Mytour blogimg_logo
Tags:
lễ hội truyền thốnglễ tếtcá kho làng Vũ Đại
06/04/20231.7640

Những mùi hương gợi nhớ phong vị ngày Tết - Phần 2 năm 2024

Chỉ còn những khoảnh khắc thật gần nữa thôi, người con đất Việt khắp nơi nơi sẽ cùng nhau đón một năm mới trong niềm hạnh phúc bên gia đình, để cho ngọn lửa yêu thương luôn được ấm nồng yên vui. Câu hát Tết đến xuân về như thúc giục bước chân của những trái tim phương xa quay về với tổ ấm. Để những hương vị Tết quê hương thấm dần trong từng hơi thở, dâng lên thành niềm khát khao cháy bỏng trong lòng. Để một cái Tết luôn được chào đón đúng nghĩa thấm đượm truyền thống cha ông.

 

Tết ơi tết ơi tết tết đang đến rồi cười vang đất trời
Tết ơi tết ơi tết cánh én tung tăng về ôm nắng mới
Dù ai xa đến đâu cũng cố bước chân mau quay về
Lòng ai không nhớ quê khi trên đêm đêm mẹ già đang ngóng chờ

 

Tết thấm đượm truyền thống cha ông

Tết thấm đượm truyền thống cha ông -Ảnh: tinhte

 

Mời bạn xem Những mùi hương gợi nhớ phong vị ngày Tết - Phần 1

 

4. MÙI CÁ KHO TẾT TỎA HƯƠNG TỪ LÀNG VŨ ĐẠI

 

Những niêu cá kho ngày Tết của làng Vũ Đại

Những niêu cá kho ngày Tết của làng Vũ Đại - Ảnh: Sưu tầm

 

Mối tình Chí Phèo –Thị Nở của cố nhà văn Nam Cao khiến cho làng Vũ Đại dù chưa từng một lần ghé thăm vẫn luôn trong trí nhớ nhiều người. Nói đến địa danh làng Vũ Đại ngày nay, người ta còn nhớ đến món cá kho Tết bạc triệu làm nên thương hiệu cho mảnh đất miền Bắc của quê ta. Không biết có tự bao giờ, nhiều cao niên trong làng kể rằng chỉ nối nghiệp của cha ông ngày trước mà làm, mà thành phong vị đặc sắc vang danh như bây giờ.

 

Cá kho làng Vũ Đại là món ăn đặc sản truyền thống trong ngày tết Nguyên Đán của người dân Hà Nam

Cá kho làng Vũ Đại là món ăn đặc sản truyền thống trong ngày tết Nguyên Đán của người dân Hà Nam - Ảnh: cakhohanam

 

Xem thêm: Các khách sạn giá rẻ tại Hà Nam

 

Mỗi khi Tết đến, làng Vũ Đại lại rộn ràng nhộn nhịp hơn bao giờ hết để tất bật nấu nồi cá kho phục vụ bạn bè bốn phương. Cá kho làng Vũ Đại như món quà Tết không thể thiếu ở nhiều gia đình. Hương vị đặc trưng có lẽ từ nước cốt cua của mảnh đất ruộng đồng được chế biến kỳ công qua bàn tay dân quê người Vũ Đại.

 

Những niêu cá được chuẩn bị để phục vụ bạn bè bốn phương

Những niêu cá được chuẩn bị để phục vụ bạn bè bốn phương - Ảnh: Sưu tầm

 

Còn gì bằng khi trong ngày Tết được thưởng thức món cá kho làng Vũ Đại có cả hương thơm và vị đặc trưng hòa quyện vào nhau như những thăng trầm cảm xúc mà đã trải qua sau một năm dài đằng đẵng. Để hương vị tan ra trên đầu lưỡi, mọi lo toan bộn bề dường như đều tan biến, chỉ còn lại niềm hân hoan đón Tết sum vầy cùng người thân.

 

Niêu cá thơm ngon của làng Vũ Đại trong dịp mùa tết Nguyên Đán

Niêu cá thơm ngon của làng Vũ Đại trong dịp mùa tết Nguyên Đán - Ảnh: Tung Xichlo

 

5. MÙI MỰC TÀU TRÊN PHỐ ÔNG ĐỒ BÁO HIỆU TẾT VỀ

 

Tết về, người người rủ nhau xuống phố hái lộc đón nắng xuân đầu năm, cùng xúng xính tà áo dài thướt tha ngang qua phố ông đồ để xin chữ, mong cho một năm mới an yên, cầu được ước thấy. Chỉ cần thấy bóng dáng ông đồ xuất hiện trên phố, tay thoăn thoắt nét chữ mực tàu thơm lừng, là đã đủ cho hương vị Tết rúng rính ùa về.

 

Hình ảnh ông đồ thảo chữ thân quen mỗi độ xuân sang

Hình ảnh ông đồ thảo chữ thân quen mỗi độ xuân sang - Ảnh: vnexpress

 

Mỗi năm hoa đào nở
Lại thấy ông đồ già
Bày mực tàu giấy bút
Trên phố đông người qua

 

Tại Sài Gòn, phố ông đồ ngày Tết trên đường Phạm Ngọc Thạch thu hút hàng ngàn lượt người mỗi ngày trong dịp giáp Tết đến để xin chữ, hay chỉ để ngắm nghĩa, chụp hình để hòa cùng vào không khí của hội xuân.

