Mytour blogimg_logo
Tags:
Yên Tửdu lịch Quảng NinhNúi Yên Tử Quảng NinhBạch Vân Sơn
06/04/202319.4291

Núi yên Tử năm 2024

Núi Yên Tử là ngọn núi cao trong dãy núi Đông Triều vùng đông bắc Việt Nam. Núi thuộc xã Thượng Yên Công, thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh. Vốn là là một thắng cảnh thiên nhiên, ngọn Yên Tử còn lưu giữ nhiều di tích lịch sử với mệnh danh "đất tổ Phật giáo Việt Nam". Trên đỉnh núi thường có mây bao phủ nên ngày trước có tên gọi là Bạch Vân sơn.

 

Núi Yên Tử phong cảnh hữu tình - Ảnh: Sưu tầm

 

Xem thêm : các khách sạn giá rẻ tại Quảng Ninh

 

Yên Tử trở thành trung tâm của Phật giáo từ khi vua Trần Nhân Tông từ bỏ ngai vàng khoác áo cà sa tu hành và thành lập một dòng Phật giáo đặc trưng của Việt Nam, đó là dòng Thiền Trúc Lâm Yên Tử và trở thành vị tổ thứ nhất với pháp danh Điều Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông  Ông đã cho xây dựng hàng trăm công trình lớn nhỏ trên núi Yên Tử để làm nơi tu hành và truyền kinh, giảng đạo.Sau khi ông qua đời, người kế tục sự nghiệp là Pháp Loa Đồng Kiên Cương, vị tổ thứ hai của dòng Trúc Lâm. Trong 19 năm tu hành, ông đã soạn ra bộ sách Thạch thất mị ngữ và cho xây dựng 800 ngôi chùa, am, tháp lớn nhỏ trong nước với hàng nghìn pho tượng có giá trị, trong đó có những chùa nổi tiếng như viện Quỳnh Lâm, chùa Hồ Thiên ở Đông Triều... Tại trung tâm truyền giáo của Pháp Loa còn có Huyền Quang Lý Đạo Tái ,vị tổ thứ ba của phái Trúc Lâm.

 

Đường vào nhà ga cáp treo núi Yên Tử - Ảnh: Sưu tầm

 

Ngày 17 tháng 5 năm 2008, Yên Tử và Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh) đã cùng với chùa Bái Đính ở Cố đô Hoa Lư (Ninh Bình) là những địa danh của Việt Nam được chọn là những thắng tích phật giáo cho các đại biểu tham dự đại lễ phật đản thế giới lần đầu tiên tại Việt Nam đến tham quan, chiêm bái.

 

Từ Hà Nội có thể đi xe ô-tô vượt quãng đường 125 km, qua thành phố Uông Bí thì rẽ vào đường Vàng Danh, đi tiếp khoảng 9 km thì rẽ trái. Có thể lên núi Yên Tử bằng hai cách:

 

Theo đường cáp treo hiện đại vượt quãng đường trên 1,2 km lên tới độ cao 450 m gần chùa Hoa Yên. Với cách này có thể ngắm nhìn toàn cảnh rừng núi Yên Tử từ trên cao với những cây tùng, đại hàng trăm năm tuổi xen lẫn trong những rừng cây xanh tươi và hít thở không khí trong lành.

 

Theo đường đi bộ dài trên 6 km đã được gia cố bởi hàng nghìn bậc đá xếp, len lỏi theo lối mòn vượt qua bạt ngàn cây cỏ, dưới tán rừng trúc, rừng thông.

 

Tổng chiều dài đường bộ để lên đỉnh Yên Tử (chùa Đồng) là khoảng 6000m với 6 giờ đi bộ liên tục qua hàng ngàn bậc đá, đường rừng núi... Hành trình lên Yên Tử ngày nay sẽ không vất vả như xưa nữa vì hệ thống cáp treo 1 lên gần Hoa Yên đã hoàn thành năm 2002 và hệ thống cáp treo 2 lên cổng trời (khu vực đỉnh Yên Tử) đã được đưa vào sử dụng từ mùa lễ hội 2008.

 

Hiện nay người dân đã có thể đi cáp treo thay vì leo núi để lên đỉnh Yên Tử - Ảnh: Sưu tầm

 

Hành trình thăm viếng Yên Tử bắt đầu từ suối Giải Oan với một cây cầu đá xanh nối hai bờ suối. Cầu dài 10 m, có kiến trúc không cầu kỳ nhưng toát lên vẻ đẹp cổ kính, vững chãi. Tục truyền xưa kia vua Trần Nhân Tông nhường ngôi lại cho con là Trần Anh Tông rồi tìm đến cõi Phật. Vua Nhân Tông có rất nhiều cung tần và mỹ nữ. Họ đã khuyên ông trở về cung gấm nhưng không được nên đã gieo mình xuống suối tự vẫn. Vua Nhân Tông thương cảm cho họ nên lập một ngôi chùa siêu độ để giải oan, từ đó con suối mang tên Giải Oan.

