Mytour blogimg_logo
Tags:
Hà Nộidu lịch tâm linhlễ hội truyền thốngvăn hóa dân gian lễ hội Triều Khúc
06/04/20234.9980

Lễ hội Triều Khúc năm 2024

Lễ hội Triều Khúc được tổ chức trong ba ngày từ 9 đến 12 tháng Giêng Âm lịch. Tương truyền, lễ hội được tổ chức để tưởng nhớ Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng. 

 

Xem thêm: Các khách sạn tại Hòa Bình

 

Nằm tại km số 8, trên đoạn đường Hà Nội - Hoà Bình, làng Triều Khúc còn có tên gọi là Kẻ Đơ, nay thuộc xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, Hà Nội. Kẻ Đơ xưa vốn đã là một vùng quê nổi tiếng với nghề làm nón quai thao, vì thế, làng còn được gọi là làng Đơ Thao. Ngoài quai thao, làng còn nổi tiếng bởi nghề thêu may những đồ thờ như: lọng, tàn, trướng, y môn, tán tía.

 

Hàng năm lễ hội được tổ chức với quy mô lớn - Ảnh: Sưu tầm

 

Do có nghề thủ công nên từ xưa dân làng Triều Khúc đã sống tương đối phong lưu. Để nhớ ơn người đã đem lại cuộc sống ấm no cho mình, dân làng đã thờ ông tổ nghề tại đình Lớn cùng với vị Thành hoàng là Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng (770 -798).

 

Hằng năm, làng tổ chức lễ hội tại đình Lớn để ghi nhớ công ơn tổ nghề và thao diễn lại trận đánh oanh liệt của vị Đại vương mà dân làng vẫn tôn kính phụng thờ.

 

Xem thêm: Các khách sạn tại Hà Nội

 

 

Lễ hội làng Triều Khúc - Ảnh: Sưu tầm

 

Lễ hội Triều Khúc được tổ chức trong ba ngày từ 9 đến 12 tháng Giêng. Mở đầu là lễ rước long bào - triều phục của Hoàng đế Phùng Hưng từ đình Sắc về đình Lớn (Triều Khúc có hai đình) để bắt đầu cuộc tế gọi là lễ “hoàn cung”. 

 

Mở đầu là lễ rước Long bào - Ảnh: Sưu tầm

 

Sắc phong được rước qua chùa của làng - Ảnh: Sưu tầm

 

Khi cuộc tế lễ trong đình bắt đầu thì ngoài sân đình các trò vui cũng được tổ chức, một trong những trò vui được nhiều người ưa thích nhất là trò “đĩ đánh bồng”. Đây là một điệu múa cổ do hai chàng trai đóng giả gái biểu diễn, trong bộ quần áo mớ ba mớ bẩy, cộng với hoá trang má phấn môi son, răng đen hạt huyền, mắt lá răm, khăn mỏ quạ, hai “cô gái” vừa nhún nhảy vừa vỗ trống Bồng đeo trước bụng một cách nhí nhảnh, nom rất vui mắt và cũng gây cười. Tiết mục này thường thu hút người dự hội nhiều nhất và cũng là tiết muc sinh động và độc đáo nhất trong lễ hội Triều Khúc.

 

 Tiết mục múa “con đĩ đánh bồng” độc đáo - Ảnh: Sưu tầm

 

Hai chàng trai giả gái tựa lưng vào nhau múa - Ảnh: Sưu tầm

 

Hội chính ngày 12, tế thành hoàng tại đại đình với ba tuần tế kéo dài trên ba giờ đồng hồ. Sau mỗi tuần tế, nhạc bát âm tấu khúc Lưu thủy và múa sênh tiền.

