Chùa thường được gọi là chùa Hang, nằm trên một đồi núi đá cao 64m cạnh bờ biển Cà Dược, thuộc xã Bình Thạnh, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận. ĐT: 062.856011. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông. Chùa lúc đầu chỉ là một thảo am do Tổ Hải Bình – Bảo Tạng khai sơn vào khoảng giữa thế kỷ XIX. Sách Cổ Thạch Tự (Phú Đức, 1991) cho biết ngài thuộc thế hệ 40 của Thiền phái Lâm Tế chi phái Liễu Quán, có tên là Lê Chi, quê ở Tuy An, Phú Yên, sanh năm 1818. Ngài thọ giới quy y với Hòa thượng Sơn Nhân tức Thiền sư Tánh Thông – Giác Ngộ ở chùa Bát Nhã, Phú Yên.
Xem thêm: Các khách sạn tại Phú Yên
Theo tục truyền, Tổ Bảo Tạng từ núi Linh Sơn, Vĩnh Hảo đến vùng Bình Thạnh chọn một hang đá trên đồi núi để tu hành. Nơi đây, Tổ đã độ cho hương hào Hồ Công Điểm, nhà giàu có nhưng không con, đến quy y và cầu tự. Sau đó, vợ ông Điểm sinh được một trai, một gái. Mang ơn đó, ông bà Điểm cho xây dựng ngôi chùa khang trang, đặt tên là Cổ Thạch. Sau đó, chùa lại nhập với chùa Bình Phước và được trùng tu mở rộng.
Xem thêm: Các khách sạn giá rẻ tại Bình Thuận Xem thêm: Các khách sạn tại Bình Thuận Sau một thời gian hoằng dương đạo pháp tại vùng Tam Phan (Phan Rang, Phan Rí, Phan Thiết), Tổ Bảo Tạng vân du vào phương Nam. Tổ đã đến chùa Kim Quang ở Bàu Trâm, ban pháp danh cho Thiền sư Thông Ân – Hữu Đức. Ngài tiếp tục vân du đến vùng Phước Hải, khai Sơn chùa Bửu Lâm, chùa Ngọc Tuyền trên núi Kỳ Vân. Ngài viên tịch vào ngày 25 – 5 năm Nhâm Thân (1872). Hòa thượng Thiện Minh, đệ tử của ngài ở chùa Linh Sơn, Vĩnh Hảo kế tục trụ trì, đã cùng dân làng trùng tu, mở rộng ngôi chùa quy mô to lớn với diện tích 1.200m2, làm nơi dâng hương, chiêm bái Tam Bảo, đồng thời là nơi nghỉ ngơi, dưỡng bệnh cho bá tánh thập phương. Hòa thượng viên tịch vào ngày 25 – 12 năm Ất Tỵ (1905). Sau một thời gian vắng bóng trụ trì, năm 1939, Hòa thượng Nguyên Hồng – Thiện Phú đến trụ trì. Ngài tự tay hái thuốc chữa bệnh cho dân, dạy học cho đồ chúng, được dân làng mến mộ gọi là Thầy Tám. Hòa thượng viên tịch ngày 19 – 1 năm Mậu Tý (1948). Năm 1956, thầy Minh Đức được cử làm giám tự rồi trụ trì ngôi chùa. Chùa được trùng tu nhiều lần từ năm 1956 đến 1964. Năm 1964, chùa đã cho kiến tạo tượng đài Di Đà Tam Tôn (đức Phật A Di Đà, Bồ tát Quan Thế Âm và Bồ tát Đại Thế Chí) có mái che, mỗi tượng cao 3m, trước sân rộng 400m2. Trên những bậc cấp vào chùa, hai bên có tượng voi chầu hổ phục. Tam quan chùa có đặt thờ tượng Bồ tát Quan Thế Âm ở tầng trên. Sau tam quan, có ba khối đá lớn nguyên sinh mang hình con cá kình (một loài thủy vật giúp đỡ người bị nạn), con cóc (con vật hiền lành, tượng trưng cho sự thanh tịnh) và thuyền Bát nhã. Khoảng trống bên dưới ba tảng đá này đặt chánh điện và nhiều điện thờ chư Phật, Bồ tát. Điện chính thờ tượng Di Đà Tam Tôn, Phật Thích Ca; điện thờ đức Phật Thích Ca; điện thờ Bồ tát Địa Tạng (có tượng Hộ Pháp, Tiêu Diện); điện thờ Bồ tát Chuẩn Đề; điện thờ Tổ sư Đạt Ma và long vị chư tổ… Phía sau chùa, ở sườn núi Đông Bắc có rất nhiều hang động (có hang sâu hun hút mà người dân địa phương cho rằng đó là đường xuống âm phủ), có nhiều tảng đá với những hình thù lạ mắt, tạo cho cảnh quan ngôi cổ tự thêm hấp dẫn. Đặc biệt, bãi Cà Dược dưới chân núi chùa Hang là bãi đá granite màu có chiều dài cánh cung khoảng 2000m, rộng 25m, gồm nhiều loại đá với nhiều màu sắc đẹp mắt. Con đường từ thị trấn Liên Hương, huyện Tuy Phong dài 9 km vào chùa đã được trải nhựa tốt. Ở đây đã hình thành một khu du lịch, tấp nập người, xe, quán trọ và cả những nhà nghỉ dưỡng cao cấp. Chùa Cổ Thạch là một danh lam thắng cảnh nổi tiếng ở miền Trung. Chùa đã được Bộ Văn hóa và Thông tin công nhận là Di tích lịch sử – văn hóa quốc gia. |
Cổ Thạch Tự là một ngôi đền thờ nằm ở Bình Thuận, Miền Trung. Nơi đây được xây dựng từ thế kỷ 9 và là một trong những di tích lịch sử, văn hóa quan trọng của Việt Nam.
Để đến Cổ Thạch Tự từ Bình Thuận, bạn có thể đi bằng xe máy hoặc ô tô. Từ trung tâm thành phố Phan Thiết, bạn đi theo đường QL1A khoảng 30km về hướng Bắc là đến địa điểm này.
Cổ Thạch Tự có những tảng đá khổng lồ được xếp chồng lên nhau tạo thành những hình thù độc đáo. Nơi đây còn là nơi tôn nghiêm của người dân địa phương và du khách đến thăm.
Bạn có thể tham gia các hoạt động như tham quan, tìm hiểu lịch sử và văn hóa, chụp ảnh, và thưởng thức các món ăn địa phương.
Bạn có thể đến Cổ Thạch Tự vào bất kỳ thời điểm nào trong năm. Tuy nhiên, thời gian từ tháng 4 đến tháng 9 là thời điểm thích hợp nhất để đến đây vì thời tiết ấm áp và không mưa nhiều.
0 Thích