Đất nước mình đẹp như một bức tranh, từ dải núi chơi vơi quanh năm mây mờ giăng lối đến biển khơi mênh mang sóng vỗ hiền hòa, từ cánh đồng rì rào hương lúa chín đến chiếc thuyền cập bến sớm mai. Mỗi khoảnh khắc đều khiến trái tim dễ dàng rung động mà thốt lên ‘Việt Nam mình đáng yêu quá đỗi’. Nếu đã từng tìm thấy niềm vui cùng biển mặn, thì hè này, đổi hướng một chút về miền non cao, nơi có những cột mốc biên giới ẩn sâu trong đại ngàn và cao tít, để thể hiện tình yêu với gấm vóc nước nhà. Chuyến hành trình như mở ra một thế giới mới, có giọt mồ hôi, có chút mệt nhọc và có cả niềm hạnh phúc vỡ òa khi đứng ở nơi đặc biệt đến thế.
Chinh phục những cột mốc biên giới khắp Việt Nam - Ảnh: hachi8
Và khám phá những điều diệu kỳ ngay trên hành trình - Ảnh: hachi8
Đỉnh Pu Si Lung như một huyền thoại của về các đỉnh núi kỳ vĩ nhất Việt Nam, thuộc tỉnh Lai Châu. Pu Si Lung nằm ở nơi cao vút, hoang sơ và bí ẩn tựa hồ như một thế giới khác lạ, là điểm đến trong mơ của biết bao phượt thủ. Nằm ở độ cao hơn 3.000m, đường đi lại heo hút trong rừng sâu, với nhiều trắc trở, nếu muốn chinh phục Pu Si Lung, nhất định phải được sự cho phép của đồn biên phòng xã Pa Vệ Sử. Chính vì thế, đỉnh núi nằm ở biên giới Việt - Trung này trở thành cột mốc khó ‘lấy lòng’ nhất trong giới phượt thủ, chứ đừng nói đến chuyện mong muốn ‘nghỉ dưỡng’.
Pu Si Lung hùng vĩ là thế - Ảnh: hachi8
Nhưng nếu quyết tâm sẽ chinh phục được ngay thôi - Ảnh: Thành Lucky
Trên đường chinh phục Pu Si Lung, người lữ hành sẽ có cơ hội dừng chân ở cột mốc 42, cao 2.866m so với mực nước biển, tung bay lá cờ đỏ sao vàng phấp phới trong gió và sương mù lạnh ngắt, lòng dâng lên niềm tự hào với quê hương Tổ quốc. Đường thật dài, nhưng mỗi bước đi lại mở ra một bức tranh như được tô vẽ để làm dịu đi nỗi khó nhọc trên hành trình. Có khi là kheo suối róc rách nước trong veo, là đám mây lảng bảng vây quanh núi đồi, là đồng hoa dại ngả nghiêng trước gió, là tình yêu đối với núi non Việt Nam. Để khi đứng ở cột mốc, chỉ cần một nụ cười nhẹ trên môi của người phượt thủ, đã cảm thấy thật đáng vì đã quyết định thử sức để đến được đây rồi.
Khung cảnh vừa thơ mộng lại hoang sơ rất tự nhiên - Ảnh: hachi8
Check-in ở cột mốc 42 - Ảnh: hachi8
Xem thêm: Các khách sạn giá rẻ tại Lai Châu
Cũng giống như Pu Si Lung, Phàn Liên San là đỉnh núi thuộc biên giới Việt Trung, một trong những ngọn núi hiểm trở bậc nhất ở vùng Tây Bắc, thuộc sự quản lý của đồn biên phòng xã Vàng Ma Chải, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu. Nơi cao nhất của Phàn Liên San cách mực nước biển 3.012m. Trên đường đi, phượt thủ sẽ bắt gặp rất nhiều dấu tích của cuộc chiến tranh khốc liệt năm xưa, trong đó có những bức tường thành đã được màu thời gian phủ lên lớp rong rêu, thêm phần ma mị.
Chứng tích năm nào giờ đã trở nên ma mị - Ảnh: hachi8
Cột mốc 79 trên Phàn Liên San là cột mốc cao nhất nước ta, cách 2.880m so với mức nước biển. Cột mốc 79 heo hút trong rừng già, phải là người có sức khỏe cộng với sự kiên trì, dẻo dai mới có thể vượt hết mọi khó khăn trên đường đi để đến được ‘đỉnh vinh quang’ không phải ai cũng làm được.
Cột mốc biên giới 79 cao nhất nước ta - Ảnh: hachi8
Bạn có đủ can đảm để chinh phục cột mốc này trong hè năm nay không?
So với những ‘người anh em’ khác của mình thì A Pa Chải nằm ở núi Khoang Lan San, xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên có độ cao thấp hơn, chừng 1.864m, vì thế cũng dễ dàng để hầu hết mọi người có thể chinh phục. Cột mốc không số hay còn gọi là cột mốc A Pa Chải được xem là điểm khởi đầu của biên giới Việt - Lào và Việt - Trung, rất nhiều đoàn người đi phượt và cả du khách khi về Điện Biên đã ghé thăm dấu ấn có ý nghĩa linh thiêng này.
Không gian bao la núi bên núi đồi bên đồi ở A Pa Chải - Ảnh: hachi8
Cột mốc không số được xây dựng hết sức đặc biệt, cột được xây bằng đá hoa cương có hình đa giác cao 2m, vững chãi trên bệ đỡ vuông có diện tích 5x5m. Cột có 3 mặt quay về 3 hướng, trên mỗi mặt đều có khắc quốc huy và cả ngôn ngữ riêng của từng quốc gia. Một ngày hè nắng vàng rực rỡ, trời trong xanh không gợn bóng mây mờ, hãy thử sức mình vượt đường xa lên cột mốc không số, tung bay lá cờ đỏ sao vàng, cho trái tim tràn trề nhiệt huyết của tuổi xuân và niềm tự hào dân tộc, bạn nhé!
