Mytour blogimg_logo
Tags:
kinh nghiệm du lịch Đà Nẵngkhám phá Quảng NamThánh Địa Mỹ Sơn Quảng Nam
06/04/202311.7792

Thánh địa Mỹ Sơn - nét xưa còn mãi năm 2024

Khu đền tháp Mỹ Sơn thuộc xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam. Cách thành phố Đà Nẵng khoảng 70km về phía Tây-Nam. Là một địa điểm tham quan hấp dẫn thu hút nhiều du khách khi đến Quảng Nam.

 

NHỮNG DẤU ẤN LỊCH SỬ

 

Năm 1895, C. Paris cho phát quang khu tháp này. Năm 1898-1899, hai học giả Pháp là L. Finot và L. De Lajonquière đã đến Mỹ Sơn để nghiên cứu các văn bia. Năm 1901, H. Parmentier – kiến trúc sư kiêm nhà khảo cổ đã đến nghiên cứu về kiến trúc và nghệ thuật. Những công trình nghiên cứu đầu tiên và cơ bản nhất về bi ký và kiến trúc tại Mỹ Sơn được L. Finot và H. Parmentier công bố trong kỷ yếu của Viện Viễn Đông Bác Cổ Pháp (B.E.F.E.O) năm 1904.

 

Thánh địa Mỹ Sơn

Quần thể tháp tại khu thánh địa Mỹ Sơn

 

Căn cứ vào vị trí phân bố của nhóm tháp, H. Parmentier đã đặt tên các nhóm tháp theo mẫu tự Latinh:

 

- Nhóm A và A’ ( nhân dân địa phương thường gọi là tháp Chùa) gồm có 17 công trình.

- Nhóm B,C,D ( tháp Chợ) có 27 công trình.

- Nhóm E,F ( tháp Hố Khế) có 12 công trình.

- Nhóm G có 5 công trình.

- Nhóm H ( tháp Bàn Cờ) có 4 công trình.

- Các công trình riêng lẽ: K,L,M,N.

 

Cách đặt tên này chỉ mang tính chất quy ước để phân biệt các tháp cho tiện việc nghiên cứu, chứ nó hoàn toàn không có ý nghĩa về mặt niên đại.

Thánh địa Mỹ SơnNơi đây từng là một vương quốc Chăm Pa hưng thịnh

 

Theo nội dung một tấm bia tại khu A Mỹ Sơn, vào khoảng cuối thế kỷ IV, vua Bhadravarman đã cho xây dựng một ngôi đền bằng gỗ để thờ thần Siva-Bhadresvara. Trong văn bia có đoạn:”…Bhadravarman dâng cho thần Bhadresvara một vùng đất vĩnh viễn; phía đông là núi Sulaha, phía nam là Đại sơn Mahaparvata, phía tây là núi Kusaka, phía Bắc là… (làm giới hạn). Ruộng đất trong phạm vi đó thì dâng với cả dân cư. Hoa lợi của khu này thì phải dâng lên thần…”. Cho đến nay, người ta vẫn chưa biết rõ số lượng cũng như kiểu dáng của những ngôi đền được xây dựng tại Mỹ Sơn trước thế kỷ VII, bởi lẽ chúng đã bị thiêu hủy toàn bộ. Vào đầu thế kỷ VIII, vua Sambhuvarman cho xây dựng lại ngôi đền thờ Bhadresvara bằng gạch và đặt tên mới là Sambhu-Bhadresvara.

 

ĐỀN THỜ QUAN TRỌNG NHẤT CỦA VƯƠNG QUỐC CHĂM PA

 

Phần lớn các đền thờ chính ở Mỹ Sơn được xây dựng để thờ thần Siva dưới các tên gọi khác nhau. Một số nhà nghiên cứu cho rằng ban đầu vị thần – vua Bhadresvara của Mỹ Sơn chỉ mang tính chất địa phương, phải đến thế kỷ XI, vị thần chủ ở Mỹ Sơn với tên gọi Srisana-Bhadresvara mới trở thành thần chủ của toàn vương quốc Champa.

 

Thánh địa Mỹ Sơn

Dấu tích nền văn hóa Chăm Pa cổ còn lại tại Mỹ Sơn

Xem thêm: Các khách sạn giá tốt tại Quảng Nam

 

Với khoảng 70 công trình xây dựng từ thế kỷ VII đến thế kỷ XIII, Mỹ Sơn là khu đền thờ Ấn Độ giáo quan trọng nhất của vương quốc Champa, tại đây chúng ta có thể tìm thấy hầu hết các phong cách kiến trúc trong nghệ thuật Champa.

 

Đền tháp ở Mỹ Sơn được bố trí theo một tổng thể:

 

- Đền thờ chính (Kalan) nằm ở giữa, tượng trưng cho núi Méru- theo quan niệm của Ấn Độ giáo, đây là trung tâm vũ trụ, nơi ngự trị của thần linh. Thông thường có một cửa quay về hướng Đông.

- Tháp cổng (Gopura) ngay ở phía trước Kalan, có hai cửa thông nhau mở về hướng Đông và hướng Tây.

- Mandapa, ngôi nhà dài tiếp với tháp cổng, dùng làm nơi đón tiếp khách hành hương, tiếp nhận lễ vật…

- Cạnh đền thờ chính là ngôi tháp có một hoặc hai phòng, cửa chính quay về hướng Bắc, dùng làm nơi cất giữ các đồ tế lễ gọi là Kosa-Graha.

