Cứ mỗi dịp Tết đến xuân về, người người nhà nhà lại nô nức đón một năm mới. Ở mỗi vùng miền đều có những phong tục ngày Tết khác nhau. Tạo nên những điểm khác biệt thú vị và phong phú trong ngày Tết của ba miền Bắc – Trung – Nam. Hãy cùng mytourblogs.com tìm hiểu cách người dân ba miền chuẩn bị và đón Tết Nguyên Đán bạn nhé.
Đối với người miền Bắc, Tết Nguyên Đán là ngày lễ vô cùng quan trọng. Đây không chỉ là dịp để sum vầy mà còn là khởi đầu năm mới với nhiều nghi thức. Phong tục ngày Tết cổ truyền để cầu mong sự an lành, may mắn. Người dân thường chuẩn bị khá cầu kỳ và mỗi phong tục đều mang ý nghĩa riêng.
Chơi đào Tết là một thú vui không thể thiếu trong phong tục ngày Tết của người dân miền Bắc. Nguôn gốc của bày hoa đào ngày Tết, được cho là để xua đuổi tà ma. Truyền thuyết kể lại rằng, trên vùng núi cao phía Bắc, có một cây đào lâu năm, bỗng xuất hiện 2 vị thần tài giỏi bảo vệ và che chở cho dân làng. Do vậy từ đó, ma quỷ cứ thấy hoa đào là chúng bỏ chạy thật xa.
Không chỉ vậy, những bông hoa đào chỉ nở hoa duy nhất vào mùa xuân, những cánh hoa tươi thắm, cùng với những chồi non xanh mướt còn tượng trưng cho sự may mắn, đầm ấm và hòa hợp trong gia đình.
Người dân nô nức đi sắm đào Tết - Nguồn: Sưu tầm
Ngoài ra, người ta còn chưng thêm quất trong ngày Tết cổ truyền. Người ta thường chọn những cây quất có tán lá đẹp, có cả quả vàng, quả non, lá xanh mướt, trĩu hoa... Cây quất tượng trưng cho sự trù phú, tài lộc, ăn nên làm ra.
Những cây quất xum xuê, tượng trưng cho sự may mắn đủ đấy - Nguồn: Sưu tầm
Người miền Bắc có thói quen bày mâm ngũ quả, tượng trưng cho ngũ hành, sự đơm hoa kết trái, viên mãn, tròn đầy. Chuối xanh trông giống bàn tay hứng lấy may mắn, lộc tài, có màu xanh tượng trưng cho hành mộc. Quả phật thủ hay quả bưởi là hành thổ, với mong muốn đem phúc lộc về nhà. Các loại quả đỏ như cam, quýt, hồng tượng trưng cho hành hỏa, còn các quả trắng như roi, đào là hành kim và quả đen như mận, hồng xiêm, nho là hành thủy.
Mâm ngũ quả tượng trưng cho ngũ hành - nguồn: Sưu tầm
Người miền Bắc thường rất coi trọng và cầu kỳ trong việc chế biến mâm cỗ Tết. Các món ăn cũng được lựa chọn hợp với thời tiết lạnh dịp đầu xuân. Một mâm cơm điển hình không thể thiếu các món như bánh chưng, giò, thịt gà, nem, dưa hành... Được bày biện đẹp đẽ, tinh tươm. Mâm cơm thể hiện sự quây quần, đủ đầy, mong ước có một năm mới no đủ, thịnh vượng.
Mâm cơm được chuẩn bị cầu kỳ, ngon mắt và ngon miệng của người dân miền Bắc - Nguồn: Sưu tầm
Với vị trí địa lý nằm giữa Tổ quốc, miền Trung là điểm mà văn hóa các miền giao thoa. Do vậy, ở đây có nhiều phong tục giống miền Nam và miền Bắc, nhưng cũng có nhiều truyền thống riêng vô cùng độc đáo. Các phong tục ngày Tết này đều hướng đến một năm mới an khang, thịnh vượng.
Nếu như người miền bắc cầu kỳ trong việc chọn đào, chọn quất thì người miền Trung lại đơn giản hơn trong việc chọn hoa trưng ngày Tết. Nhưng không phải vậy mà hoa Tết được chọn qua loa. Những người miền trung thường cắm những bình hoa nhiều màu sắc vào dịp Tết. Điều đặc biệt nữa là khí hậu ôn đới, nên ở đây có thể chơi được cả đào và mai.
Chợ hoa Tết người miền trung nhộn nhịp và đầy sắc màu - Nguồn: Sưu tầm
Không cầu kỳ hay mang nhiều ý nghĩa đặc biệt như miền Bắc hay miền Nam, mâm ngũ quả của người miền Trung thường là có gì cúng nấy. Mâm ngũ quả ở đây chủ yếu là thành tâm dâng kính tổ tiên. Tuy nhiên, họ không có thói quen dùng chuối xanh vì nó có vị đắng, chát. Mâm ngũ quả thường gồm những loại quả ngọt ngào, thơm ngon để cầu mong mọi sự an vui, thuận lợi.
