Cuối năm những chuyến xe lại tấp nập đưa những hành khách trở về với quê hương cùng gia đình đoàn tụ sum vầy. Khắp nơi đều hân hoan tiếng cười nói, ai ai cũng mong muốn về trước ngày 20 để cùng gia đình dọn dẹp nhà cửa, đưa ông Công, ông Táo về trời. Tập tục đưa ông Công, ông Táo về trời trong ngày 23 tháng chạp hằng năm trước khi đón tết nguyên đán đã trở thành nét đẹp văn hóa trong mỗi gia đình Việt. Những dịp này đây các chợ cá lại bắt đầu nhộn nhịp, tất bật người mua kẻ bán cá chép - một loại “phương tiện” của ông Táo trong truyền thuyết có từ lâu đời.
Cứ càng gần ngày 23 tháng chạp hằng năm, chợ cá ở khắp nơi trên mọi miền tổ quốc lại nhộn nhịp đông đúc, tiếng cười nói, tiếng í ới gọi khách mua, tính tiền, cân cá...vừa đông vui lại vừa có không khí Tết cổ truyền.
Màu đỏ đẹp mắt của những chú cá chép chờ đưa ông Táo lên chầu trời - Ảnh: Kenh14.vn
Theo truyền thống của người Việt, căn bếp ấm cúng luôn là linh hồn của bất cứ gia đình nào, nơi ấy mọi người quây quần bên nhau cùng chia sẻ những bữa cơm gia đình đầm ấm, cùng nhau kể về những hoạt động diễn ra trong ngày của mọi thành viên trong gia đình, từ đó dễ dàng cảm nhận hết được tình cảm gắn bó, đoàn kết của các thành viên. Tập tục tiễn ông Công, ông Táo về trời trước dịp Tết nguyên đán cũng vì lý do các vị thần này đều có mặt ở trong căn bếp của mỗi gia đình, có thể theo dõi hết diễn biến mọi chuyện của gia đình đó.
Hàng trăm con cá chép đỏ ngoi lên mặt nước chờ đớp mồi - Ảnh:24h.com.vn
Vì vậy, hằng năm vào dịp 23 tháng chạp các ông Công, ông Táo lại cưỡi cá chép về trời bẩm tấu với Ngọc Hoàng chuyện nhân gian. Tập tục mua cá chép để tiễn ông Công, ông Táo về trời cũng xuất hiện từ đó.
Một cô bán hàng tươi cười đưa cá chép lên chào mời khách - Ảnh: Baomoi.com
Khắp các chợ cá lớn nhỏ trên khắp đất Việt đều bán nhiều loại cá chép vào dịp lễ lớn này. Nhiều gia đình có ao hồ cũng tranh thủ tạo giống, nuôi cá chép để bán trước ngày ông Táo về trời. Cá chép xám, cá chép vàng, cá chép đỏ...đều rất đa dạng và được chăm bẵm kỹ càng, thay nước liên tục để còn tươi nguyên đến tay khách hàng.
Cả đàn cá chép đỏ thi nhau đớp nước, nhả bóng - Ảnh: baomoi.com
Xem thêm: Các khách sạn giá ưu đãi tại Hà Nội
Có ghé các chợ cá đầu mối như chợ cá Sở Thượng ở phường Yên Sở, quận Hoàng Mai, Hà Nội mới thấy hết được sự nhộn nhịp, đông đúc của những ngày cận kề ngày tiễn Táo Quân về trời. Những lúc này đi khắp chợ đâu đâu cũng là những thùng cá chép với hàng trăm con đang đua nhau hớp không khí, đua nhau ngoi lên mặt nước trong veo. Tiếng cười nói, tiếng chào mời của người mua kẻ bán vô cùng nhộn nhịp, vô cùng sống động trong những ngày cận kề năm mới này.
Một chú cá chép đỏ bóng khỏe đang được khách hàng xem xét, chọn lựa- Ảnh: Giaoduc.net.vn
Xem thêm: Các khách sạn giá ưu đãi tại Hải Dương
Những ngày gần 23 âm lịch, khi những đợt cá từ khắp các tỉnh lân cận như Ninh Bình, Hải Dương, Quảng Ninh, Hà Nam đổ về Hà Nội với những chiếc ô tô đầy ự cá vàng cũng là lúc những khách bán buôn, bán lẻ cùng nhau ùa về “săn cá đẹp” mang đi bán.
