Mytour blogimg_logo
Tags:
Núi Yên Tử Quảng NinhHòn Oản Quảng Ninhbãi Cháy Quảng Ninhlàng chài Cửa Vạn Quảng Ninh
06/04/20232.2030

Khám phá nắng gió Cô Tô năm 2024

Ấn tượng đầu tiên với những người đặt chân lên đảo là mùi cá biển, mùi mực, tôm mặn mòi xen lẫn mùi nước biển, mùi của nắng hòa trong gió. Cách Vân Đồn (Quảng Ninh) khoảng hơn 20 hải lý (hơn 40km), với 90 phút tàu chạy, vượt qua những con sóng lạnh lùng chồm lên trên mặt biển đầy hung dữ, chúng tôi được đến với một thế giới khác mở ra trên đảo Cô Tô.


Khám phá nắng gió Cô TôNhững ngày cuối tuần, trên đảo Cô Tô chủ yếu là khách du lịch. - Ảnh: Sưu tầm

Cô Tô có tên cổ là Chàng Sơn (núi Chàng), từ lâu đã là nơi trú ngụ của thuyền bè ngư dân vùng Đông Bắc, song chưa thành nơi định cư vì luôn bị những toán cướp biển quấy phá. Năm 1832, Nguyễn Công Trứ với cương vị Tổng đốc Hải An (Hải Dương - An Quảng) đã xin triều đình cho thành lập làng xã, cắt cử người cai quản. Làng đầu tiên ở đây được Nguyễn Công Trứ đặt là làng Hướng Hoá. Ít lâu sau, nhà Nguyễn cho thu thuế và lập đồn Hướng Hoá canh phòng giặc biển.

Ấn tượng đầu tiên với những người đặt chân lên đảo là mùi cá biển, mùi mực, tôm mặn mòi xen lẫn mùi nước biển, mùi của nắng hòa trong gió. Những chàng trai với nước da ngăm đen, cơ thể rắn rỏi, vững chãi lai dắt những con tàu vào cảng. Đặc biệt là những cơn gió, những vạt rừng chạy dọc hai bên đường đi trên đảo khiến bất cứ ai ở đất liền đều cảm thấy đang lạc vào một thế giới khác.

 
Khám phá nắng gió Cô TôKhám phá nắng gió Cô Tô - Ảnh: Sưu tầm
 

Đó là thế giới của những bãi cát vàng, của nước biển xanh với những con sóng dồn dập nối đuôi nhau tràn vào bờ như muốn cuốn đi những mệt mỏi lo âu. Và, đặc biệt, du khách được đến với một thế giới thu nhỏ mà ở đó, con người sống với nhau bằng sự hồn hậu, chân chất, thật thà.

Có lẽ cách đây vài năm, nói đến Cô Tô, người ta nghĩ ngay đến một hòn đảo thiếu thốn điện, nước ngọt. Tuy nhiên, hiện nay ở Cô Tô, mọi thứ đã được cải thiện đáng kể. Dẫn chúng tôi ra cảng đi tàu sang xã Thanh Lân, anh Nguyễn Văn  Cường (quê Thạch Thất, Hà Nội), chiến sĩ bộ đội đã công tác hơn chục năm trên đảo tự hào chỉ vào hồ nước ngọt Trường Xuân với dung tích 170.000 m3 nói: Từ ngày hồ nước ngọt này hoàn thành và chính thức đưa vào sử dụng cuối năm 2012, người dân trên đảo đã chủ động được nguồn nước ngọt cho sinh hoạt. Bây giờ, mọi sinh hoạt của người dân và du khách đã được cải thiện đáng kể.


 Khám phá nắng gió Cô TôĐảo Cô Tô. - Ảnh: Sưu tầm
 
 

Từ năm 2012, huyện đã  đầu tư nâng cấp hệ thống máy phát, tăng giờ phát điện từ 12 tiếng lên 23 tiếng mỗi ngày. Dự án đưa lưới điện quốc gia ra huyện đảo hoàn thành vào cuối năm nay sẽ giúp cho người dân và việc phát triển kinh tế xã hội ở Cô Tô tiến thêm những bước mới. Đảo Cô Tô là nơi duy nhất được Bác Hồ cho phép dựng tượng của mình, khi Người còn sống. Tượng Bác Hồ khánh thành năm 1967, lưu lại hình ảnh Người đang tươi cười vẫy chào nhân dân khi ra thăm Cô Tô vào ngày 9/5/1961.

Toàn bộ huyện đảo có khoảng 6.000 nhân khẩu, với thị trấn Cô Tô, xã Đồng Tiến và xã Thanh Lân, nhưng các công trình dân sinh trên đảo khá hoàn thiện. Chị Nguyễn Thị Ngoan, cán bộ công tác tại trung tâm y tế huyện Cô Tô chia sẻ: "Số lượng bác sỹ trên đảo so với cả nước thuộc hàng cao, với 11 bác sỹ/6.000 dân, chưa kể y sỹ.


Khám phá nắng gió Cô Tôrừng phi lao trên đảo - Ảnh: Sưu tầm

Xem thêm : Các khách sạn giá rẻ tại Quảng Ninh

 

Hầu hết các bệnh không đòi hỏi kỹ thuật cao, các bác sỹ ở đây đều trực tiếp chữa trị. Còn với những ca phức tạp, bệnh nhân sẽ được vận chuyển bằng xuồng cao tốc vào đất liền. Không chỉ người dân được đảm bảo về sức khỏe mà các trường học ở đây cũng được xây dựng kiên cố, đáp ứng nhu cầu học tập của con em sinh sống trên đảo".

Chỉ cho chúng tôi những công trình xây dựng đang từng ngày mọc lên trên đảo, anh Cường bảo, một viên gạch hai lỗ ra đến đảo có giá 2.000 đồng, cao gấp đôi so với ở đất liền. Chỉ có cát xây dựng là được khai thác tại chỗ, còn toàn bộ vật liệu xây dựng đều phải chở từ đất liền ra đảo. Chính vì thế, giá thành xây những ngôi nhà trên bị "đội" lên khá cao.


Khám phá nắng gió Cô TôBãi thuyền - Ảnh: Sưu tầm

 

Xem thêm: Các tour du lịch Quảng Ninh

 

Anh Cường tự hào cho biết: "Những người dân ở đây có gốc gác ở các tỉnh Hải Phòng, Thái Bình, Thanh Hóa... Dân cư trên đảo chủ yếu sinh sống bằng nghề đi biển. Chính vì thế, ngày thường, đường ở Cô Tô rất thưa người, còn vào cuối tuần thì chủ yếu là khách du lịch đi tham quan đảo.

Khách du lịch đến với đảo Cô Tô có thể thuê xe máy đi bất cứ đâu trên khu vực đảo, có để xe máy ở đó và đi cả ngày quay về cũng không bao giờ mất. Hơn chục năm công tác và sinh sống ở đây, giờ vợ con tôi cũng ra sống ở đảo. Cuộc sống ở đây thực sự khiến con người cảm thấy bình yên và thư thái. Mọi cảnh vật trên đảo vẫn còn khá hoang sơ, nên du khách rất thích thú khi đến với Cô Tô".

 

Mytour.vn - Nguồn: tổng hợp

0 Thích

Đánh giá : 4.0 /131