Mytour blogimg_logo
Tags:
di sản văn hóalễ hội truyền thốngQuan họ Bắc Ninhlễ hội Đống Cao
06/04/20233.9260

Lễ hội Đống Cao - Tái hiện sắc mầu làng Việt cổ năm 2024

Mồng bốn đi hội kéo co Mồng năm hội Ó chẳng cho nhau về, Mồng sáu đi hội Bồ Đề, Mồng bảy trở về đi hội Đống Cao…

 
Chất lãng mạn ấy được biểu hiện rất rõ nét trong hội xuân ở làng Đống Cao mà đã được đưa vào câu ca dân gian trên. Hội làng Đống Cao được mở từ ngày mồng 6 đến ngày mồng 8 tháng giêng. Hội làng tái hiện những nét cơ bản mang đậm mầu sắc của một làng Việt cổ.

 

 

Lễ hội Đống Cao - Tái hiện sắc mầu làng Việt cổ

Không khí lễ hội vui nhộn

Xem thêm: Các khách sạn giá ưu đãi tại Bắc Ninh

  

Tín ngưỡng thờ mẫu là một đặc điểm nổi bật của người Việt cổ, mang dấu ấn của thời kỳ mẫu hệ. Hội làng Đống Cao cùng hội làng Hoà Đình đã thể hiện khá đậm nét tục thờ mẫu này, vì hai làng có liên quan đến tục thờ bà Đống. Trò diễn liên quan đến tục thờ bà Đống diễn ra như sau: Vào đêm mồng 6, làng Hoà Đình cử ra 12 cô gái xinh đẹp, chưa có chồng, nết na, tổ chức “ngủ bọn” để chuẩn bị rước kiệu bà Đống, kiệu rước được kết hoa tươi thật đẹp.

 

Lễ hội Đống Cao - Tái hiện sắc mầu làng Việt cổ

Rước kiệu bà Đống

 

Lễ hội Đống Cao - Tái hiện sắc mầu làng Việt cổ

Kiệu rước Thành Hoàng

 Xem thêm : Các khách sạn giá rẻ tại Bắc Ninh

Đến nửa đêm, đoàn rước của làng Hoà Đình gồm vị Tiên chỉ và 12 cô gái rước kiệu đến Đống Cả làng Đống Cao tế lễ và xin rước bà Đống về chùa để thờ. Bên Đống Cao cử 12 chàng trai chưa vợ, tài đức vẹn toàn, mỗi người cầm một đòn lao tre, to bằng cổ tay, dài hơn một mét, quấn giấy đỏ. Bên 12 cô gái, mỗi người cầm một chiếc quạt giấy che trước bụng.

 

Khi diễn trò, bên con trai cố làm sao ấn đòn tre một cách tượng trưng được vào rốn cô gái đối diện. Còn bên các cô gái cầm quạt, cố sao cho chàng trai đối diện không ấn được đòn lao vào rốn mình. Khi đoàn rước bà Đống của làng Hoà Đình ra khỏi địa phận làng Đống Cao thì cuộc giằng co mới kết thúc.

 

Đám rước làng Hoà Đình về đến chùa làng mình thì trời cũng vừa rạng sáng. Trò diễn này đã bị mai một. Giờ đây, đã được Bộ Văn hóa-Thể thao-Du lịch có đề án khôi phục lại. Đống Cao đã thành lập đội trống 10 người, đội gậy 12 người, đội rước 40 người và Bộ Văn hoá-Thể thao-Du lịch đầu tư cho làng 40 bộ quần áo, mũ, khăn, 40 lá cờ thần, 7 trống, 3 não bạt.

 

Ngày chính hội, sáng mồng 7 tháng giêng, toàn dân Đống Cao tập trung tại đình làng để làm lễ nghinh thần. Đám rước tập trung tại đình làng, làm lễ xong thì xuất phát. Đi đầu là hàng chục lá cờ, trống chiêng, bát bửu, phường bát âm, tiếp đến là hương án, kiệu bát cống sơn son thếp vàng. Đi sau là các quan viên ăn mặc lễ phục chỉnh tề, cuối cùng là dân làng.
 
Đám rước thong thả theo đường làng, lên đê Ngũ Huyện Khê  đến đền thờ đức thánh Tam Giang (Trương Hống, Trương Hát) ở xóm Bến. Đến nơi, ông chủ tế dâng lên bàn thờ đức thánh mâm lễ vật, gồm: Xôi, gà, trầu, rượu, hoa quả… Ông chủ tế làm lễ để được rước bài vị đức thánh về đình làng. Đám rước lại lần lượt như cũ quay về đình.
 
