Mytour blogimg_logo
Tags:
chùa Hươngdu lịch miền Bắcdu lịch tâm linhphượtchùa Đồng Yên Tửchùa Bái Đínhđền chùachùa Ba Vàngchùa Địa Ngục
06/04/20236.8750

Những ngôi chùa hấp dẫn phượt thủ miền Bắc năm 2024

Những ngôi chùa thường gắn với ý niệm tâm linh, bởi thế nhiều người vẫn nghĩ chỉ có tăng ni phật tử sùng đạo mới tới chùa lễ Phật. Thế nhưng, miền Bắc lại có những ngôi chùa hấp dẫn phượt thủ bởi vẻ quyến rũ của cảnh quan, sự khó khăn trên con đường hành hương và nét đẹp bình yên không vướng bụi trần.

 

Chùa Ba Vàng

Chùa Ba Vàng  - Ảnh: CBL Nhiếp Ảnh Trẻ Uông Bí

 

1. CHÙA HƯƠNG (MỸ ĐỨC, HÀ NỘI)

 

Chùa Hương nằm ở xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội. Để đi lễ, du khách sẽ phải mua vé và ngồi đò khoảng một tiếng trên dòng suối Yến dẫn vào chùa. Giá vé tham quan là 50.000 đồng, giá vé đò là 35.000 đồng (tuyến Hương Tích).

 

Con đường thủy vào chùa Hương

Con đường thủy vào chùa Hương - Ảnh: Sưu Tầm

 

Vì là con đường duy nhất để du khách vào lễ bái ở chùa Hương, dòng suối Yến từ ngày khai hội đến hết tháng 3 lúc nào cũng tấp nập với những con đò chở khách vào ra nườm nượp. Ngoài ra, tháng 3 cũng là dịp du khách được ngắm nhìn hoa gạo nở đỏ rực, tạo nên khung cảnh thơ mộng cho dòng suối Yến.

 

Chùa Hương trong không gian tĩnh mịch

Chùa Hương trong không gian tĩnh mịch - Ảnh: Sưu Tầm

 

Không cách quá xa trung tâm thành phố, nhiều phượt thủ còn chọn mùa vắng khách để tới chùa Hương vãn cảnh, vừa không phải chen lấn, vừa thưởng trọn cảnh non xanh nước biếc của quần thể hàng chục ngôi chùa thờ Phật, đền thờ thần, các ngôi đình, thờ tín ngưỡng nông nghiệp

 

Mùa hoa gạo chùa Hương

Mùa hoa gạo chùa Hương - Ảnh: Sưu Tầm

 

Xem thêm: Các khách sạn giá rẻ tại Hà Nội

 

2. CHÙA BA VÀNG (UÔNG BÍ, QUẢNG NINH)

 

Chùa Ba Vàng là ngôi chùa có chính điện tráng lệ lớn nhất Việt Nam, có mạch phong thủy bắt nguồn từ chùa Đồng (Yên Tử) với độ cao 1.080m và địa hình hạ đoạn tạo thành thế thanh long, bạch hổ, có mặt bằng để tu tạo thành chùa cảnh tri ân Phật tổ.

 

Chùa Ba Vàng lộng lẫy về đêm

Chùa Ba Vàng lộng lẫy về đêm - Ảnh: CBL Nhiếp Ảnh Trẻ Uông Bí

 

Ngày mùng một, ngày rằm hàng tháng hay các ngày lễ, ngôi chùa càng trở nên lộng lẫy với hệ thống điện hoành tráng, hòa mình trong cảnh vật thiên nhiên. Đứng từ chùa còn có thể trông ra thành phố Uông Bí với những mái nhà nhấp nhô hoặc muôn vàn đốm sáng điện rực rỡ.

 

Chùa thu hút lượng khách du lịch khá lớn

Chùa thu hút lượng khách du lịch khá lớn - Ảnh: CBL Nhiếp Ảnh Trẻ Uông Bí

 

Quy mô hoành tráng của ngôi chùa Ba Vàng là điều hấp dẫn với nhiều phượt thủ. Tới đây, rất nhiều người đã phải choáng ngợp bởi cấu trúc cân xứng, sự tôn nghiêm, thanh tịnh hiếm thấy của ngôi chùa.

