Mytour blogimg_logo
Tags:
khám phá Hà Nộikinh nghiệm du lịch Hà Nộinhà thờ Lớn Hà Nội
06/04/20235.7140

Nhà thờ lớn Hà Nội năm 2024

Vị trí: Số 40, phố Nhà Chung, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Ðặc điểm: Ðược xây dựng trên khu đất vốn là nền của tòa tháp Báo Thiên nổi tiếng của kinh thành Thăng Long thời Lý (thế kỷ 11 - 12).

 

 

Xem thêm: Các khách sạn giá rẻ tại Hà Nội

 

Nhà thờ lớn được xây dựng năm 1988, nhưng ít ai biết rằng công trình kiến trúc nổi bật của đạo Thiên Chúa này có một lịch sử khá đặc biệt. Nó biểu trưng cho sự va chạm và giao thoa văn hóa giữa phật Giáo và Thiên chúa giáo, giữa phương Đông và phương Tây.

Năm 1873, sau khi quân Pháp hạ thành Hà Nội lần thứ nhất, giám mục Puginier đã chiếm một khu đất ở đầu thôn Báo Thiên Tự, huyện Thọ Xương cũ và cho xây dựng ở đây một nhà thờ bằng gỗ. Dần dần giáo hội mở rộng, biến toàn bộ đất đai thôn này trở thành quyền sở hữu chung của giáo hội. Cũng vì thế mà khu vực này mới có tên gọi phố Nhà Chung như hiện nay. Tiền thân của Nhà thờ chính toà Hà Nội chính là ngôi nhà thờ gỗ đó. Nhà thờ Lớn được xây dựng với quy mô lớn trên nền của ngôi chùa Báo Thiên cổ kính.

 


Đây là một nhà thờ tiêu biểu cho lối kiến trúc Gotich (những mái vòm uốn cong, rộng, hướng lên bầu trời) rất thịnh hành trong thế kỷ XII. Nhà thờ được làm theo mẫu của Nhà Thờ Đức Bà Paris với chiều dài 64,5m, chiều rộng 20,5m và hai tháp chuông cao 31,5m với những trụ đá to nặng bốn góc.

 

 

Xem thêm: Các khách sạn tại Hà Nội



Ban đầu tên gọi của nhà thờ là Saint Joseph bởi vì năm 1678, Đức Thánh Cha Inôxentê XI tôn phong Thánh Joseph (cha của đức chúa Jesu) làm Thánh Bảo trợ nước Việt Nam và các nước lân cận. Do vậy, giáo dân Việt Nam rất sùng kính Ngài. Nếu như ngôi thánh đường cổ nhất ở Sài Gòn là "Nhà thờ Đức Bà" (đức mẹ Maria) thì ngôi thánh đường lớn nhất ở Hà Nội là "Nhà thờ lớn kính Thánh Joseph".

Thời gian trôi qua, người dân Hà thành đã quen thuộc và chấp nhận hình ảnh của nhà thờ Lớn như một biểu tượng văn hoá mới. Sẽ là thiếu sót nếu không nói tới những ảnh hưởng của văn hoá Pháp thể hiện trong văn hoá nay của Hà Nội, cũng như không thể bỏ qua những khu biệt thự Pháp cổ khi nói về kiến trúc thủ đô. Nằm trong dòng chảy ấy, nhà thờ Lớn nay đã trở thành một phần không thể tách rời của Hà Nội, là địa chỉ thân quen của không chỉ những con chiên ngoan đạo của Thiên Chúa giáo mà còn của mọi tầng lớp dân cư Hà thành.

0 Thích

Đánh giá : 4.9 /109