 

Phố ông đồ Phạm Ngọc Thạch nhộn nhịp những ngày Tết 2015

Phố ông đồ Phạm Ngọc Thạch nhộn nhịp những ngày Tết 2015 - Ảnh: Sưu tầm

 

Xem thêm: Các khách sạn giá rẻ tại Hồ Chí Minh

 

Vẽ tranh truyền thần tại phố ông đồ

Vẽ tranh truyền thần tại phố ông đồ - Ảnh: Xuân Thành

 

Phố ông đồ hồ Văn Hà Nội năm nay tuy không được nhộn nhịp như mấy năm trước song vẫn là nơi để bước chân nhiều người tìm đến mong cảm nhận hương vị Tết đặc trưng của dân tộc. Tại quận Ninh Kiều Cần Thơ, phố ông đồ cũng được tổ chức trên đường Trần Quốc Toản để phục vụ cho những người yêu nghệ thuật thư pháp cũng như mang lại không khí Tết thêm vui tươi.

 

Phố ông đồ ở khu Văn Miếu, Hà Nội

Phố ông đồ ở khu Văn Miếu, Hà Nội - Ảnh: vnexpress

 

Xem thêm: Các khách sạn giá rẻ tại Hà Nội

 

Nhiều du khách nước ngoài cũng hứng thú với những tấm thư pháp

Nhiều du khách nước ngoài cũng hứng thú với những tấm thư pháp - Ảnh: Chu Việt Hà

 

Mùi mực tàu phảng phất làm người ta hoài tưởng về Tết

Mùi mực tàu phảng phất làm người ta hoài tưởng về Tết - Ảnh: Gordon Tat

 

Chỉ cần ngửi qua những hương vị của mực tàu, của bánh chưng, mứt Tết, của hương trầm trên phố đã cảm nhận được thời điểm giao mùa chuẩn bị đón cái Tết cổ truyền đang đến thật gần. Những hương vị Tết ấy được lưu truyền, gìn giữ qua thời gian như một món quà dành cho cái Tết mang hương vị Việt luôn được tròn đầy, để những ai đang xa quê hương nhanh chóng thu xếp trở về bên tổ ấm gia đình cùng chờ đón giờ khắc thiêng liêng sum vầy bên nhau.

 

Gumi - mytourblogs.com

 

Nội dung bài viết thuộc bản quyền của mytourblogs.com (Không bao gồm hình ảnh). Mọi sao chép cần ghi rõ nguồn, tên tác giả, nhiếp ảnh gia cùng với liên kết về nội dung tương ứng tại mytourblogs.com..

Các câu hỏi thường gặp
Những mùi hương nào thường xuất hiện trong các món ăn Tết truyền thống?
Các món ăn Tết truyền thống thường có mùi hương của gia vị như hành, tỏi, ớt, tiêu, quế, ngũ vị hương, đinh hương, hồi, gừng, nghệ, sả, lá chanh, lá quế, lá dứa, lá chuối, lá cọ, lá dừa, lá sung, lá sen, hoa hồi, hoa thiên lý, hoa cúc, hoa đào, hoa mai, hoa quả,...
Mùi hương của những loại hoa nào thường được sử dụng để trang trí nhà trong dịp Tết?
Trong dịp Tết, người Việt thường sử dụng hoa đào, hoa mai, hoa quả, hoa cúc, hoa hồng, hoa ly, hoa lan, hoa mẫu đơn, hoa thiên lý, hoa giấy, hoa sen, hoa cẩm tú cầu, hoa bưởi, hoa dạ yến thảo,... để trang trí nhà cửa và tạo ra không khí Tết ấm áp, đón mừng năm mới.
Mùi hương của những loại trái cây nào thường được sử dụng trong các món ăn Tết?
Trong các món ăn Tết, người Việt thường sử dụng các loại trái cây như xoài, dừa, mít, sầu riêng, bưởi, cam, quýt, táo, lê, nho, đào, mận, lựu, dưa hấu,... để tạo ra hương vị ngọt ngào, tươi mới và đầy sức sống.
Mùi hương của những loại gia vị nào thường được sử dụng trong các món ăn Tết?
Trong các món ăn Tết, người Việt thường sử dụng các loại gia vị như muối, đường, nước mắm, tương, dầu ăn, dầu mè, dầu hào, dầu điều, dầu đậu nành, bột ngọt, bột canh, bột năng, bột bắp, bột mì, bột nếp, bột gạo, bột sắn, bột khoai mì, bột bí đỏ, bột bí xanh, bột sắn dây, bột nếp than, bột nghệ, bột ớt, bột tiêu, bột ngũ vị hương, bột hành khô, bột tỏi khô, bột saffron, bột cà ri, bột nấm, bột hạt sen, bột đậu xanh,... để tạo ra hương vị đậm đà, thơm ngon và đặc trưng cho mỗi món ăn.

0 Thích

Đánh giá : 4.9 /539