 

Xem thêm: Khách sạn tại Quảng Ninh

 

Trước sân chùa sum suê từng khóm loa kèn màu hoàng yến chen lẫn màu trắng mịn, xung quanh chùa có 6 ngọn tháp, lớn nhất là tháp mộ vua Trần Nhân Tông, hai bên là tháp mộ sư Pháp Loa và sư Huyền Quang.Tiếp đó tới chùa Hoa Yên (các tên gọi khác: chùa Cả, chùa Phù Vân, chùa Vân Yên) nằm ở độ cao 543 m với hàng cây tùng cổ tương truyền được trồng từ khi vua Trần Nhân Tông lên tu hành trên Yên Tử. Phía trên độ cao 700 m là chùa Vân Tiêu lẩn khuất trong mây bên triền núi. Sau điểm này là chùa Đồng, tọa lạc trên đỉnh Yên Tử cao 1.068 m. Chùa được khởi dựng vào thời nhà Hậu Lê với tên gọi Thiên Trúc tự . Đầu năm 2007, chùa Đồng mới được đúc hoàn toàn bằng đồng nguyên chất (cao 3 m, rộng 12 m², nặng 60 tấn) đã được đưa lên đỉnh Yên Tử.

 

Đứng ở độ cao 1068 m trên đỉnh núi có thể nhìn bao quát cả vùng Đông Bắc rộng lớn với những đảo nhỏ thấp thoáng trong Vịnh Hạ Long như một bức tranh, xa hơn là sông Bạch Đằng.

 

 Hành trình lên tới đỉnh Yên Tử thật gian nan - Ảnh: Sưu tầm

 

 Nhưng vẫn có rất nhiều người bỏ lại hết những mệt nhọc để tới nơi đất Phật linh thiêng - Ảnh: Sưu tầm

 

Dọc đường còn có một số điểm tham quan như Tháp Tổ, chùa Một Mái, chùa Bảo Sái, tượng đá Yên Kỳ Sinh, am Ngọa Vân, bàn cờ tiên, các khu du lịch sinh thái Thác Vàng, Thác Bạc. Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử xây trên nền dấu tích của chùa Lân mà đức Điếu Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông từng thuyết giảng chúng sinh. Đây là công trình thiền viện lớn nhất Việt Nam.

 

Du khách dừng chân chụp ảnh làm kỉ niệm và tiếp tục cuộc hành trình - Ảnh: Sưu tầm

 

Để ghi nhớ công ơn của vị vua Phật VN, Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh đã quyết định cho Tỉnh hội Phật giáo Quảng Ninh dựng tượng đồng Phật hoàng Trần Nhân Tông. Tượng được đúc bằng đồng nguyên khối, cao 15m, nặng 138 tấn, tọa lạc trên đỉnh An Kỳ Sinh (Yên Tử, Quảng Ninh) có độ cao 900m so với mặt nước biển. Đây là bức tượng đồng Phật Hoàng Trần Nhân Tông lớn nhất tại Việt Nam. 

 

 

Trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước, vua Trần Nhân Tông là một trong những lãnh tụ thiên tài, anh hùng của dân tộc. Đối với đạo pháp, vua Trần Nhân Tông là vị vua duy nhất trên thế giới từ bỏ ngôi vua để đi tu và đắc đạo, thống nhất được Phật giáo Việt Nam bấy giờ và thành lập tổ chức giáo hội Trúc Lâm mang đậm nét Việt Nam. 

 

Khu vực xây dựng tượng Trần Nhân Tông có vị trí khá thuận lợi về giao thông với cảnh quan thiên nhiên đẹp. Từ lâu nơi đây đã là điểm dừng chân thú vị nhất trong tuyến hành hương Yên Tử của du khách. Một điều đặc biệt về với Yên Tử những ngày đầu năm sẽ phát hiện ra một màu vàng nơi phương Nam quen thuộc ngập tràn trong giá lạnh của tiết trời Bắc vào xuân. Có lẽ sự khác biệt lớn nhất mà người yêu thích mai vàng Yên Tử quan tâm là khả năng sinh sống và nở hoa trong điều kiện khí hậu có nhiệt độ lạnh của miền Bắc. Chính điều này đã tạo nên những đặc điểm về hình thái, hương thơm và thời điểm nở hoa khác hẳn so với các giống hoa Mai vàng ở phương Nam. Cùng hành hương hướng về đất Phật đầu xuân, người dân và du khách không chỉ có cơ hội bày tỏ lòng thành kính tới Đức Phật Hoàng, tham quan những ngọn tháp, chùa nổi tiếng mà còn được đắm chìm vào cảm giác như lạc vào cõi tiên bởi cảnh sắc thiên nhiên như hư mà thực với mây, với núi, với nét cổ kính của suối, của những hàng trúc, tùng... và đặc biệt là sắc vàng rực rỡ của những “Đại lão mai vàng”. 

