Mytour blogimg_logo
Tags:
cầu Long Biêndu lịch hà nộiPhố Gầm Cầukhám phá Hà Nội
06/04/20239.1820

Nhịp sống hối hả phố Gầm Cầu - Hà Nội năm 2024

Phố Gầm Cầu có chiều dài gần 400 m,đi từ phố Trần Nhật Duật đến phố Phùng Hưng. Phố này chạy dọc theo chân cầu Long Biên, chân cầu ở quãng này xây khá cao, có những vòm cuốn gọi là gầm cầu, do đó mà thành tên. 

 

Phố Gầm Cầu

Phố Gầm Cầu - Ảnh: Sưu tầm

 

Đây nguyên là đất thôn Phúc Lâm, tổng Tả Túc (sau đổi là tổng Phúc Lâm) và thôn Phủ Từ, tổng Hậu Túc (sau đổi là tổng Đồng Xuân) đều thuộc huyện Thọ Xương cũ. Đình Phủ Từ này là số nhà 19 phố Hàng Lược, chùa Phúc Lâm là số nhà 120 đường yên Phụ. Chính thôn Phúc Lâm này đã đi vào thơ của Cao Bá Quát trong bài "Phúc Lâm lão" là một bài thơ giàu chất hiện thực,nói lên tình cảnh khốn đốn của dân vùng này đương thời với tác giả (giữa thế kỷ XIX).

 

Phố Gầm CầuPhố Gầm cầu ngày tết 2012  - Ảnh: Sưu tầm

 

Thời Pháp thuộc, phố có tên là Lơbơlăng (Rue Leblanc). Sau cách mạng đổi thành Khúc Hạo. Đến năm 1947 phố được tách làm hai: Từ Trần Nhật Duật đến Hàng Giấy gọi là Nguyễn Hữu Huân, từ Hàng Giấy đến Phùng Hưng gọi là Gầm Cầu. Đợt đổi tên phố tháng 6-1961, hai phố này gộp lại và đặt tên phố là phố Gầm Cầu.
 
Phố Gầm CầuPhố Gầm Cầu những ngày đông lạnh - Ảnh: Sưu tầm
 
 

Đó là một con phố có tuổi một thế kỷ, với những đặc điểm không giống với bất kỳ một đường phố nào khác của Hà Nội. Phố Gầm Cầu dài chỉ khoảng 200m, nằm ở phía Bắc khu phố cổ, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.  

 

Phố Gầm Cầu

Phố Gầm Cầu luôn là một khu cư dân của những gia đình nghèo - Ảnh: Sưu tầm

 

Phố Gầm CầuMột người đàn ông già ngủ ngay tại phía chân cầu - Ảnh: Sưu tầm

Trong lich sử tồn tại của mình, phố đã trải qua nhiều lần đổi tên. Thời Pháp thuộc phố có tên là phố Leblanc; đến năm 1946 đổi là phố Khúc Hạo. Thời tạm chiếm ( 1948- 1954), phố được chia ra làm hai: phố Nguyễn Hữu Huân ở phía Đông và phố Gầm Cầu ở phía Tây; sau 1954 gọi chung là phố Gầm Cầu. Có cái tên đó là vì phố nằm dọc theo gầm cầu dẫn đường cho tàu hỏa lên cầu Long Biên.

 

Xem thêm: Khách sạn tại Hà Nội

 

Phố Gầm CầuÍt ai có thể nghĩ rằng đây là lối vào của một con phố - Ảnh: Sưu tầm

 

Phố Gầm Cầu có ba đoạn:

 

Đoạn đầu phố Phùng Hưng, chỗ mấy đường phố gặp nhau ở dưới Cầu Sắt, đến Hàng Giấy. Đoạn này là hai lối đi nhỏ gồ ghề đá, mép cỏ bẩn thỉu, một bên còn có thể dắt xe đạp, đưa xe kéo qua còn một bên thì quá hẹp chỉ lọt một người đi. Ở đoạn phố này là nơi cư trú cho dân lao động nghèo.

 

Đoạn từ Hàng Giấy đến Nguyễn Thiếp , khác với đoạn nói trên là bên trên sàn cầu còn có thêm hai hành lang hai bên chia ra thành mái hiên cho những vòm cầu bên dưới. Trong có nhiều vòm có nhiều gia đình sinh sống.

 

Đoạn từ ngã tư Nguyễn Thiếp đến đường Bờ Sông chỉ là một đoạn phố ngắn, đầu phố là khu đình Phúc Lâm với chiếc tam quan khá lớn trông ra bờ sông; ngoài ra không có nhà cửa nào khác.

