Vịnh Hạ Long nằm trong top Bảy kì quan thiên nhiên mới của thế giới được UNESCO công nhận, và là một trong số 29 vịnh đẹp nhất được Câu lạc bộ những vịnh thế giới xếp hạng. Vịnh truyền thuyết, nơi những con rồng đáp xuống này, đã khiến bao trái tim lữ khách trong và ngoài nước xao xuyến chùn bước trước vẻ đẹp thuỷ mặc mà hùng vĩ đó. Tháng 9 này, thời tiết mát mẻ, ít mưa bão, sẽ là thời điểm rất thích hợp để Bạn tận hưởng trọn vẹn khí biển cùng các dịch vụ thám hiểm ở Vịnh Hạ Long. Nếu Bạn đang ấp ủ một kế hoạch viếng thăm Vịnh Hạ Long giới hạn trong một ngày, hãy thử trải nghiệm với lịch trình phượt của mytourblogs.com nhé!
Ảnh: Vẻ đẹp khó cưỡng của Vịnh Hạ Long – Tranbaohoa
Xem thêm: Các khách sạn giá ưu đãi tại Vịnh Hạ Long
Nếu Bạn khởi hành từ Hà Nội (Vịnh Hạ Long cách Hà Nội 170km):
Chuyến tàu hoả Hà Nội – Hạ Long - Ảnh: Johanes Christian
Nếu Bạn khởi hành từ các tỉnh thành khác trong nước đến tham quan vịnh Hạ Long, để tiết kiệm thời gian và chi phí, Bạn nên đáp máy bay, hoặc xuống xe, tàu hoả ở Hải Phòng, vì thành phố này chỉ cách vịnh Hạ Long khoảng 70km. Từ Hải Phòng Bạn có thể ra Hạ long bằng các phương tiện sau:
Sau khi đến nơi, nghỉ ngơi các kiểu, Bạn nên tranh thủ ra bến tàu sớm mua vé tham quan vịnh Hạ Long ghép với các đoàn lớn (chi phí khoảng 100.000đ/người). Bạn nên ra thẳng quầy vé ngoài Bến Hạ long để mua, ở đó giá vé được nhà nước niêm yết. Nếu Bạn mua thông qua cò, taxi hoặc khách sạn, Bạn thường bị hét giá thách rất cao mà không biết. Mua được vé ở quầy rồi thì Bạn cứ yên tâm, đến giờ tàu sẽ chạy. Bạn cũng có thể thuê tàu trọn gói đi tham quan vịnh Hạ Long, chi phí khoảng 150.000 - 200.000đ/giờ (tùy tàu).
Ảnh: Tàu tham quan quanh vịnh Hạ Long –Haitre
Thông thường bến tàu vịnh Hạ Long có hai tour chính là:
- Tour 4 giờ tham quan: động Thiên Cung, hang Đầu Gỗ, hòn Đỉnh Hương, hòn Gà Chọi, về lại cảng tàu.
Bước vào Động Thiên Cung, Bạn sẽ có cảm giác như đang lạc vào cung điện của nhà trời. Động nằm ở phía tây nam Vịnh Hạ Long cách cảng tàu du lịch 4km. Đường lên Động Thiên Cung vách đá cheo leo, hai bên cây che phủ um tùm, qua một khe cửa hẹp hang động đột ngột mở ra khoảng không bên trên một mặt bằng tứ giác với chiều dài 130m. Càng vào trong ta càng ngỡ ngàng trước vẻ đẹp hết sức sinh động, lộng lẫy do thạch nhũ tạo nên. Trên vách động phía đông như một bức tranh hoành tráng đồ sộ, trong đó nổi lên những nhân vật cổ tích xưa với đường nét mềm mại uyển chuyển, vô cùng tinh tế tới từng chi tiết nhỏ.
Ảnh: “Cổng trời” ở Động Thiên Cung, vịnh Hạ Long – Nguồn: Ducnguyen
Xem thêm: tour du lịch Hạ Long - Quảng Ninh
Những khối điêu khắc dù là đồ sộ hay nhỏ bé đều được bàn tay của tạo hóa trau chuốt tỉ mỉ. Động gắn liền với truyền thuyết về vua Rồng xưa cùng các Rồng con đáp xuống vịnh Hạ Long bảo vệ dân tộc Việt Nam và truyền thuyết nàng Mây cùng 50 người con của mình ra đi để khám phá vùng đất mới, 50 người con ở lại cùng với người cha xây dựng quê hương, với báu vật mà người mẹ để lại là Bầu Vú Tiên tràn trề sức sống. Động Thiên Cung cho ta cảm giác như vừa được xem một bảo tàng mỹ thuật vô cùng độc đáo, công phu, kỳ thú mà tất cả đều do bàn tay thần tình của tạo hóa tạo nên vượt khỏi tài trí và sức tưởng tượng của con người.
