng có nhiều nàng tiên sa thiên tắm múa, hát ca. Dưới chân thạch cung có một hang động ăn sâu vào núi, thông lên phía sau Lầu Trống của chùa Hang.

 

Bãi Đá Mũi Né

Vươn cao như những cung điện, những loài quái thú - Ảnh: Ghdzui

 

Vì những giá trị sinh thái, văn hóa và lịch sử mà cụm thắng tích (chùa Cổ Thạch, bãi đá Cổ Thạch) đã được Nhà nước xếp hạng Di tích thắng cảnh cấp quốc gia vào năm 1993.

 

Bãi Đá Mũi Né

 Thắng cảnh cấp quốc gia - Ảnh: Sưu tầm 

Xem thêm: Một số tour du lịch Bình Thuận giá tốt

Nguồn bài viết : Du lịch Bình Thuận

Các câu hỏi thường gặp
Bãi đá ở Bình Thuận là gì?

- Bãi đá ở Bình Thuận là một địa điểm du lịch nổi tiếng ở Bình Thuận, Miền Trung, nơi có những khối đá lớn được đặt theo những hình dạng độc đáo và thu hút du khách đến tham quan.

Bãi đá ở Bình Thuận nằm ở đâu?

- Bãi đá ở Bình Thuận nằm ở xã Tiến Thành, huyện Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, cách trung tâm thành phố Phan Thiết khoảng 30km.

Làm thế nào để đến Bãi đá ở Bình Thuận?

- Du khách có thể đi xe máy hoặc ô tô từ trung tâm thành phố Phan Thiết theo đường Nguyễn Thông - Lê Hồng Phong - đường DT719. Hoặc có thể đi xe buýt từ trung tâm thành phố Phan Thiết.

Bãi đá ở Bình Thuận có gì đặc biệt?

- Bãi đá ở Bình Thuận có những khối đá lớn được đặt theo những hình dạng độc đáo như hình con rùa, hình cá sấu, hình đầu rồng,... Nơi đây còn có bãi biển đẹp và không khí trong lành.

Khi nào nên đến Bãi đá ở Bình Thuận?

- Du khách có thể đến Bãi đá ở Bình Thuận vào mùa hè để tận hưởng bãi biển và không khí trong lành. Tuy nhiên, nếu muốn tránh đông đúc, du khách có thể đến vào mùa thu hoặc đông.

0 Thích

Đánh giá : 4.5 /315