Mâm ngũ qua với mong muốn cho một năm mới sung túc
Người miền Trung cúng tổ tiên bánh chưng, nhưng khi ăn thì lại chọn bánh tét. Đĩa bánh tét thơm ngon, mềm dẻo là một phần không thể thiếu trong mâm cơm ngày Tết của người miền Trung. Riêng có một số tỉnh, đặc biệt là Huế thường làm cơm khá cầu kỳ, bày đủ món ngon. Tuy nhiên, phần lớn các món có nguyên liệu khá đơn giản nhưng vẫn được chế biến ngon miệng như gà, giò, miến nấu, dưa muối, các món cuốn, xào…
Mâm cỗ Tết hài hòa của người miền trung - Nguồn: Sưu tầm
Với người miền Nam, Tết là dịp để nghỉ ngơi, vui chơi, gặp gỡ bạn bè, quây quần bên gia đình. Do đó, người dân không nặng nề về phong tục ngày Tết, lễ nghi và hình thức. Chủ yếu họ hướng đến không khí tưng bừng, vui tươi, mong chờ một năm mới nhiều tài lộc, thuận hòa, vạn sự hanh thông.
Với khí hậu ấm áp quanh năm, người miền Nam thường bày mai vàng rực rỡ mỗi dịp Tết đến, xuân về. Màu vàng tươi sáng của hoa mai là biểu tượng của tiền tài, thành đạt, vinh hiển. Người dân thường chọn cây mai có nhiều nụ và lộc cùng lá xanh non mơn mởn. Nếu hoa mai nở đúng lúc giao thừa hay sáng sớm mùng một thì gia đình sẽ có nhiều may mắn, thịnh vượng và hạnh phúc. Đặc biệt, cây mai càng nở nhiều bông 6-10 cánh thì gia chủ càng gặp nhiều tài lộc và may mắn.
Ảnh: Sưu tầm
Vào ngày Tết, người miền Nam thường bày các loại quả bao gồm mãng cầu, dừa, đu đủ, xoài. Tên của bốn loại quả này đọc chệch thành “cầu vừa đủ xài”, người dân mong muốn có một năm mới nhiều tài lộc. Các gia đình thường bày thêm quả sung - tượng trưng cho sự sung mãn về sức khỏe, tiền bạc. Ngoài ra, mâm quả còn có các loại quả đẹp mắt như dưa hấu, táo, đào tiên... Tuy nhiên, với quan niệm “cam đành quýt đoạn”, người miền Nam không bày cam quýt để tránh sự ly tán, chia lìa.
Mâm quả mãng cầu - dừa - đu đủ - xoài của người dân miền Nam - Nguồn: Sưu tầm
Mâm cơm Tết của người miền Nam được chuẩn bị đơn giản hơn, nhưng vẫn không kém phần trù phú, ngon miệng. Phần lớn các món ăn đều được nấu sẵn, đến bữa chỉ việc bày ra. Trong mâm cơm không thể thiếu thịt kho tàu, bánh tét, chả nem và khổ qua nhồi thịt. Nhờ vậy, phụ nữ trong gia đình thường không tốn quá nhiều công sức và thời gian để chuẩn bị cho mâm cơm. Thay vào đó, họ dành thời gian để làm đẹp, sắm sửa, vui chơi, quây quần bên gia đình.
Mâm cơm giản dị với hương vị bữa cơm gia đình
Vậy là mytourblogs.com vừa điểm qua những phong tục ngày Tết đặc trưng của 3 miền Bắc-Trung-Nam. Nếu bạn muốn thử đến một vùng khác để trải nghiệm dịp Tết cổ truyền, hãy chuẩn bị cho chuyến đi của bạn cùng mytourblogs.com nhé!
Tết Nguyên Đán là ngày lễ truyền thống của người Việt Nam, được tổ chức vào ngày đầu tiên của năm mới theo lịch âm. Đây là dịp để mọi người sum vầy bên gia đình, tôn vinh tổ tiên và cầu mong một năm mới đầy may mắn, hạnh phúc.
Tết Nguyên Đán ở miền Bắc, Trung và Nam có những nét đặc trưng riêng. Ở miền Bắc, người ta thường ăn bánh chưng, đốt pháo hoa và chơi những trò chơi dân gian như đánh cờ tướng, đá gà, kéo co. Ở miền Trung, người ta thường ăn bánh tét, tổ chức lễ hội đua thuyền trên sông Hương và chơi những trò chơi dân gian như bắn cung, đánh bài. Ở miền Nam, người ta thường ăn bánh tét, tổ chức lễ hội chọi trâu và chơi những trò chơi dân gian như đánh bài, đá cầu.
Tết Nguyên Đán ở Hà Nội có nhiều nét đặc trưng riêng. Người dân thường đến chùa để cầu may mắn, tốt đẹp cho năm mới. Ngoài ra, ở Hà Nội còn có lễ hội hoa đăng, lễ hội chay và lễ hội đền Hùng. Đặc biệt, vào đêm giao thừa, người dân Hà Nội thường đổ ra đường để đón năm mới và thưởng thức màn pháo hoa rực rỡ.
Tết Nguyên Đán ở miền Bắc có nhiều món ăn đặc trưng như bánh chưng, bánh dày, thịt đông, giò chả, nem rán, chả lụa... Những món ăn này thường được chế biến từ những nguyên liệu đặc trưng của vùng đất Bắc Bộ như gạo nếp, thịt heo, đậu xanh, hành tím...
Tết Nguyên Đán ở miền Trung có nhiều món ăn đặc trưng như bánh tét, bánh ít, bánh bèo, chả cá, nem chua... Những món ăn này thường được chế biến từ những nguyên liệu đặc trưng của vùng đất Trung Bộ như gạo nếp, thịt heo, tôm khô, cá lóc...
Tết Nguyên Đán ở miền Nam có nhiều món ăn đặc trưng như bánh tét, bánh chưng, bánh ít, bánh bao, chả giò, nem nướng... Những món ăn này thường được chế biến từ những nguyên liệu đặc trưng của vùng đất Nam Bộ như gạo nếp, thịt heo, tôm khô, đậu phụ...
4 Thích