Xem thêm: Một số tour du lịch Thanh Hóa giá tốt
Lễ hội rước cá thần là lễ hội truyền thống của bà con nhân dân xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy, mang đậm bản sắc văn hóa của đồng bào dân tộc Mường, thu hút hàng nghìn lượt người dân Thanh Hóa và du khách thập phương tham gia, với nhiều hoạt động đặc sắc.
Lễ hội rước Cá Thần ở suối cá thần đã có truyền thống từ xa xưa, nhưng qua thời gian đã dần dần bị mai một. Năm 2009, theo nguyện vọng của nhân dân địa phương, các ban ngành chức năng của huyện Cẩm Thủy đã phục dựng lại. Ngay từ sáng sớm ngày mùng 8 Tết (7/2), hàng nghìn người dân xã Cẩm Lương và khách thập phương đã tập trung tại nhà văn hóa thôn Lương Ngọc để tham gia tế lễ, bày tỏ lòng thành kính đối với các vị thần linh, cầu mong các vị thần phù hộ độ trì cho một năm mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu, cây cối tốt tươi, dân bản một năm ấm no, hạnh phúc.
Cúng bái thần cá - Ảnh: Sưu tầm
Thành kính bài tỏ lòng mong muốn một năm tốt đẹp - Ảnh: Sưu tầm
Xem thêm: Các khách sạn giá rẻ tại Hà Nội
Lễ hội được chia làm 2 phần: Phần lễ và phần hội. Phần lễ được tổ chức trang nghiêm với lễ bắt cá tế thần rồi đến lễ rước Cá Thần từ suối Ngọc - nằm dưới chân núi Trường Sinh - về sân vận động của bản để làm lễ khai mạc, báo công với thành hoàng làng về một năm lao động sản xuất ở địa phương và những ước nguyện trong năm mới.
Trong đoàn rước lễ bao gồm: Phường bùa, kiệu long đình… Lễ vật tế thần của làng Ngọc có 10 mâm cỗ và hoa quả. Trong 7 mâm cỗ mặn, không thể thiếu các món gồm: xôi đỏ, xôi trắng, xôi tím, thịt gà, thịt lợn, thịt trâu. Ngoài cỗ của làng, các gia đình cũng sắm cỗ riêng để thể hiện lòng thành kính đối với các vị thần linh.
Phần Hội bao gồm những trò chơi khá lành mạnh - Ảnh: Sưu tầm
Phần hội được tổ chức sôi nổi, vui tươi, lành mạnh, với các tiết mục như: ném còn, chọi gà, bóng chuyền, kéo co, bắn nỏ, đi cà kheo, dệt vải… Điều quan trọng trong lễ hội Khai hạ này là không thể thiếu được phần diễn tấu của phường bùa. Tiếng trống, cồng, chiêng âm vang cả núi rừng trong lễ hội Khai hạ đầu năm như thúc giục tinh thần hăng say lao động sản xuất, xây dựng cuộc sống ấm no… của người dân làng Lương Ngọc.
Lễ hội rước Cá Thần sẽ diễn ra trong 2 ngày mùng 8 và mùng 9 Tết âm lịch (tức ngày mùng 7 và mùng 8/2). Đây là lễ hội đặc sắc nhất của đồng bào dân tộc miền núi xứ Thanh, nhằm tôn vinh giá trị văn hóa truyền thống, đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng dân gian của nhân dân trong vùng. Cùng với vẻ đẹp kỳ bí của suối cá thần, làm cho nơi đây trở thành một điểm du lịch lý tưởng đối với du khách thập phương.
Xem thêm: Khách sạn giá tốt tại Thanh Hóa
mytourblogs.com
Lễ rước cá Thần là một lễ hội truyền thống của người dân Thanh Hóa, được tổ chức vào ngày 23 tháng Giêng âm lịch hàng năm để tôn vinh và cầu nguyện cho cá Thần, người được coi là thần linh bảo vệ cho ngư dân và đem lại sự phát triển cho ngành thủy sản.
Lễ rước cá Thần bắt đầu từ lúc rạng sáng, khi người dân đổ ra sông để chuẩn bị cho việc rước cá. Sau đó, các tàu thuyền được trang trí hoa lá, cờ đỏ sao vàng, đèn lồng... rước cá Thần từ đền thờ đến sông. Trong khi đó, người dân đứng trên bờ sông cầu nguyện và tung hoa, nến, đèn lồng xuống sông để cầu mong sự bình an và phát triển cho ngành thủy sản.
Lễ rước cá Thần là một trong những lễ hội truyền thống lâu đời nhất của Thanh Hóa, được coi là biểu tượng của văn hóa và tín ngưỡng dân tộc. Đây cũng là dịp để người dân Thanh Hóa gắn kết, đoàn kết và cầu nguyện cho sự phát triển của địa phương.
Lễ rước cá Thần là một trong những sự kiện thu hút đông đảo du khách đến Thanh Hóa. Đây là dịp để du khách được trải nghiệm văn hóa và tín ngưỡng dân tộc đặc sắc của địa phương. Ngoài ra, du khách còn có cơ hội thưởng thức các món ăn đặc sản và tham quan các danh thắng, di tích lịch sử của Thanh Hóa.
0 Thích