Tự hào cùng lá cờ đỏ sao vàng khi đứng ở cột mốc không số - Ảnh: hachi8
Xem thêm: Các khách sạn giá rẻ tại Điện Biên
Cột mốc 304 hay còn gọi là G8, là nơi phân chia ranh giới của nước ta và nước bạn Lào, giữa xã Quang Chiểu, huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa với bản Phiềng Khạy, Viêng Xay, Lào. Trên đỉnh núi Đá Đỏ cao 1.889m so với mực nước biển, người đi phượt muốn đến được cột mốc 304 phải vượt qua nhiều đoạn đường hiểm trở của rừng sâu và rậm rạp, dù không quá chót vót như những nơi khác nhưng cũng phải mất rất nhiều giờ mới có thể đặt chân lên.
Cột mốc 304 ở biên giới Việt - Lào - Ảnh: hachi8
Không ít người về thăm cột mốc 304 vì câu chuyện của cụ ông hơn 30 năm trông coi, bảo vệ và giữ lửa ở nơi đây đã làm biết bao trái tim cảm động trong chương trình điều ước thứ 7. Người mà chúng tôi muốn nhắc đến, chính là cụ Lâu Văn Hự, đã dành gần nửa cuộc đời mình để ‘bầu bạn’ với ‘người bạn’ này, như một lời nhắc nhở cho thế hệ sau về tấm lòng tự hào với quá khứ cha ông và mãi chung tay để bảo vệ non nước Việt.
Nghe câu chuyện về người bảo vệ hơn 30 năm qua - Ảnh: hachi8
Đường biên giới của 3 nước Việt Nam, Lào, Campuchia đã gặp nhau tại một điểm và nơi đó được gọi là Ngã ba Đông Dương, hình thành nên cột mốc 3 biên huyền thoại. Không biết tự bao giờ, câu chuyện đùa hóa ra lại thật về việc một con gà gáy, 3 nước đều nghe ở Ngã ba Đông Dương lại thôi thúc bước chân người phượt thủ tìm về nơi này đến vậy. Ngã ba Đông Dương nằm ở tỉnh Kon Tum nước ta, tỉnh Ratanakari của Campuchia và tỉnh Attapư của nước bạn Lào.
Cột mốc biên giới ở Ngã ba Đông Dương - Ảnh: hachi8
Sở hữu điểm nét đặc trưng của riêng mình và không gian núi đồi trập trùng tuyệt mắt khi nhìn từ trên cao, không khó để giải thích tại sao Ngã ba Đông Dương lại nằm trong danh sách ‘4 cực 1 đỉnh 2 ngã ba’ nhất định phải chinh phục trong cuộc đời người phượt thủ.
Đường dẫn lên Ngã ba Đông Dương - Ảnh: Đô Thu Hường
Điểm nằm trong ‘4 cực 1 đỉnh 2 ngã ba’ nhất định phải đi của phượt thủ - Ảnh: hachi8
Xem thêm: Các khách sạn giá rẻ tại Kon Tum
Vì lý do đặc thù và tầm quan trọng của những cột mốc nên khi muốn chinh phục các nơi này, người lữ hành cần phải trình báo và xin phép đồn biên phòng ở những cơ sở khu vực nhằm đảm bảo an toàn. Như một cách để thể hiện và gửi gắm tình yêu với Tổ quốc, non sông gấm vóc Việt Nam, thử thách khó khăn để đứng ở những cột mốc vùng biên giới đã trở thành mong muốn của hầu hết phượt thủ. Nếu đã sẵn sàng, còn chờ đợi gì mà không biến mơ ước ấy thành sự thật ngay trong hè này, bạn nhỉ?
Scodaisym - Mytour.vn
Lưu ý: Nội dung bài viết thuộc bản quyền của Mytour.vn (Không bao gồm hình ảnh). Mọi sao chép cần ghi rõ nguồn, tên tác giả, nhiếp ảnh gia cùng với liên kết về nội dung tương ứng tại Mytour.vn.
- Cột mốc biên giới là các địa điểm đánh dấu ranh giới giữa hai quốc gia, thường được đặt tại những vị trí địa lý đặc biệt như đỉnh núi, sông, hồ, đèo, đồi,...
- Đây là những địa điểm đặc biệt, mang ý nghĩa lịch sử và văn hóa đối với đất nước và con người Việt Nam.
- Ngoài ra, các cột mốc biên giới còn có vị trí địa lý đẹp, thích hợp cho các hoạt động du lịch, leo núi, trekking, camping,...
- Cột mốc A Pa Chải (Lai Châu)
- Cột mốc Hà Giang
- Cột mốc Lũng Cú (Hà Giang)
- Cột mốc Mộc Bài (Tây Ninh)
- Cột mốc Biên Hòa (Đồng Nai)
- Các cột mốc biên giới thường nằm ở những vùng đất xa xôi, khó tiếp cận, nên bạn cần chuẩn bị kỹ càng trước khi đi.
- Có thể thuê xe máy, ô tô hoặc đi bộ để đến được các địa điểm này.
- Nếu bạn không tự tin đi một mình, có thể tham gia các tour du lịch địa phương để được hướng dẫn và hỗ trợ.
- Cần chuẩn bị đầy đủ trang thiết bị, đồ dùng cần thiết cho chuyến đi như giày leo núi, áo khoác, nước uống, thức ăn,...
- Nên tuân thủ các quy định của địa phương và không gây rối trật tự, làm ô nhiễm môi trường.
- Nên tôn trọng các cột mốc biên giới và không làm hư hại đến chúng.
0 Thích