Dừa miền Tây nổi tiếng khắp cả nước về số lượng cũng như sự đa dạng về chủng loại. Nổi tiếng nhất phải kể đến Bến Tre. Nhưng có một loại dừa kì lạ nổi tiếng “sang chảnh”, một trái đắt ngang ngửa nửa tạ thóc. Kì lạ hơn nữa, quê hương của loại dừa ấy không nằm ở xứ dừa Bến Tre.
Dừa miền Tây - Ảnh: Phuot.vn
Xem thêm: Các khách sạn giá rẻ tại Trà Vinh
Đặt chân đến địa phận các tỉnh miền Tây, hỏi dừa xiêm ai ai cũng biết. Đâu chỉ nhờ dừa xiêm ngon và kì lạ, nó còn giúp cho bà con nơi trồng được trái dừa kì lạ này thoát nghèo mà vươn lên khá giả, có hộ còn được gọi là “tỷ phú xứ dừa”. Xuôi về thị trấn Cầu Kè tỉnh Trà Vinh, nơi nổi tiếng với loại dừa có - một - không - hai chỉ trồng được ở đất Cầu Kè, mà phải đúng huyện Cầu Kè của tỉnh Trà Vinh này, dừa sáp mới cho trái có chút năng suất.
Dừa sáp Cầu Kè, Trà Vinh - Ảnh: Dacsanmientay.vn
Dừa sáp là loại cây kén đất, dù được trồng trên mảnh đất Cầu Kè, nhưng tỷ lệ trên cây cho quả dừa sáp cũng chỉ từ 3-4 trái trên một buồng 12 trái. Chưa kể nếu trồng ở vùng đất khác, thì năng suất cây còn giảm từ 10-20%. Bởi vậy, dừa sáp là loại cây quý hiếm, 1 quả dừa sáp giá bằng 70 quả dừa thường. Đã đến Miền Tây du hí mà không thưởng thức loại dừa này quả thật uổng phí chuyến đi. Vào vụ mùa, người ta bày bán dừa sáp đầy hai bên đường, nhưng cũng có khi vào dịp lễ, dừa sáp cũng không có để bán.
Cấu tạo của dừa sáp cũng có phần kì lạ. Nếu các loại dừa thông thường sẽ có cơm dừa dày và cứng theo thời gian, đến thời điểm nhất định sẽ ngưng tạo cơm và để lâu nước lên men, cùi có mùi chua. Thì loại dừa sáp này có phần đi ngược. Cùi của dừa sáp cứ tạo dày lên và dày lên theo thời gian cho đến khi gần đặc hết ruột bên trong, chỉ còn một chút nước lỏng sệt có mùi thơm đặc trưng. Cùi của dừa sáp cũng rất mềm và xốp, ăn béo ngậy, dẻo thơm.
Cấu tạo kì lạ dừa sáp - Ảnh: Hiephoiduabentre.com.vn
Tương truyền xưa kia sư cả Thạch Sô trụ trì chùa Chợ vào những năm Nhật chiếm đóng có dịp sang tận chợ Battambang-Campuchia được người dân nơi đây cho thưởng thức món dừa sáp, khi về còn mang tặng sư cả 2 trái dừa. Sư cả mang về trồng, được 5 năm thì cho trái dừa sáp. Dân bổn sóc ăn thử thấy ngon, cũng xin thầy mang về ươm mầm trồng thử. Từ đó đến nay, dừa sáp xuất hiện tại miền Tây và cũng nổi tiếng từ dạo đó.
Dừa sáp trứ danh một vùng - Ảnh: heonho.com
Xem thêm: Khách sạn giá tốt tại Trà Vinh
Chính sự “kén đất” và năng suất thấp của dừa sáp làm nó càng trở nên quý hiếm và được nhiều người ưa chuộng mặc cho giá của nó không hề rẻ (từ 120.000đ - 240.000đ một trái). Nhiều thực khách khi đã thưởng thức món dừa sáp miền Tây béo ngậy, thơm ngon. Đến miền Tây vào dịp lễ Vu Lan tìm mua cũng chưa chắc có vì hàng đã được bán hết từ lâu.