 

Kì quan kiến trúc

Kì quan kiến trúc - Ảnh: CBL Nhiếp Ảnh Trẻ Uông Bí

 

Chùa Ba Vàng - Quảng Nình

 

Xem thêm: Các khách sạn giá rẻ tại Quảng Ninh

 

3. CHÙA ĐỊA NGỤC (TAM ĐẢO, VĨNH PHÚC)

 

Không phải là ngôi chùa nổi tiếng về quy mô, cảnh quan nhưng chùa Địa Ngục lại hút dân phượt hơn cả bởi nơi đây có con đường trek xuyên rừng khá thú vị. Không quá khó khăn nhưng vẫn mang tính thách thức, được coi như sự luyện tập trước những chuyến trekking dài ngày khác.

 

Chùa Địa Ngục

Chùa Địa Ngục - Ảnh: thanhin

 

Công trình chùa Địa Ngục được phục dựng lại trên nền cũ với những ngôi mộ cổ cao chừng 6 m phía trước cổng. Bạn phải vượt qua khoảng 12 km đường rừng, đi trên những đoạn nhỏ hẹp, hun hút mới tới đích.

 

Con đường trek vào chùa Địa Ngục

Con đường trek vào chùa Địa Ngục - Ảnh: thanhin

 

Dọc hành trình là các thân cây lớn, dây leo chằng chịt hay bụi rậm ẩm thấp. Đặc biệt, một số tấm vải vàng dán chữ đỏ chỉ đường vào chùa nằm rải rác dọc đường càng khiến khung cảnh thêm kì bí. Tuy nhiên cũng có nhiều đoạn mà bạn sẽ phải ngỡ ngàng bởi khu rừng trúc xanh mát tuyệt đẹp.

 

Những con đường đầy thách thức

Những con đường đầy thách thức - Ảnh: thanhin

 

Xem thêm: Các khách sạn giá rẻ tại Vĩnh Phúc

 

4. CHÙA BÁI ĐÍNH (NINH BÌNH)

 

Là quần thể lớn và sở hữu nhiều kỷ lục nhất Việt Nam, chùa Bái Đính được xem là một trong những điểm đến tâm linh thu hút rất đông mỗi dịp xuân về. Cách Hà Nội 93 km về phía Nam – nơi có quốc lộ 1A, 10, 12A, 12B và cả đường sắt Bắc – Nam chạy qua, du khách có thể về Ninh Bình thông qua nhiều phương tiện khác nhau như tàu hỏa, xe buýt, ô tô riêng hoặc xe máy.

 

Quần thể chùa Bái Đính

Quần thể chùa Bái Đính - Ảnh: youtube

 

Khu tâm linh núi chùa Bái Đính nằm trong Quần thể Danh thắng Tràng An, cách thành phố Ninh Bình khoảng 15 km, nằm ở phía Tây khu di tích lịch sử cố đô Hoa Lư, là sự tiếp nối tâm linh từ ngàn năm trước chuyển tiếp đến ngàn năm sau. Với kiến trúc đồ sộ, nguy nga, lộng lẫy, những pho tượng có nét uy nghi, bao dung, nghệ thuật chạm khắc, đúc đồng tinh tế, tài tình cùng cảnh quan hùng vĩ, núi gối đầu sông, mây vờn đỉnh núi, không gian tâm linh thanh tịnh bao trùm khắp chốn.

 

Sừng sững giữa trời xanh

Sừng sững giữa trời xanh - Ảnh: emeraldaresort

 

Phượt thủ đi Tràng An – Bái Đính giống như một chuyến đi ngắn cuối ngày, với đoạn đường đủ dài nhưng không quá xa Hà Nội. Đặc biệt, mùa lúa chín còn khiến các phượt thủ kéo nhau về Tam Cốc - Bích Động gần đó để chiêm ngưỡng cảnh sơn thủy hữu tình hiếm thấy của mùa lúa chín vùng đồng bằng, khi mà du lịch dường như chỉ nhớ tới thắng cảnh ruộng bậc thang miền núi.