Đến nơi, ông chủ tế đưa bài vị của ngài vào hậu cung, như vậy thần đã được nghinh rước về đình, chứng kiến dân làng mở hội. Việc rước thần diễn ra trong buổi sáng, buổi chiều hôm đó tế lễ được cử hành. Ở chùa, cũng được làm lễ cúng Phật.
Sau những nghi thức tế lễ, làng tổ chức vui chơi phần hội. Ở đây thường tổ chức thi vật, chọi gà, cờ người, tổ tôm điếm, hát chèo, hát quan họ.
 
Hát quan họ ở hội làng Quan họ gốc Đống Cao là một sinh hoạt văn hoá dân gian đặc sắc nhất. Đống Cao là một làng lớn, có gần 4.000 dân nằm trong 22 dòng họ. Trước đây, Đống Cao có tới 14 bọn quan họ kết bạn với các bọn quan họ ở Hoà Đình, Chọi, Yên Mẫn, Diềm, Lim, Trà, Thị Cầu, Niềm, Đặng… Ngày hội ngoài các bọn quan họ kết bạn đến “ca sự tại đình”, “nam nữ du ca tại gia” và hát hội, còn có nhiều bọn quan họ về đây tìm bạn.
 
Lễ hội Đống Cao - Tái hiện sắc mầu làng Việt cổ
Đối đáp quan họ
 
Ngày nay, đời sống nhân dân Đống Cao ngày càng được nâng cao bởi vì cùng với phát triển nghề giấy dó thủ công, giấy sản xuất theo dây chuyền công nghiệp cũng tăng trưởng mạnh. Người Đống Cao không phải chỉ có quen biết những người bạn quan họ, mà còn giao lưu với nhiều bạn làm ăn.
 
Bởi thế, hội làng Đống Cao hằng năm được mở to hơn. Ngoài duy trì phần lễ như trước đây để tái hiện không gian của một làng Việt cổ, phần hội đã được bổ sung thêm cho phù hợp với sự phát triển của làng quê.
 
Cùng với duy trì các trò chơi dân gian, ngày hội, Đống Cao đã tổ chức thi đấu bóng chuyền, cầu lông và đón các đoàn văn công chuyên nghiệp về biểu diễn, đặc biệt là mở rộng giao lưu hát quan  họ khi Quan họ được UNESCO công nhận là Di sản phi vật thể đại diện cho nhân loại.
 
Khách thập phương về trảy hội hằng năm ở Đống Cao ngày một đông. Điều đó nói lên cái riêng của hội Đống Cao thực sự hấp dẫn. Qua đây cũng là dịp để Đống Cao quảng bá thương hiệu giấy của mình được rộng rãi.
 
Các câu hỏi thường gặp
Lễ hội Đống Cao là gì?

Lễ hội Đống Cao là một lễ hội truyền thống được tổ chức hàng năm tại xã Đống Cao, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh, Miền Bắc Việt Nam. Đây là một trong những lễ hội lớn nhất và đặc sắc nhất của vùng đất này.

Lễ hội Đống Cao diễn ra vào thời gian nào?

Lễ hội Đống Cao diễn ra vào ngày 10 tháng Giêng âm lịch hàng năm, tức là vào khoảng tháng 2 hoặc tháng 3 âm lịch.

Những hoạt động chính trong lễ hội Đống Cao là gì?

Trong lễ hội Đống Cao, người dân sẽ tham gia các hoạt động như diễu hành, múa lân, múa rồng, đánh trống, đánh gongs, hát quan họ, chơi nhạc cụ dân tộc và các trò chơi dân gian.

Lễ hội Đống Cao có ý nghĩa gì?

Lễ hội Đống Cao có ý nghĩa rất lớn đối với người dân địa phương, đó là tôn vinh và giữ gìn các giá trị văn hóa truyền thống của làng Việt cổ. Ngoài ra, lễ hội còn thu hút đông đảo du khách đến tham quan và trải nghiệm văn hóa đặc sắc của vùng đất này.

Làm thế nào để đến Đống Cao tham gia lễ hội?

Để đến Đống Cao tham gia lễ hội, bạn có thể đi bằng xe ô tô hoặc xe máy từ Hà Nội hoặc các tỉnh lân cận. Nếu không tự lái, bạn có thể đi bằng xe khách hoặc thuê xe du lịch.

0 Thích

Đánh giá : 4.2 /244