Mytour blogimg_logo
Tags:
du lịch tâm linhdu lịch Hồ Chí MInhlễ hội truyền thốngLễ Kỳ Yênđình Bình Đông
06/04/20234.6342

Lễ Kỳ Yên đình Bình Đông năm 2024

Hàng năm cứ vào độ tháng hai âm lịch, bà con trong khắp khu vực Sài Gòn Chợ Lớn (xưa) và nay thuộc các quận 8, 11, 5, 4, Bình chánh và miệt Cần Giuộc, Cần Đước - Long An; cả người Việt lẫn người Hoa lại chuẩn bị lễ vật để ngày 12 và 13 tháng hai âm đến cúng viếng đình Bình Đông.

 

Theo lời các vị bô lão kể lại đã lâu lắm rồi, nơi ngôi đình hiện nay, dân cư hồi đó thưa thớt làm ăn khó khăn. Một hôm, có người vớt được chiếc mão trôi trên rạch, đoán rằng của quan quân nào đó bị nạn, nên đưa lên gò và khấn vái. Lạ thay, sau đó, vùng này trúng mùa liên tục, dân làng làm ăn khấm khá qui tụ về dựng nên mái đình ngày nay. Nơi bệ thờ chính luôn luôn có những chiếc mão mới được dân làng sùng bái dâng cúng cho đến tận bây giờ.

 

Lễ Kỳ Yên đình Bình Đôngđình Bình Đông - Ảnh: Sưu tầm

Xem thêm: Các khách sạn tại Hồ Chí Minh

 

Đình Bình Đông được xây dựng trên cù lao ngay nhánh rẽ của dòng Kinh Đôi, thuộc phường 7 quận 8 thành phố Hồ Chí Minh.

 

Theo “Gia Định thành thông chí” của Trịnh Hoài Đức thôn Bình Đông, thuộc tổng Tân Phong, huyện Tân Long, phủ Tân Bình (1818). Đình có sắc phongTự Đức ngũ niên. Như vậy đình Bình Đông phải được xây dựng trước năm 1853 tức trước năm nhận được sắc. Sắc phong Thần “Thành Hoàng bổn cảnh” của thôn Bình Đông, huyện Tân Long ghi ngày 29 tháng 11 âm lịch năm Nhâm Tý.

 

Lễ Kỳ Yên đình Bình ĐôngDu lịch Đình Đông Bình - Ảnh: Sưu tầm

 

Theo các bô lão thì đình Bình Đông có từ xưa, đến năm 1922 được trùng tu với mái ngói, vách ván, cột kèo gỗ theo dạng đình Nam Bộ: võ ca và chánh điện nằm giữa, hai bên có Đông và Tây lang, bên cạnh có nhà Nghĩa Từ. Đến năm 1930, đình xuống cấp nên mái ngói được thay bằng ngói đại ống 2 lớp, vách trét ô dước, nền gạch tàu.

 

Lễ Kỳ Yên đình Bình ĐôngLễ Kỳ Yên đình Bình Đông - Ảnh: Sưu tầm

 

Xem thêm: Các khách sạn giá rẻ tại TP.Hồ Chí Minh

 

Năm 1968, đình bị bom đánh sập một phần võ ca, chánh điện và nghĩa từ. Mãi đến năm 1991, đình được xây dựng lại với kết cấu bằng nguyên vật liệu nặng (bê tông - cốt sắt) nhưng kiến trúc tổng thể vẫn giữ nguyên. Lần xây dựng này có thêm nhà truyền thống. Tuy toàn bộ cảnh quang không thay đổi nhưng kết cấu không còn nét nữa. Nổi bật còn lại vẫn là các hiện vật bên trong chánh điện như toàn bộ khám thờ thần, Tả Hữu ban, Hội đồng đều chạm viền quanh với rồng vờn châu, tùng lộc, tứ linh rất nghệ thuật. Trên bàn thờ thần có khánh đựng mão thần, bộ bát bửu bằng đồng, lư hương bình hoa bằng gốm quý. Trước bàn thờ bố trí bộ lỗ bộ đầu bịt đồng rất quý. Cặp liễn treo hai bên thờ thần với hàng chữ:

 

“Bình tạ chơn linh thánh đức hậu

Đông an đồng nguyện lại thần ân”

Tạm dịch :

