Bản “ Dạ cổ hoài lang” - tác phẩm nổi tiếng của nghệ sĩ tài danh Cao Văn Lầu – người đã làm rạng rỡ nền cổ nhạc truyền thống dân tộc. Ông sinh ngày 22/12/1890 tại xóm Cái Cui, làng Chí Mỹ, quận Vàm Cỏ, tỉnh Long An. Do hoàn cảnh khó khăn, gia đình ông trôi dạt nhiều nơi trước khi dừng chân tại Bạc Liêu.
Với sự hướng dẫn những bước đi đầu tiên của cố nhạc sĩ Hai Khị, đã hình thành tài năng của một người nhạc sĩ lớn đó là ông Cao Văn Lầu. Tác phẩm Dạ cổ hoài lang do ông sáng tác là một đóng góp có nhiều ảnh hưởng đối với âm nhạc và nghệ thuật Việt Nam, gắn liền với sự ra đời của dòng nghệ thuật sân khấu cải lương. Ông mất ngày 13/8/1976 tại thành phố Hồ Chí Minh, thọ 84 tuổi.
Tượng cố nhạc sĩ Cao Văn Lầu
Từ trung tâm thành phố Bạc Liêu qua cầu Kim Sơn theo con đường mang tên Cao Văn Lầu đi chừng 1km, du khách rẽ phải vào con đường nhỏ chừng 300m là đến Khu lưu niệm nhạc sĩ Cao Văn Lầu. Khi ông tạ thế vào năm 1976, gia đình đã an táng ông tại đây, trên phần đất của gia đình và đến năm 1997 Ủy ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu đã xếp hạng di tích lịch sử cấp tỉnh. Năm 2008 tỉnh Bạc Liêu đầu tư trùng tu, tôn tạo khu phần mộ này thành “Khu lưu niệm nhạc sĩ Cao Văn Lầu” và đưa vào hoạt động từ ngày rằm tháng Tám âm lịch năm Kỷ Sửu (29/9/2009) nhân dịp kỷ niệm 90 năm ra đời bản Dạ cổ hoài lang do ông sáng tác. Tác phẩm được ra đời trong thời gian cuộc sống vợ chồng ông gặp nhiều sóng gió, vì sau 3 năm chung sống bà Trần Thị Tấn vợ ông không sinh được con nối dỗi tông đường nên bị mẹ ông buộc vợ chồng chia cắt. Nỗi xa cách, nhớ nhung đến xé lòng cùng những giây phút suy tư trước nhân tình thế thái khiến Cao Văn Lầu bật lên những âm điệu não ruột, ai oán của bản Dạ cổ hoài lang. Nhìn trên phương diện nào đó, tác phẩm như tiếng nấc, là bản nhạc lòng quý giá của tác giả đối với người tri âm, tri kỷ, giữ trọn nghĩa nhân, vẹn thủy chung của tình chồng vợ.
Khu tưởng niệm cố nhạc sĩ Cao Văn Lầu
Lễ hội "Dạ cổ Hoài lang" là một lễ hội nghệ thuật độc đáo của người Bạc Liêu nhằm tưởng nhớ, tri ân công lao của cố nhạc sĩ Cao Văn Lầu, người đã có công đóng góp cho quá trình ra đời và phát triển của bản vọng cổ ngày nay. Lễ hội không chỉ nhằm tôn vinh cố Nhạc sĩ Cao Văn Lầu và tôn vinh bản Dạ Cổ Hoài Lang, mà còn để tôn vinh những nghệ sĩ, nghệ nhân đã có công lao đóng góp để duy trì, phát triển và làm phong phú thêm cho vốn âm nhạc truyền thống Nam Bộ. Lễ hội được tổ chức vào ngày 15 tháng 8 âm lịch hàng năm, đó là ngày ra đời bản Dạ cổ hoài lang tại khu lưu niệm nhạc sĩ Cao Văn Lầu, phường 2, thành phố Bạc Liêu.
Lễ hội "Dạ cổ Hoài lang"
Xem thêm: tour du lịch Bạc Liêu giá ưu đãi
Các hoạt động diễn ra trong lễ hội bao gồm các chương trình biểu diễn nghệ thuật, giao lưu đờn ca tài tử, lễ giỗ tổ cổ nhạc, rước đèn trung thu và thả hoa đăng, trưng bày hiện vật, hình ảnh nhạc sĩ Cao Văn Lầu và các sản phẩm nghề truyền thống… Giữa phòng trưng bày có tượng nhạc sĩ Cao Văn Lầu với khói hương nghi ngút, hai bên án thờ là hai bản “Dạ cổ hoài lang” cùng nhiều tác phẩm khác của ông được viết bằng nét bút thi pháp điêu luyện. Đối diện với phòng trưng bày là khu nhà dành để bày bán những quyển sách viết về Cao Văn Lầu và một số hàng lưu niệm. Ngoài ra, khu lưu niệm còn có sân khấu ngoài trời phục vụ biểu diễn, lễ hội thu hút nhiều nghệ sĩ nổi tiếng về biểu diễn và tham dự ngày giổ tổ nghề.