 

Quang cảnh thanh bình nhìn lên núi Yên Tử - Ảnh: Sưu tầm

 

Thật khó có thể diễn tả hết những cảm xúc nên thơ và vẻ đẹp tinh tế của cành mai giữa khung cảnh đó. Có thể khẳng định bông mai vàng Yên Tử đã được tạo dựng bởi những nguyên khí tinh khôi nhất của trời, của núi và sự linh thiêng ngàn năm của vùng đất Phật. Đó chính là điều tạo nên sự khác biệt lớn nhất của những Đại lão mai vàng Yên Tử so với bất kì giống Mai nào, ở bất cứ đâu.

 

Nhắc tới Yên Tử, không thể không nhắc tới chùa Đồng - Ngôi chùa trên đỉnh núi bằng đồng lớn nhất châu Á. Theo lời sư trụ trì chùa Thích Thanh Quyết, tên chữ của chùa là Thiên Trúc tự (chùa Thiên Trúc). Sở dĩ sau này có tên chùa Đồng vì chùa được làm toàn bộ bằng chất liệu đồng. Chùa tọa lạc trên điểm cao nhất của núi Yên Tử, ở độ cao 1.068m so với mực nước biển được xây dựng từ thời Lê (980-1009). Phía sau chùa là vực sâu với vách núi đá dựng đứng, thuộc địa phận tỉnh Bắc Giang. Đây chỉ là một am nhỏ bằng đồng hình giống ngôi chùa, một người vào không vừa làm chỗ để phật tử thập phương thắp hương khi lên đến chốn bồng lai này.

 

Xem thêm: Tour du lịch Hạ Long - Quảng Ninh

 

Trải qua nhiều triều đại, cái am đồng thời Lê nay đã là ngôi chùa Đồng mới vào mùa xuân Đinh Hợi - 2007. Chùa rộng trên 20m2, cao hơn 4m với tổng trọng lượng hơn 70 tấn đồng nguyên chất được khởi đúc (theo mẫu chùa tỷ lệ 1/1 bằng gỗ) từ mùa thu Ất Dậu - 2006. Cho đến thời điểm này, có thể đây là ngôi chùa được đúc bằng đồng nặng và lớn nhất trên thế giới. Một xưởng đúc đồng đã được lập ngay dưới chân núi Yên Tử. Với phật tử Việt Nam, những ngày đúc tượng Phật và những vật linh thiêng cho chùa chiền bao giờ cũng là ngày hội thiêng liêng. Các phật tử từ mọi miền đất nước về đây, họ tụng kinh, niệm phật và góp tiền của, thả vàng bạc, đồ trang sức bằng vàng bạc vào các nồi đồng nóng chảy, họ tâm niệm rằng làm như thế là góp công đức của mình vào những pho tượng mà sau lễ hô thần nhập tượng, những pho tượng này sẽ thành Phật. Phật sẽ phù hộ độ trì cho cuộc sống của họ, và gia đình họ yên ấm, hạnh phúc. 

 

 


Chùa Đồng nằm trên đỉnh cao nhất của núi Yên Tử quay hướng Tây Nam - Ảnh: Sưu tầm

 

Trong những ngày đầu năm mới, để tỏ lòng thành kính với các vị vua, tổ tiên ông cha ngày trước, thì Yên Tử là địa điểm không nên bỏ qua trong chuyến du xuân của mỗi người con đất Việt.

Các câu hỏi thường gặp
Núi Yên Tử là gì?
Núi Yên Tử là một ngọn núi cao 1.068m nằm ở phía Đông Bắc Việt Nam, thuộc địa phận huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh.
Lịch sử của Núi Yên Tử như thế nào?
Núi Yên Tử có một lịch sử lâu đời và được coi là một trong những địa danh linh thiêng của Việt Nam. Nó được liên kết với câu chuyện về vị vua Hùng thời xa xưa và là nơi để thờ cúng các vị thần linh.
Làm thế nào để đến Núi Yên Tử?
Bạn có thể đến Núi Yên Tử bằng xe hơi hoặc xe máy từ Hà Nội hoặc các tỉnh lân cận. Tuy nhiên, nếu bạn không có phương tiện riêng, bạn có thể đi bằng xe khách hoặc thuê xe ô tô.
Có những hoạt động gì để tham gia tại Núi Yên Tử?
Núi Yên Tử là một địa điểm du lịch nổi tiếng, bạn có thể tham gia các hoạt động như leo núi, tham quan đền thờ, tắm suối, chụp ảnh và thưởng thức các món ăn địa phương.
Khi nào là thời điểm tốt nhất để đến Núi Yên Tử?
Thời điểm tốt nhất để đến Núi Yên Tử là vào mùa thu, từ tháng 9 đến tháng 11, khi thời tiết mát mẻ và không quá nóng. Ngoài ra, bạn cũng có thể đến vào mùa xuân hoặc đầu đông.

1 Thích

Đánh giá : 4.3 /553