 

Tam Cốc - Bích Động

Tam Cốc - Bích Động - Ảnh: Le Hong Ha

 

Xem thêm: Các tour du lịch Ninh Bình giá rẻ

 

5. CHÙA ĐỒNG – YÊN TỬ (UÔNG BÍ, QUẢNG NINH)

 

Được mệnh danh là “Ngôi chùa trên đỉnh núi bằng đồng lớn nhất châu Á”, chùa Đồng trên đỉnh thiêng Yên Tử là một địa danh thu hút khách du lịch thâp phương về lễ bái quanh năm. Chùa tọa lạc trên điểm cao nhất của núi Yên Tử, ở độ cao 1.068m so với mực nước biển. Phía sau chùa là vực sâu với vách núi đá dựng đứng, thuộc địa phận tỉnh Bắc Giang.

 

Chùa Đồng Yên Tử

Chùa Đồng Yên Tử - Ảnh: sưu tầm

 

Hàng năm, lễ hội ở chùa Đồng và Yên Tử nói chung diễn ra vào ngày mùng 10 tháng Giêng (Âm lịch) và 3 ngày đầu năm. Ngoài ra, vào những ngày sóc, vọng hay lễ Vu Lan, Phật đản, nhiều Phật tử cả nước cũng về đây hành hương lên chốn Trúc Lâm Yên Tử linh thiêng để tỏ lòng thành kính với Đức Phật từ bi.

 

Hàng trăm hàng nghìn người đến với đỉnh Yên Tử

Hàng trăm hàng nghìn người đến với đỉnh Yên Tử - Ảnh: sưu tầm

 

Đường lên Yên Tử gắn với con đường trekking Tây Yên Tử nổi tiếng trong giới phượt, và ngay cả việc leo lên những bậc tam cấp bình thường – con đường dẫn tới đỉnh thiêng Yên Tử cũng là một thách thức với những kẻ hành hương.

 

Con đường trekkig xuyên Tây Yên Tử

Con đường trekkig xuyên Tây Yên Tử - Ảnh: emong

 

Xem thêm: Các khách sạn giá rẻ tại Quảng Ninh

 

Đi chùa đâu nhất thiết phải cúng bái, lễ vật hậu hĩnh, và không phải những Phật Tử mới có thể tới chùa. Phượt thủ miền Bắc đã có lựa chọn về điểm đến thật đa dạng và phong phú, chính là những ngôi chùa linh thiêng giữa non nước hữu tình, chẳng cần phải đi quá xa nhưng vẫn có hành trình đầy thú vị về chốn thanh bình.

 

Hoa Cát – mytourblogs.com

 

Lưu ý: Nội dung bài viết thuộc bản quyền của mytourblogs.com (Không bao gồm hình ảnh). Mọi sao chép cần ghi rõ nguồn, tên tác giả, nhiếp ảnh gia cùng với liên kết về nội dung tương ứng tại mytourblogs.com.

Các câu hỏi thường gặp
Những ngôi chùa nào ở miền Bắc được phượt thủ yêu thích nhất?

- Có rất nhiều ngôi chùa ở miền Bắc được phượt thủ yêu thích nhưng có thể kể đến như Chùa Một Cột, Chùa Hương, Chùa Thầy, Chùa Dâu, Chùa Bái Đính,...

Tại sao phượt thủ lại thích đến những ngôi chùa này?

- Những ngôi chùa này có kiến trúc độc đáo, mang đậm nét văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam.

- Ngoài ra, đến những ngôi chùa này, phượt thủ còn có cơ hội tìm hiểu về lịch sử, văn hóa và tâm linh của đất nước.

Có những hoạt động gì phượt thủ có thể tham gia khi đến những ngôi chùa này?

- Tham gia lễ hội tại chùa (nếu có).

- Tham gia các hoạt động tâm linh như lễ cầu an, lễ cúng,...

- Tham gia các hoạt động văn hóa như xem múa rối nước, xem ca trù,...

Có những lưu ý gì khi đến tham quan những ngôi chùa này?

- Trang phục lịch sự, kín đáo.

- Tôn trọng nghi lễ và tôn giáo của người dân địa phương.

- Không gây ồn ào, xả rác, phá hoại tài sản của chùa.

Nên đến thăm những ngôi chùa này vào thời điểm nào trong năm?

- Tùy vào từng ngôi chùa mà có thể có các lễ hội, sự kiện khác nhau. Tuy nhiên, thời điểm từ tháng 1 đến tháng 4 là thời điểm thích hợp để đến thăm những ngôi chùa này vì thời tiết mát mẻ và không quá nắng nóng.

0 Thích

Đánh giá : 4.9 /359