 

Bên số lẻ ở phía Nam đường đi, xen kẽ với tường sau những nhà phố Hàng Đậu, có một ít căn nhà một tầng nhỏ bé làm thêm tại sân sau các nhà. Cũng có hai nhà khá lớn có gác ( nhà số 7 và số 13) là những nhà có diện tích rộng ở đầu hai ngõ của Hàng Khoai giáp tường đền Huyền Thiên.

 

Tuy nhiên phố Gầm Cầu cũng có một đoạn đường phố hẳn hoi; đó là đoạn ở bên số chẵn phía bắc đường đi: đường trải đá, mặt đường tương đối rộng, mặt phố có nhà làm liên tiếp, hầu hết là nhà một tầng diện tích đủ cho một gia đình trung lưu, phía giáp phố này cũng có một ngôi nhà gác cao đẹp sân rộng, hàng rào ngoài, có cổng vào ( số 14); đầu cạnh Hàng Giấy là lớp nhà phụ thuộc của ngôi nhà lớn 3 tầng quay ra phố chính.

 

Phố Gầm Cầu

Ngày nay phố là một phố buôn bán. Không có vỉa hè, hàng hóa được bày tràn ra lòng phố - Ảnh: Na Son

 

Ngoài việc nằm ở gầm cầu với đường xe lửa “treo” lơ lửng phía trên, những đặc điểm khác làm nên sự lạ lùng của phố Gầm Cầu là con phố này hoàn toàn không có vỉa hè, lòng phố có những đoạn chỉ hẹp 1,5m. Khung cảnh lao động, sinh hoạt trên phố Gầm Cầu cũng có những nét độc đáo, không giống với bất kỳ một đường phố nào khác ở Hà Nội. Vì hẹp như vậy mà Gầm Cầu gần như là một phố của người đi bộ vì rất ít xe cộ đi qua đây.

 

Phố Gầm CầuNgười phụ nữ mưu sinh giữa lòng thủ đô - Ảnh: Sưu tầm


Ở cuối phố, còn có một lối đi dẫn lên nhà ga Long Biên, từ đó có thể ra cầu Long Biên. Lối đi này rất ít người ở Hà Nội biết tới. Nếu như bên dãy số lẻ của phố Gầm Cầu rất chật hẹp với các cửa hàng chen chúc thì bên dãy số chẵn khá rộng rãi, được dùng làm bãi để xe và mở một số hàng quán.


Xem thêm: Tour du lịch Hà Nội

 

Phố Gầm Cầu

 Tập trung chủ yếu dân buôn bán và lao động ngoại tỉnh, nếp sinh hoạt ở phố Gầm Cầu khá dân dã... - Ảnh: Sưu tầm

 

Phố Gầm Cầu

Ba người xe ôm đốt ít củi nhỏ sưởi ấm giữa mùa đông lạnh trên phố Gầm Cầu - Ảnh: Sưu tầm

 

Xem thêm: Các khách sạn giá rẻ tại Hà Nội

 

Dù chưa được nhắc tới nhiều trên bản đồ du lịch nhưng phố Gầm Cầu là một con phố rất đáng để du khách đến thăm Hà Nội khám phá.

Các câu hỏi thường gặp
Nhịp sống hối hả phố Gầm Cầu là gì?

- Nhịp sống hối hả phố Gầm Cầu là một thuật ngữ để miêu tả cuộc sống sầm uất, bận rộn và đầy năng lượng của khu vực phố Gầm Cầu ở Hà Nội.

Phố Gầm Cầu nằm ở đâu?

- Phố Gầm Cầu nằm ở quận Long Biên, Hà Nội, gần cầu Long Biên.

Những điểm đến nổi bật ở phố Gầm Cầu là gì?

- Phố Gầm Cầu có nhiều quán ăn, cửa hàng bán đồ cổ, chợ đồ cũ, và các cửa hàng bán đồ handmade. Ngoài ra, khu vực này cũng có nhiều quán cà phê và quán bar.

Phố Gầm Cầu có gì đặc biệt?

- Phố Gầm Cầu có kiến trúc cổ kính và là nơi tập trung nhiều người bán đồ cổ, đồ handmade và đồ vintage. Khu vực này cũng là nơi để thưởng thức ẩm thực đường phố Hà Nội.

Có nên ghé thăm phố Gầm Cầu khi đến Hà Nội?

- Nếu bạn yêu thích sự độc đáo và muốn khám phá nét đẹp của Hà Nội, thì phố Gầm Cầu là một điểm đến thú vị. Tuy nhiên, nếu bạn không thích đông đúc và ồn ào, thì nên suy nghĩ kỹ trước khi đến khu vực này.

0 Thích

Đánh giá : 5.0 /515