Một ly dừa sáp với đá bào, sữa và đường béo ngậy - Ảnh: Congan.com.vn
Để thưởng thức hết cái ngon của dừa sáp miền Tây không chỉ đơn giản là bổ đôi quả dừa, hứng chút nước còn đọng lại nơi ruột quả rồi ăn để cảm nhận vị giác và xúc giác như đang ăn nến. Thực vậy, ăn dừa sáp theo cách thông thường khiến thực khách có cảm giác như đang cắn vào từng thớ nến mà lại béo, bùi. Chính dừa sáp cũng có tên gọi dân gian là “dừa nến” bởi cảm giác khi ăn và dừa cũng có công dụng để làm nến. Cách ăn này dù ngon đến mấy thì du khách cũng khó lòng mà cảm nhận hết sự đáng giá của món dừa đắt bằng nửa tạ thóc này.
Thu hút như dừa sáp - Ảnh: traicaydacsanmientay.tin.vn
Muốn ăn dừa sáp đúng điệu, thực khách phải nạo dừa ra trộn với ít sữa, đường và đá bào rồi xay thành sinh tố. Cảm nhận đầu tiên khi ăn món sinh tố dừa sáp này là vị tê tê nơi đầu lưỡi vì đá bào, lúc này cuống họng đã kịp nhận ra vị ngọt béo ngậy và mũi cũng đã thơm phức mùi dừa ngây ngất. Đã đến miền Tây thì dù đắt đến mấy cũng muốn dùng một lần cho biết, để rồi biết mà nghiện lúc nào không hay.
Dừa sáp bán đắt hàng tại huyện Cầu Kè, Trà Vinh - Ảnh: Ngọc Viên Nguyễn
Thực khách đến chơi miền Tây có thể ghé Cầu Kè mua dừa sáp về làm quà biếu, vừa ý nghĩa lại vừa chân phương. Hay đơn giản là đến thưởng thức món dừa thơm ngon kì lạ cho thỏa tính hiếu kì.
Về miền Tây thưởng thức món dừa lạ - Ảnh: Limitededitions
Xem thêm: Các Tour du lịch đến Miền Tây
mytourblogs.com mách nhỏ bạn lưu ý khi mua, nếu không phải mang nguyên trái về đem biếu, bạn có thể nhờ người bán bổ đôi quả dừa sáp để kiểm tra. Nếu dừa có các đặc điểm như cùi dày lấn gần hết ruột và có ít nước lỏng sệt thì đó đích thị là dừa sáp. mytourblogs.com chúc bạn đến miền Tây vừa du hí cảnh đẹp vừa thưởng thức được loại dừa trứ danh một vùng này.
Huyền Vịt - mytourblogs.com
Lưu ý: Tất cả bài viết thuộc bản quyền mytourblogs.com. Mọi sao chép cần ghi rõ nguồn cùng với liên kết về nội dung tương ứng tại mytourblogs.com.
- Kì lạ dừa sáp miền Tây là một loại dừa đặc biệt có vỏ ngoài màu nâu sáp, thịt dừa trắng ngà và có hương vị đặc trưng.
- Kì lạ dừa sáp miền Tây được gọi là "kì lạ" vì nó có vỏ ngoài màu nâu sáp khác biệt so với các loại dừa thông thường.
- Kì lạ dừa sáp miền Tây được trồng chủ yếu ở các tỉnh miền Tây như Bến Tre, Tiền Giang, Vĩnh Long, Cần Thơ,...
- Kì lạ dừa sáp miền Tây có thể được thưởng thức trực tiếp tại các vườn dừa hoặc mua về để thưởng thức tại nhà. Thịt dừa có thể được ăn trực tiếp hoặc chế biến thành các món ăn như kem dừa, chè dừa,...
- Trà Vinh và miền Nam có nhiều đặc sản đáng thử như bánh xèo miền Trung, bánh mì bơ, bánh tráng trộn, bánh tráng nướng, bánh khọt, bún mắm, lẩu mắm,... Ngoài ra, còn có các loại trái cây như xoài Cát Hòa Lộc, sầu riêng, dừa xiêm, mít,...
0 Thích