Ảnh: Bên trong Động Thiên Cung, vịnh Hạ Long – Nguồn: Halongbay
Từ phía xa nhìn lại Hang Đầu Gỗ, cửa hang có màu xanh lam hình một con sứa biển, có 90 bậc đá xây cho ta dễ dàng rời thuyền ở vịnh tiếp cận hang động xinh đẹp ở Hạ Long này. Vòm hang cao với hàng trăm nhũ đá khổng lồ rủ xuống như một dòng thác kỳ lạ.
Ảnh: Vòm hang Đầu Gỗ cao với hàng trăm nhũ đá rủ xuống như một dòng thác kỳ lạ - Ảnh: Jose CM
Hang được chia làm ba ngăn chính. Ngăn phía ngoài có hình vòm cuốn tràn trề ánh sáng tự nhiên từ vịnh, trần hang là một bức “tranh sơn dầu” khổng lồ, mô tả phong cảnh thiên nhiên hoang sơ. Ngăn thứ hai của hang: ánh sáng ngoài vịnh Hạ Long chiếu vào đây mờ ảo, những bức tranh mới lạ hiện lên long lanh huyền bí. Những chùm hoa đá lúc ẩn lúc hiện, những hình ảnh vừa quen thuộc vừa xa lạ… tạo cho con người vừa sợ sệt vừa tò mò… Ngăn tận cùng hang là một chiếc giếng tiên bốn mùa nước ngọt trong vắt, chảy tràn trề. Xung quanh là hình ảnh toà thành cổ đang diễn ra một trận hỗn chiến, tất cả như đang xông lên và bỗng dưng bị hoá đá.
Trần hang Đầu Gỗ như một toà thành cổ đang diễn ra một trận hỗn chiến - Ảnh: Seanbackpacker
Sở dĩ gọi là hang Đầu Gỗ, theo truyền thuyết người dân vịnh Hạ Long kể lại rằng: Trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông, Trần Hưng Đạo đã cho chuẩn bị nhiều cọc gỗ lim ở đây để cắm xuống lòng sông Bạch Đằng, tạo nên một trận thuỷ chiến vang lừng trong lịch sử. Nếu động Thiên Cung hoành tráng tinh tế, hiện đại thì hang Đầu Gỗ trầm mặc uy nghi và rất đồ sộ. Hang Đầu Gỗ như một quần thể kiến trúc cổ xưa mà tạo hoá ban tặng cho vịnh Hạ Long, vẻ đẹp hoang sơ và tĩnh mịch với nhiều cột đá, trụ đá, măng đá nhỏ nhắn, cao vút như muốn vươn tận trời xanh.
Ảnh: Hang Đầu Gỗ tại vịnh Hạ Long– Nguồn: Dulichhalong
Vịnh Hạ Long bao gồm 1.969 hòn đảo lớn nhỏ có những hình thù riêng, không giống bất kỳ hòn đảo nào ven biển Việt Nam và không đảo nào giống đảo nào. Đặc trưng nhất là Hòn Gà Chọi, cụm gồm 2 đảo có hình thù giống như một đôi gà, một trống một mái, có chiều cao khoảng hơn 10m với chân thót lại ở tư thế rất chênh vênh. Là một trong những hòn đảo nổi tiếng trên vịnh Hạ Long, hòn Gà Chọi (hay đôi khi gọi là Hòn Trống Mái) nằm ở phía Tây Nam của vịnh, cách cảng tàu du lịch Bãi Cháy khoảng 5 km. Là biểu tượng trên logo của vịnh Hạ Long, hòn Gà Chọi cũng là biểu tượng trong sách hướng dẫn du lịch Việt Nam.
Ảnh: Hòn Gà Chọi với hình thù hai con gà đang âu yếm vờn nhau trên sóng nước Hạ Long– Nguồn: Internet
Xem thêm: Khách sạn giá ưu đãi tại Quảng Ninh
Có chỗ đảo quần tụ lại nhìn xa ngỡ chồng chất lên nhau, nhưng cũng có chỗ đảo đứng dọc ngang xen kẽ nhau, tạo thành tuyến chạy dài hàng chục kilômét như một bức tường thành. Những hòn đảo ở vịnh Hạ Long như một thế giới sinh linh ẩn hiện trong những hình hài bằng đá đã được huyền thoại hóa. Đảo thì giống khuôn mặt ai đó đang hướng về đất liền (hòn Đầu Người); đảo thì giống như một con rồng đang bay lượn trên mặt vịnh (hòn Rồng); đảo thì lại giống như một ông lão đang ngồi câu cá (hòn Lã Vọng); phía xa là hai cánh buồm nâu đang rẽ sóng nước ra khơi (hòn Cánh Buồm); đứng giữa biển nước bao la một lư hương khổng lồ như một vật cúng tế trời đất (hòn Lư Hương)…
Tiểu Phụng - mytourblogs.com
Nội dung bài viết thuộc bản quyền của mytourblogs.com (Không bao gồm hình ảnh). Mọi sao chép cần ghi rõ nguồn, tên tác giả, nhiếp ảnh gia cùng với liên kết về nội dung tương ứng tại mytourblogs.com..
0 Thích