- Ngoài ra quanh Kalan còn có các tháp phụ để thờ các vị thần phương hướng (Dispalakas), các vị thần tinh tú (Grahas) hoặc các vị thần phụ như Skanda, Ganesa…

 

TRƯỜNG TỒN VỚI THỜI GIAN

 

Mỹ Sơn không chỉ được mọi người biết đến bởi các công trình kiến trúc, nơi đây còn nổi tiếng bởi hàng trăm tác phẩm vô giá, có niên đại từ thế kỷ VII đến thế kỷ XIII. Phần lớn những tác phẩm điêu khắc được tìm thấy vào những năm đầu của thế kỷ XX, đã được mang về trưng bày ở Bảo tàng Điêu khắc Champa.

 

thánh địa Mỹ SơnThánh địa có giá trị về lịch sử và cả nghệ thuật

 

Xem thêm: Các khách sạn giá rẻ tại Đà Nẵng

 

Theo thống kê của người Pháp, trước năm 1946, tại Mỹ Sơn còn khoảng 50 công trình kiến trúc khá nguyên vẹn, nhưng qua 2 cuộc chiến tranh, nhất là vào năm 1969, không quân Mỹ đã ồ ạt ném bom vào thung lũng Mỹ Sơn, làm cho khu di tích này bị tàn phá nặng nề, nhiều công trình kiến trúc đã bị đánh sập hoàn toàn, trong đó có ngôi đền Mỹ Sơn A1 nổi tiếng.

 

Sau năm 1975, ở Mỹ Sơn có khoảng 20 tháp còn giữ được hình dạng, nhưng không có cái nào nguyên vẹn. Để phục vụ cho công tác kiểm kê, khảo sát và trùng tu di tích, năm 1978, công việc phát quang và tháo gỡ mìn đã được tiến hành, 11 người bị mang thương tích và 6 người khác vĩnh viễn nằm xuống để đem lại bình yên cho mảnh đất này.

 

thánh địa Mỹ Sơn

Thánh địa Mỹ Sơn đã được công nhận là di sản văn hóa thế giới

Xem thêm: Tour du lịch Hội An - Quảng Nam giá tốt

 

Từ năm 1980, chương trình hợp tác văn hóa Việt Nam-Ba Lan được thực hiện, kiến trúc sư Ba Lan Kazimier Kwiatkowski đã trực tiếp tham gia và chỉ đạo về mặt kỹ thuật. Sau 10 năm được gia cố tu sửa, trung tâm kiến trúc bậc nhất của nghệ thuật Champa bắt đầu hồi sinh, Mỹ Sơn đã được trả lại phần nào dáng vẻ trước kia của nó, làm cho ta có thể hình dung được một đền thờ Ấn Độ giáo uy nghiêm kỳ vi của vương quốc Champa trong quá khứ. Trong thời gian này, nhiều tác phẩm điêu khắc có giá trị đã tiếp tục được tìm thấy, tất cả đang được trưng bày tại Mỹ Sơn.

 

Khu di tích Mỹ Sơn đã được Bộ Văn Hóa Thông tin ra quyết định số 54-VH/QĐ ngày 29-4-1979, công nhận là Di tích kiến trúc nghệ thuật. Ngày 1-12-1999, trong phiên họp thứ 23 của Ủy Ban Di sản thế giới, Mỹ Sơn đã được ghi vào danh sách Di sản văn hóa thế giới.

Các câu hỏi thường gặp
Thánh địa Mỹ Sơn là gì?

Thánh địa Mỹ Sơn là một khu di tích lịch sử văn hóa của người Chăm, nằm ở xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, Miền Trung.

Mỹ Sơn có ý nghĩa gì đối với người dân địa phương?

Mỹ Sơn là nơi thờ cúng các vị thần của người Chăm, đồng thời cũng là biểu tượng văn hóa của đất nước Việt Nam. Nó còn là một điểm đến du lịch hấp dẫn thu hút nhiều khách du lịch trong và ngoài nước.

Mỹ Sơn có bao nhiêu tòa tháp?

Mỹ Sơn có tổng cộng 70 tòa tháp, được xây dựng từ thế kỷ 4 đến thế kỷ 14. Tuy nhiên, hiện nay chỉ còn 25 tòa tháp còn lại.

Lịch sử của Mỹ Sơn như thế nào?

Mỹ Sơn được xây dựng từ thế kỷ 4 đến thế kỷ 14, là nơi thờ cúng các vị thần của người Chăm. Trong quá trình lịch sử, Mỹ Sơn đã trải qua nhiều biến cố, bị tàn phá nhiều lần bởi các cuộc chiến tranh và thiên tai.

Mỹ Sơn có gì đặc biệt?

Mỹ Sơn có kiến trúc độc đáo, pha trộn giữa nền văn hóa Chăm và Ấn Độ giáo. Nơi đây còn lưu giữ nhiều tác phẩm điêu khắc đá và tường vẽ đẹp mắt, thể hiện sự tài hoa của người Chăm.

Khi nào nên đến Mỹ Sơn?

Thời điểm tốt nhất để đến Mỹ Sơn là vào mùa thu, từ tháng 8 đến tháng 11, khi thời tiết khô ráo và mát mẻ. Ngoài ra, bạn cũng nên tránh đi vào mùa mưa, từ tháng 12 đến tháng 3, vì đây là thời điểm mưa nhiều và đường đi khó khăn hơn.

Có nên thuê hướng dẫn viên khi đến Mỹ Sơn?

Có, nếu bạn muốn hiểu rõ hơn về lịch sử và kiến trúc của Mỹ Sơn, bạn nên thuê hướng dẫn viên. Hướng dẫn viên sẽ giúp bạn có được những thông tin chi tiết và đưa ra những lời khuyên hữu ích để bạn có một chuyến tham quan thú vị và đầy ý nghĩa.

2 Thích

Đánh giá : 4.8 /556