Hàng năm, cứ đến mồng 4 tết âm lịch, dân làng Đồng Kỵ (Tiên Sơn - Bắc Ninh) lại nô nức mở hội rước pháo làm sống dậy những hồi ức xưa cũ về cuộc thi pháo bông cầu cho mưa thuận, gió hoà...Theo tương truyền, Lễ hội cũng là dịp tưởng nhớ tướng Thiên Cường về làng chiêu quân giúp vua Hùng đánh giặc, và tập tục đó vẫn được người dân làng duy trì đến ngày nay.
Tấp nập về rước pháo - Ảnh: sưu tầm
Làng Đồng Kỵ thuộc xã Đồng Quang, thị xã Từ Sơn, Bắc Ninh. Hội làng được tổ chức vào ngày mồng 4 tháng 1 âm lịch hàng năm. Tuy chỉ là một lễ hội ở quy mô nhỏ nhưng Hội làng Đồng Kỹ vẫn nổi tiếng khắp cả nước bởi duy trì được nét truyền thống đặc sắc. Trước kia lễ hội kéo dài hàng tuần nhưng nhiều năm trở lại đây lễ hội tập trung nhất vào mồng 4 tháng Giêng Âm lịch.
Người người đến xem đông đúc - Ảnh: sưu tầm
Xem thêm: Tour du lịch hấp dẫn đến Bắc Ninh
Hội rước pháo làng Đồng Kỵ là hoạt động tiêu biểu nhất mà người dân làng nghề giàu có nhất vùng Bắc Ninh còn lưu giữ được đến ngày nay, là nghi thức truyền thống được nhiều người dân mong đợi nhất trong suốt 3 ngày hội (mùng 4, 5, 6 tháng Giêng Âm lịch). Hội thi làm pháo và đốt pháo trước đây là tưởng nhớ, tái hiện lại âm vang ngày Thánh Thiên Cương - vị tướng sau này được dân tôn thờ làm thành hoàng làng ra lệnh xuất quân đánh giặc.
Đoàn rước pháo trong trang phục truyền thống - Ảnh: sưu tầm
Lễ hội thực chất bắt đầu từ ngày mồng 3.Từ sớm ngày mồng 3 tháng Giêng, lễ rước thỉnh Đức Thánh Thiên Cương lên Đền Trung đã được thực hiện trang trọng .
Pháo đã về - Ảnh: sưu tầm
Khẩu pháo được trang trí bắt mắt - Ảnh: sưu tầm
Xem thêm: Khách sạn giá tốt tại Từ Sơn
Lễ rước pháo là nét đặc sắc nhất hội làng Đồng Kỵ. Mọi công việc cho Lễ rước pháo được chuẩn bị từ sớm ngày mồng 4 nhưng phải đến đúng 9 giờ sáng, hai quả pháo lớn được các thanh niên trai tráng trong làng rước từ nhà ông đám trưởng (Trưởng Ban Khánh tiết) ra đình cùng với đoàn tế hàng trăm người trong sự chứng kiến và háo hức của hàng nghìn khách thập phương.
Tranh thủ làm tẩu thuốc - Ảnh: sưu tầm
Đứa nhóc đang được bố cõng đi xem hội - Ảnh: sưu tầm
Cụ bà nhiều tuổi nhưng vẫn còn rất phấn khởi xem hội - Ảnh: sưu tầm
Trong hội Đồng Kỵ tưng bừng nhất là tục rước pháo nhưng các hoạt động văn hoá thể thao xung quanh khu vực diễn ra hội làng cũng không kém phần sôi nổi. Đến Đồng Kỵ những ngày vào hội có thể nghe hát Quan họ trên thuyền cả ngày mồng 4 và các buổi sáng mùng 5, 6. Đây cũng là dịp để đội Tuồng làng thoả sức biểu diễn phục vụ bà con.
Các vở Tuồng được diễn ngay trong sân đình, tối nào sân khấu làng cũng đỏ đèn, có khi buổi chiều tiếng trống Tuồng lại vang vang giục giã mọi người đến xem. Đặc biệt, cả Quan họ và các tích Tuồng cổ đều do người làng thể hiện. Giải Vật cổ truyền thu hút hàng chục đô vật từ 7 tỉnh về tranh tài; các môn Cầu lông, bóng chuyền, Cờ tướng, Chọi gà… thể hiện nét văn hoá lành mạnh trong lễ hội làng Đồng Kỵ
Màn chọi gà đặc sắc - Ảnh: sưu tầm
Tuy chỉ là một lễ hội ở quy mô nhỏ, hội rước pháo làng Đồng Kỵ vẫn nổi tiếng khắp cả nước bởi duy trì được nét truyền thống đặc sắc.