 

Múa rồng - Ảnh: Sưu tầm

 

Trong múa sênh tiền ở Triều Khúc có nhân vật hoạt náo Thanh Đề đeo mặt nạ gỗ. Lại có tiết mục múa “Con đĩ đánh bồng” sau mỗi lần tiến tửu. Hai người nam giả nữ vận áo tứ thân đổi vạt, mặc váy, đeo trống bồng điệu bộ lặc lè ngả nghiêng uốn lượn theo điệu trống cà rùng.

 

 Trận đánh giả được diễn ra ngay trước cổng đình - Ảnh: Sưu tầm

 

Xem thêm: Các khách sạn giá rẻ tại Hà Nội

 

Ngoài ra, trong hội làng Triều Khúc còn có nhiều trò vui khác như múa lân hí cầu, đấu vật, hát Chèo Tàu. Sới vật Triều Khúc cũng là một trong những sới nổi tiếng, thu hút khá đông các đô vật nơi khác về tham dự: Bắc Ninh, Gia Lâm, Mai động... Múa rồng trong hội Triều Khúc cũng có nhiều nét độc đáo, kỹ thuật điêu luyện.

 

Xem thêm: Tour du lịch Hà Nội

 

Cụ ông múa lân - Ảnh: Sưu tầm

 

Tương truyền đây là điệu múa có từ thời Bố Cái Đại Vương. Do múa hay, múa đẹp như vậy nên hằng năm đội múa rồng Triều Khúc thường được mời về tham dự và múa rồng ở hội Đống Đa.

 

 Chuẩn bị rước kiệu - Ảnh: Sưu tầm


Ngày 12 là ngày rã hội. Trong ngày này có lễ rã đám, và kết thúc bằng điệu múa cờ (còn gọi là chạy cờ). Điệu múa phản ánh sự tích Phùng Hưng kén chọn người tài để bổ sung quân ngũ trước lúc lên đường quyết chiến với quân xâm lược. 

  

Có thể nói lễ hội Triều Khúc thể hiện sâu sắc nhất cốt cách và nét đẹp tâm linh trong bản sắc văn hóa của người Hà thành. Những nét văn hóa nguyên sơ ấy đã được dân làng nơi đây lưu truyền ngàn đời và chắc chắn sẽ còn mãi với thời gian.

Các câu hỏi thường gặp
Lễ hội Triều Khúc là gì?

Lễ hội Triều Khúc là một lễ hội truyền thống được tổ chức hàng năm tại xã Triều Khúc, huyện Thanh Trì, Hà Nội. Đây là một trong những lễ hội lớn nhất và đặc sắc nhất của miền Bắc.

Lễ hội Triều Khúc diễn ra vào thời gian nào?

Lễ hội Triều Khúc diễn ra vào ngày 10 tháng Giêng âm lịch hàng năm.

Lễ hội Triều Khúc có những hoạt động gì?

Lễ hội Triều Khúc có nhiều hoạt động đa dạng như diễu hành, múa lân, múa rồng, đua thuyền trên sông Hồng, chạy trên đường đua ngựa, đấu kiếm, đánh bài, hát văn, đố vui, chơi trò chơi dân gian, thưởng thức các món ăn truyền thống,...

Lễ hội Triều Khúc có ý nghĩa gì?

Lễ hội Triều Khúc có ý nghĩa rất lớn đối với người dân địa phương và cả đất nước. Đây là dịp để người dân Triều Khúc tổ chức các hoạt động văn hóa, tôn vinh các giá trị truyền thống và gắn kết cộng đồng. Đồng thời, lễ hội cũng giúp quảng bá hình ảnh của địa phương và thu hút du khách đến tham quan, trải nghiệm.

Lễ hội Triều Khúc có nên tham quan?

Đương nhiên, nếu bạn có cơ hội đến Hà Nội vào dịp Lễ hội Triều Khúc, đây là một sự kiện không thể bỏ qua. Bạn sẽ được trải nghiệm những hoạt động đặc sắc, thưởng thức các món ăn truyền thống và tìm hiểu về văn hóa địa phương.

0 Thích

Đánh giá : 4.6 /508