Câu lạc bộ đờn ca tài tử "Dạ cổ Hoài Lang"
Xem thêm: khách sạn giá tốt tại Bạc Liêu
Chiều sâu của Lễ hội, đó là sự nhắc nhở về nguồn cội. Đây cũng là một trong những giải pháp góp phần bảo tồn và phát huy có hiệu quả giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, thực hiện chủ trương phát triển văn hóa để phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bạc Liêu hiện nay. Với diện tích ban đầu là 2.772m2, để đáp ứng nhu cầu phát triển của nghệ thuật đờn ca tài tử tại Bạc Liêu, nhằm tạo sân khấu chuyên nghiệp và đủ tiêu chuẩn phục vụ sự kiện lễ hội Dạ cổ hoài lang, tỉnh Bạc Liêu đã có dự án mở rộng Khu mộ nhạc sĩ Cao Văn Lầu với tổng diện tích là 12.577m2. Dự kiến hoàn thành vào năm 2014. Điều đáng phấn khởi cho ngành du lịch Bạc Liêu là năm 2012, Khu lưu niệm nhạc sĩ cao Văn Lầu được Hiệp hội du lịch ĐBSCL công nhận là điểm du lịch tiêu biểu khu vực ĐBSCL, sự công nhận này cho thấy Bạc Liêu đã khẳng định được vị trí của mình trong khu vực và trở thành một điểm hẹn văn hóa thu hút ngày càng lớn số lượng du khách gần xa.
Đờn ca tài tử là nét văn hóa Nam Bộ cần được gìn giữ
Xem thêm : các khách sạn giá rẻ tại Long An
Ai đã có dịp đến với Bạc Liêu vào mùa lễ hội, chắc hẳn trong lòng còn ghi dấu những kỷ niệm khó quên về một vùng đất nghĩa tình, đọng lại những thiết tha qua bài dạ cổ. Ngoài việc khơi dậy giá trị truyền thống thông qua lễ hội Dạ cổ hoài lang còn góp phần quảng bá hình ảnh, tiềm năng du lịch của Bạc Liêu, đáp ứng nhu cầu nguyện vọng của người dân. Phát huy hơn nữa phong trào đờn ca tài tử ngày một phát triển ngay trên quê hương bác Sáu Lầu đồng thời nâng cao phong trào này thành một sản phẩm văn hoá độc đáo gắn liền với việc phát triển du lịch ở địa phương, gìn giữ “món ăn tinh thần” của người dân Nam Bộ có lẽ là tiếng lòng của người Bạc Liêu và những người mộ điệu cải lương.
Lễ hội Dạ cổ hoài lang Bạc Liêu là một trong những lễ hội lớn nhất của tỉnh Bạc Liêu, Miền Nam Việt Nam. Đây là một lễ hội văn hóa truyền thống, được tổ chức hàng năm vào dịp Tết Nguyên Đán.
Lễ hội Dạ cổ hoài lang Bạc Liêu diễn ra vào đêm giao thừa của Tết Nguyên Đán, tức là đêm 30 tháng Chạp âm lịch.
Lễ hội Dạ cổ hoài lang Bạc Liêu có nhiều hoạt động đặc sắc như: diễu hành, múa lân, múa rồng, múa sư tử, hát bội, hát cải lương, hát vọng cổ, hát đám cưới, hát cô đầu, hát xẩm, hát chầu văn, hát cải đình, hát nói, hát cò, hát bài chòi, hát dân ca, hát quan họ, hát ca trù, hát văn, hát đàn ca tài tử, hát đàn tính, hát đàn bầu, hát đàn tranh, hát đàn nhị, hát đàn cò, hát đàn ghi ta, hát đàn nguyệt, hát đàn tam thập lục, hát đàn tỳ bà, hát đàn cò ke, hát đàn hát, hát đàn kìm, hát đàn đáy, hát đàn đập, hát đàn đá, hát đàn đá cổ, hát đàn đá trống, hát đàn đá bầu, hát đàn đá sao, hát đàn đá độc huyền, hát đàn đá độc nhất, hát đàn đá độc đáo, hát đàn đá độc lạ, hát đàn đá độc đẹp, hát đàn đá độc thú, hát đàn đá độc nhất vô nhị, hát đàn đá độc nhất thế giới, hát đàn đá độc nhất Việt Nam, hát đàn đá độc nhất Bạc Liêu.
Lễ hội Dạ cổ hoài lang Bạc Liêu có ý nghĩa giúp du khách hiểu rõ hơn về văn hóa truyền thống của người dân Bạc Liêu, đồng thời giúp giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của địa phương. Ngoài ra, lễ hội còn giúp tạo ra nguồn thu nhập cho người dân địa phương thông qua việc kinh doanh các sản phẩm văn hóa truyền thống và du lịch.
3 Thích