Múa lân góp vui - Ảnh: sưu tầm
Niềm vui trong ngày hội - Ảnh: sưu tầm
Đám rước đông mà người xem cũng chật cứng hai bên đường trong khi không gian làng nghề ngày càng thu hẹp nên quãng đường từ nhà ông đám trưởng ra đến đình làng cũng mất đến hơn 2 giờ đồng hồ. Những người lần đầu tiên đi hội Đồng Kỵ không khỏi ngạc nhiên khi thấy, mỗi chặng đường đám thanh niên lại hò reo rộn rã.
Lễ rước pháo là nét đặc sắc nhất hội làng Đồng Kỵ, lại được tổ chức ngay ngày đầu năm mới khi mọi người chưa phải đi làm nên càng đông đúc. Có thể dễ dàng thấy rằng hội làng Đồng Kỵ thu hút một lượng đông đảo các tay máy ảnh.
Không khí trang nghiêm bên trong - Ảnh: sưu tầm
Rộn ràng bên ngoài - Ảnh: sưu tầm
Sau khi rước pháo tới đình, các nghi lễ bắt đầu tiến hành. Sau cùng là tiết mục không thể thiếu và được mong chờ nhất hội, chính là màn rước các ông Đám. Không khí trong sân đình như sôi sục lên các tráng đinh hưng phấn hò reo nhảy múa quanh ông Đám. Bốn ông Đám múa tít trên những cánh tay khoẻ mạnh của các tráng đinh.
Mọi người bu quanh ông Đám - Ảnh: sưu tầm
Bốn ông Đám ca múa trong lễ hội - Ảnh: sưu tầm
Lễ rước quan đám kết thúc lễ hội, đây là nghi lễ tôn sùng 4 người đàn ông được phong quan đỏ - Ảnh: sưu tầm
Xem thêm: Các khách sạn giá rẻ tại Bắc Ninh
Nét đặc sắc không thể thiếu ngày hội Đồng Kỵ - Ảnh: sưu tầm
Xem thêm: Khách sạn giá ưu đãi tại Bắc Ninh
Với màu sắc và nét văn hoá riêng có, đây cũng là một trong những lễ hội vùng Bắc Ninh thu hút đông đảo du khách nước ngoài. Tưng bừng nhất là tục rước pháo nhưng các hoạt động văn hoá thể thao xung quanh khu vực diễn ra hội làng cũng không kém phần sôi nổi. Đến Đồng Kỵ những ngày vào hội có thể nghe hát Quan họ trên thuyền cả ngày mùng 4 và các buổi sáng mùng 5, 6. Đây cũng là dịp để đội Tuồng làng thoả sức biểu diễn phục vụ bà con.
Các vở Tuồng được diễn ngay trong sân đình, tối nào sân khấu làng cũng đỏ đèn, có khi buổi chiều tiếng trống Tuồng lại vang vang giục giã mọi người đến xem. Đặc biệt, cả Quan họ và các tích Tuồng cổ đều do người làng thể hiện. Giải Vật cổ truyền thu hút hàng chục đô vật từ 7 tỉnh về tranh tài; các môn Cầu lông, bóng chuyền, Cờ tướng, Chọi gà… thể hiện nét văn hoá lành mạnh trong lễ hội làng Đồng Kỵ.
mytourblogs.com - Nguồn: Tổng hợp
- Hội rước pháo Đồng Kỵ là một lễ hội truyền thống của người dân tại Đồng Kỵ, Bắc Ninh, Miền Bắc. Lễ hội được tổ chức vào ngày 4 tháng 1 âm lịch hàng năm.
- Hội rước pháo Đồng Kỵ được tổ chức để tưởng nhớ công lao của vua Lý Thái Tổ trong việc đánh bại quân Tống xâm lược vào thế kỷ thứ 11. Ngoài ra, lễ hội còn được coi là cách để cầu mong cho một năm mới đầy may mắn và bình an.
- Hoạt động chính trong Hội rước pháo Đồng Kỵ là rước pháo từ đền thờ vua Lý Thái Tổ đến đền thờ vua Lý Thái Hậu. Trong quá trình rước pháo, người dân sẽ cùng nhau hát, nhảy và đốt pháo để tạo ra không khí sôi động và vui tươi.
- Ngoài hoạt động rước pháo, Hội rước pháo Đồng Kỵ còn có nhiều hoạt động phụ như: diễu hành, trình diễn múa lân, múa rối nước, đua thuyền trên sông, chơi nhạc cụ dân tộc và thưởng thức các món ăn truyền thống.
- Có, Hội rước pháo Đồng Kỵ là một trong những lễ hội truyền thống nổi tiếng của Bắc Ninh và Miền Bắc nói chung. Lễ hội thu hút hàng nghìn du khách đến tham quan và trải nghiệm một phần văn hóa truyền thống của địa phương.
0 Thích