Lễ hội này cần được bảo tồn, gìn giữ, phát huy để trở thành nét đẹp trong vốn văn hoá dân gian, mang bản sắc riêng của người Lự.
Chiều ngày 19/11, trong khuôn khổ tuần lễ “Đại đoàn kết các dân tộc – Di sản văn hóa Việt Nam”, lễ hội Căm Mường của người Lự ở xã Nậm Tăm, huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu đã được tái hiện tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội).
Múa Khua Luống Mỗi gia đình người Lự sẽ cử ra một người đại diện là nam giới đi tham gia phần phụ lễ
Lễ Căm Mường của người Lự là một nghi lễ truyền thống góp phần lưu giữ bản sắc văn hoá, củng cố tinh thần đoàn kết trong cộng đồng.
Các thầy cúng đang chuẩn bị thuyền giấy để làm lễ
Lễ hội này được tổ chức hàng năm vào ngày mùng 3/3 âm lịch. Đây là dịp để bà con dân bản dâng tế lễ vật cầu khẩn thần sông, thần núi, thần khe, thần suối, thần rồng, phù hộ cho bà con dân bản được ăn nên làm ra, điều lành ở lại, điều dữ mang đi.
Thầy cúng làm lễ tại lễ hội Căm Mường
Trong phần lễ, mỗi gia đình cử ra một đại diện là nam giới tham gia lễ cúng bản. Thủ tục cúng lễ chia làm bốn phần khác nhau là: lễ thỉnh Thần, lễ khẩn cầu, lễ Căm Mường và các nghi lễ kết thúc.
Các chàng thổi sáo để cô gái hát bài hát của dân tộc mình
Ông Tao Văn Coong, người dân tộc Lự cho biết: “Ngày lễ thì mỗi anh em góp mỗi người một con gà, rượu và lợn thì góp tiền mua để cúng.
Tục nhuộm răng đen của người Lự
Cúng để có cái ăn, có chỗ ở, làm nương làm rẫy chắc hạt, thu hoạch được nhiều, trâu bò phát triển, không bị ốm yếu, làm ăn phát đạt.
Tó cáy (chọi gà) - một trò chơi dân gian dân tộc Lự Chuẩn bị lễ khoảng 2-3 ngày, kiêng không được vào rừng, không được đánh nhau, chỉ ở nhà ăn uống, hát hò.”
Trò chơi đẩy gậy thu hút nhiều thanh niên người Lự tham gia Sau phần lễ, phần hội, có các trò chơi dân gian như: ném còn, đánh gối, đẩy gậy, té nước và hát dân ca Lự.
Người Lự có truyền thống làm bánh nếp để ăn, mời bạn bè, khách đến nhà chơi Lễ Căm Mương đã loại bỏ hoàn toàn yếu tố mê tín dị đoan, thay vào đó đề cao vai trò của những sinh hoạt văn hoá dân gian mang tính cộng đồng.
Người Lự còn giữ được những nét văn hóa riêng độc đáo Chính vì vậy, lễ hội này cần được bảo tồn, gìn giữ, phát huy để thật sự trở thành nét đẹp trong vốn văn hoá dân gian mang đậm bản sắc riêng của người Lự.mytourblogs.com (Theo Vov)