“Cảm tạ đấng anh linh

Nên phía Đông yên ổn, nguyện thờ thần”

 

Chung quanh cặp liễn có chạm các hoa văn rất nghệ thuật. Ngoài ra còn có 4 cặp liễn khác cùng kích cỡ, cùng mang tính nghệ thuật chạm trổ với nội dung ca ngợi công đức thần được treo thuần tự theo cung cách thờ cúng. Trong chánh điện còn có bao lam chạm trổ hình dáng: mai, lan, cúc, trúc, mẫu đơn, sóc, giác trên các loại gỗ quí. Các hoành phi đáng kể như Bình Đông đình có ghi niên đại 1870 treo trên cửa chánh điện và bức “Diệu - Diệu anh linh” niên đại 1850.

 

Lễ Kỳ Yên đình Bình ĐôngBạn hãy đến và thưởng thức - Ảnh: Sưu tầm

 

Trong nhà nghĩa từ bài trí hai bàn Tiền và Hậu hiền với đầy đủ hiện vật thờ cúng. Cạnh có bàn Tiên – Sư cũng được chưng dọn rất nghiêm túc. Nhìn tổng thể còn có miếu Ngũ hành, bàn thờ Thần Nông, miếu Ông Tà bố trí theo tục lệ trước mặt võ ca nhằm phục vụ hát xướng ngày đại lễ.

 

Hàng năm lễ Kỳ Yên tự diễn ra theo nghi thức được truyền tụng như đầu lễ là Túc yết, chính lễ là Đoàn (Đàn) cả diễn ra trịnh trọng có tế thần gọi là lễ Thỉnh Sanh. Trong lễ có chánh bái bồi bái, học trò lễ, đào thái theo chiêng trống, kèn của nhạc mà hành lễ. Tiếp có lễ “hát bội” trước là lễ hầu thần, sau phục vụ bà con đến chiêm bái. Lệ này diễn ra hàng năm vào ngày 12 và 13 tháng 2 âm lịch.

 

Lễ Kỳ Yên đình Bình ĐôngChủ tịnh Tôn Đức Thắng - Ảnh: Sưu tầm

Xem thêm: Các tour du lịch Hồ Chí Minh

 

Đặc biệt năm nào lễ cúng Kỳ Yên của Đình cũng thu hút hàng vạn người dân đến chiêm ngưỡng cúng bái. Các đình làng lân cận hoặc ở xa tận Long An cũng cử đoàn đến dâng lễ.

 

Đình Bình Đông được bộ văn hóa cấp bằng công nhận di tích theo quyết định số 2890 – VH/QĐ ký ngày 27.09.1997.

 

mytourblogs.com - Nguồn: tổng hợp

Các câu hỏi thường gặp
Lễ Kỳ Yên đình Bình Đông là gì?

Lễ Kỳ Yên đình Bình Đông là một lễ hội truyền thống được tổ chức hàng năm tại đình Bình Đông, quận Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh.

Lễ hội Kỳ Yên đình Bình Đông được tổ chức vào thời điểm nào?

Lễ hội Kỳ Yên đình Bình Đông được tổ chức vào ngày 15 tháng Giêng âm lịch hàng năm.

Lễ hội Kỳ Yên đình Bình Đông có những hoạt động gì?

Lễ hội Kỳ Yên đình Bình Đông có nhiều hoạt động như diễu hành, lễ cúng, trình diễn múa lân, múa rồng, đua thuyền trên sông Sài Gòn, chơi các trò chơi dân gian và thưởng thức các món ăn truyền thống.

Lễ hội Kỳ Yên đình Bình Đông có ý nghĩa gì?

Lễ hội Kỳ Yên đình Bình Đông có ý nghĩa tôn vinh các vị anh hùng dân tộc đã hy sinh vì đất nước, đồng thời giúp người dân gần xa hiểu rõ hơn về lịch sử và văn hóa của địa phương.

Lễ hội Kỳ Yên đình Bình Đông có phí tham gia không?

Lễ hội Kỳ Yên đình Bình Đông là lễ hội miễn phí, không thu phí tham gia. Tuy nhiên, người tham gia có thể mua các sản phẩm lưu niệm hoặc thưởng thức các món ăn truyền thống tại lễ hội.

2 Thích

Đánh giá : 4.4 /183