Khuôn mặt hân hoan rạng người của các tiểu thương khi lựa được những con cá đẹp, khỏe để bán dịp tiễn ông Táo về trời - Ảnh: Vietnamplus
Những ngày cận tết lượng cá lại đổ về càng nhiều, mỗi ngày có tới hàng tấn cá được nhập về chợ rồi chẳng mấy chốc hết veo trong sự hân hoan của cá bên mua, bên bán. Những dịp lễ tiễn Táo Quân về trời, các tiểu thương đều tích cực nhập cá về bán vì mong lấy lộc chứ không hẳn vì lợi nhuận. Những ngày trước ngày 23 tháng chạp, giá cá có phần cao lên tới 200-300 ngàn đồng một ký, nhưng hai ngày trở lại đây giá cá đã có phần hạ nhiệt chỉ còn giao động khoản 70-100 ngàn đồng một ký.
Những chú cá chép đỏ vàng bóng khỏe bơi lội đẹp mắt - Ảnh: Doko.vn
Năm nay tiết trời khá ấm, cá sinh sản nhiều vì thế khách hàng có thể tha hồ lựa cá không lo khan hiếm, nhưng cũng chính vì lý do này nên nhiều tiểu thương cũng có phần hơi lo vì sợ cá ế. Cá nhập về ăn khách nhất vẫn là cá chép đỏ và cá chép vàng, những con cá này thường có vây bóng, sống khỏe lại đẹp mắt nên rất được ưa chuộng.
Khuôn mặt hân hoan của chú bán cá dạo - Ảnh: Son Marki
Xem thêm: Các tour du lịch Hà Nội giá rẻ
Nhiều khách mua hàng cũng không cần phải ghé vào tận chợ để lựa, có thể thoải mái lựa cá được bán trên những chiếc xe bán cá dạo, vừa dễ nhìn cá vừa tiện lợi. Khuôn mặt của những chú bán cá rong dịp tiễn ông Táo về trời dường như cũng phấn khởi hơn, vì dịp tiễn Táo Quân về trời cũng là lúc nhận được lộc từ ông.
Mỗi dịp xuân về tết đến, các phong tục như mua cá chép thả sông để đưa ông Táo, ông Công về trời lại càng tô vẽ thêm cho nét đẹp văn hóa đất Việt. Lòng người cũng rạo rực hân hoan hơn trong những phong tục đậm chất quê hương này.
Huyền Vịt - mytourblogs.com
Nội dung bài viết thuộc bản quyền của mytourblogs.com (Không bao gồm hình ảnh). Mọi sao chép cần ghi rõ nguồn, tên tác giả, nhiếp ảnh gia cùng với liên kết về nội dung tương ứng tại mytourblogs.com..
- Đây là một hoạt động truyền thống của người Việt Nam, được tổ chức vào ngày 23 tháng Chạp âm lịch hàng năm để tiễn ông Công, ông Táo về trời. Tại chợ cá chép, người dân sẽ mua cá chép để thả vào sông, hồ hoặc ao để tiễn ông Công, ông Táo về trời.
- Chợ cá chép sôi động ngày tiễn ông Công, ông Táo về trời diễn ra tại nhiều địa điểm ở Hà Nội và các tỉnh miền Bắc như Hải Dương, Hưng Yên, Bắc Ninh, Thái Bình,...
- Theo tín ngưỡng dân gian, ông Công, ông Táo là những vị thần giám sát và báo cáo về đời sống của con người với Ngọc Hoàng Thượng đế. Khi đến ngày tiễn ông Công, ông Táo về trời, người dân sẽ thả cá chép để ông Công, ông Táo cưỡi cá về trời, đồng thời mang đi những điều tốt đẹp và xin phúc cho gia đình.
- Chợ cá chép sôi động ngày tiễn ông Công, ông Táo về trời là một hoạt động văn hóa truyền thống của người Việt Nam, mang đậm nét đẹp văn hóa dân gian. Tại đây, người dân không chỉ mua cá chép để thả, mà còn có thể thưởng thức các món ăn đặc sản của địa phương, tham gia các trò chơi dân gian và tìm hiểu về văn hóa truyền thống của địa phương.
0 Thích