Mytour blogimg_logo
Tags:
du lịch cộng đồng du lịch Hà Namlàng nghề truyền thống
06/04/20232.2780

Làng dệt Nha Xá năm 2024

Nếu so sánh với lụa Hà Đông thì tiếng tăm của sản phẩm vải, lụa Nha Xá được xếp hàng á hậu. Từ đầu thế kỷ, các lái buôn hàng lụa thị trường Sài Gòn - Chợ Lớn đã tín nhiệm những súc tơ lụa nõn bóng, mượt mà của làng quê này. Trải suốt thời gian, làng dệt Nha Xá xã Mộc Nam (Duy Tiên) vẫn duy trì làng nghề để ngày càng làm đẹp cho đời, làm ấm lòng người trong và ngoài nước.


Khi đất nước chuyển sang cơ chế thị trường, khung dệt được chia về từng gia đình. Năm 1993, làng dệt đầu tư hơn 200 triệu đồng xây dựng lưới điện đến từng nhà. Có điện, làng dệt càng nhộn nhịp hơn, góp phần giải phóng sức lao động cơ bắp cho mọi người, tăng năng suất lên gấp đôi và mở rộng khổ vải, lụa từ 0,3-0,8 mét lên 1-1,2 mét.

 

Làng dệt Nha Xá

Người đàn ông đang cuộn những thước lụa vàng óng

Xem thêm: Các khách sạn giá tốt tại Hà Nam


Hiện nay làng dệt Nha Xá có 230 hộ, gần 800 nhân khẩu, trong đó có khoảng 350 lao động chính, vận hành gần 200 máy dệt. Nhiều gia đình đông lao động, tổ chức sản xuất hợp lý có tới 2-3 máy dệt trong nhà. Những gia đình này thường khép kín các công đoạn sản xuất từ mua nguyên liệu đến bán thành phẩm. Thị trường là những đô thị lớn như Hà Nội, Huế, Đà Nẵng, Sài Gòn.

Mấy năm gần đây, làng nghề đã có sự phân công lao động tự nhiên mang tính chuyên môn hoá theo mặt hàng cũng như theo công đoạn sản xuất. Tiền công mỗi lao động đạt bình quân 300 đến 400 nghìn đồng mỗi tháng. Cái đáng quý của nghề dệt cha ông để lại là tận dụng được sức lao động, không chỉ của mọi người trong làng mà còn của hàng trăm lao động ở các vùng lân cận.

Làng dệt Nha Xá

Một thanh niên đang kéo sợi lụa


Mặc dù khó khăn về vốn sản xuất và đầu ra cho sản phẩm, dù vậy, quy mô sản xuất của làng nghề đang tiếp tục mở rộng theo hướng công nghiệp, từng bước hiện đại hoá. Nhiều gia đình tiếp tục đóng thêm máy dệt, hoặc đầu tư thay khung gỗ bằng khung sắt để làm ăn lâu dài. Đặc biệt người làng dệt nhanh nhạy với thị hiếu người tiêu dùng luôn chuyển đổi mặt hàng. Nhiều mặt hàng mới ra đời như hàng đũi, hàng tơ se, hàng lụa hoa, hàng lanh… Chất lượng, mẫu mã sản phẩm tiếp tục được nâng cao. Từ Nha Xá, nghề dệt đã lan rộng đến nhiều vùng như Lảnh Trì, Chuyên Ngoại, Hoà Mạc, Đồng Văn… tạo việc làm và thu nhập cho hàng trăm gia đình.

 

Làng dệt Nha Xá

Cụ bà bên máy dệt

Xem thêm: Các khách sạn giá rẻ tại Hà Nam


Làng nghề Nha Xá đang tần tảo với vốn quý truyền thống ông cha để lại. Vào những ngày nắng đẹp, đi giữa làng theo những con đường rộng được trải đá, nhiều ngôi nhà tầng kiên cố đang tiếp tục mọc lên, trong rộn rã tiếng thoi, ngắm nhìn những tấm vải lụa nhiều mầu sắc đang căng phơi chắc hẳn mỗi chúng ta đều vui với sự đầm ấm của làng nghề thời mở cửa hôm nay.

 
Làng dệt Nha Xá
So mẫu thử
 
Làng dệt Nha Xá
Những thước vải lụa sau khi lên màu được căng kéo cẩn thận
 
Các câu hỏi thường gặp
Làng dệt Nha Xá là gì?
Làng dệt Nha Xá là một khu làng truyền thống nổi tiếng về nghề dệt lụa tại Hà Đông, Hà Nội.
Lịch sử hình thành của Làng dệt Nha Xá như thế nào?
Làng dệt Nha Xá được hình thành từ thế kỷ 15, khi vua Lê Thánh Tông ra lệnh chuyển đổi các làng dệt lụa từ Thanh Hóa sang Hà Đông.
Những sản phẩm dệt lụa nổi tiếng của Làng dệt Nha Xá là gì?
Làng dệt Nha Xá nổi tiếng với các sản phẩm dệt lụa cao cấp như áo dài, khăn quàng, vải thổ cẩm, vải lụa tơ tằm, vải lụa nhung...
Làng dệt Nha Xá có điểm đến du lịch nào nổi tiếng?
Điểm đến du lịch nổi tiếng của Làng dệt Nha Xá là làng nghề dệt lụa Nha Xá, nơi du khách có thể tham quan quá trình sản xuất vải lụa truyền thống và mua sắm các sản phẩm dệt lụa đẹp và chất lượng.
Làng dệt Nha Xá có những hoạt động văn hóa truyền thống nào?
Làng dệt Nha Xá tổ chức các hoạt động văn hóa truyền thống như lễ hội dệt lụa, trình diễn thời trang áo dài, triển lãm vải lụa... để giới thiệu và bảo tồn nghề dệt lụa truyền thống của làng.

0 Thích

Đánh giá : 4.9 /309