Mytour blogimg_logo
Tags:
du lịch Hải PhòngChợ Sắt Hải PhòngChùa Dư Hàng Hải PhòngNem cua bểLàng chài Cái Bèo Hải Phòng
06/04/20233.9900

Hội Mở Mặt - Hát Đúm năm 2025

Từ lâu đời, người dân ở ven sông Bạch Đằng thuộc thành phố Hải Phòng có một phong tục lạ là hội “Mở mặt” vào ngày đầu năm mới.

 

Chẳng biết ảnh hưởng từ đâu, vì một lý do gì mà từ lúc bắt đầu vào tuổi dậy thì, các cô gái vùng quê này khi đi ra khỏi nhà mình là phải trùm khăn che kín mặt, chỉ để hở hai con mắt, y như các phụ nữ đạo Hồi. Thậm chí ở trong nhà, ngoài mấy bữa ăn và khi đi ngủ, tấm khăn đen vẫn trùm kín mặt các cô. Chỉ cha mẹ, anh em ruột thịt cũng hãn hữu mới được thấy dung nhan con gái, chị em gái. Cho đến khi ngoài hai mươi tuổi, cái tuổi được xây dựng hạnh phúc gia đình, các cô mới làm lễ “Mở mặt”.

 

Hội Mở Mặt, hát Đúm Hát đúm Hải Phòng - Ảnh: Sưu tầm
 
 

Lễ “Mở mặt” tiến hành từ Mồng 2 Tết cho đến khoảng Mồng 10 tháng Giêng bằng một nghi thức giản dị, nhưng trang trọng để khẳng định cô gái được phép tìm người yêu. Còn chủ yếu của lễ “Mở mặt” là trai gái hát đúm (như hát đối đáp) để đôi bên dò tìm ý trung nhân. Các cô gái sau khi được cởi bỏ khăn, cô nào cũng trắng, cũng xinh đẹp “chim sa cá lặn” khiến các chàng trai nhiều vùng quê kéo đến, hát thì ít mà xem mặt các cô là chính. Nhưng nếu muốn lọt mắt xanh các cô, các chàng phải học cách hát, phải hát giỏi may chăng mới được các cô để ý.

 

Hội Mở Mặt, hát ĐúmLàn điệu giao duyên thể hiện khát vọng về tình yêu đôi lứa - Ảnh: Sưu tầm.

 

Xem thêm: Các khách sạn giá rẻ tại Hải Phòng

 

Hát đúm cũng có thể diễn ra ở trên đường đi, ngoài cánh đồng khi các tốp trai thanh, gái lịch trong những bộ quần áo truyền thống ngày hội gặp nhau. Họ nắm tay nhau say sưa hát đối những làn điệu giao duyên thể hiện khát vọng về tình yêu đôi lứa thông qua nhiều câu hát ví von mang đậm chất dân gian của vùng quê. Bài bản của hát đúm rất phong phú. Đầu tiên, khi mới gặp nhau là những câu hát chào, những câu hát mừng. Tiếp sau đó có thể là hát hỏi, hát đố, hát họa, hát huê tình, hát cưới... và cuối cùng là hát ra về.

 

Hội Mở Mặt, hát ĐúmMột số bài hát ví để đi hội gặp các chàng trai - Ảnh: Sưu tầm.

 

 Xem thêm: Khách sạn tại Thủy Nguyên

 

Lời hát đúm được xuất khẩu tự nhiên, ứng đối linh hoạt, tùy tình huống mà xử lý, chứ khó mà chuẩn bị trước được. Cũng là những lời xa xôi bóng gió, những gửi gắm nỗi niềm, chẳng hạn:


Quê em biển rộng sông dài
Có muốn ăn cá đi chài với em
Hoặc
Thuyền ai đi ngược về xuôi
Thuyền em đơn chiếc lẻ loi cánh buồm v.v…

 

Bởi có tục lệ ấy mà các cô gái ở đây cô nào cũng thuộc một số bài hát ví để đi hội gặp các chàng trai mời hát mà mở khăn đối đáp. Hát ví thường chỉ dựa vào hai thể thơ lục bát và song thất lục bát. Tuy không nhiều làn điệu, nhưng lại rất phong phú về đề tài, đòi hỏi người hát phải rất giỏi về đối đáp.

 

Hội Mở Mặt, hát Đúm
Say đắm trong tiếng hát của nhau - Ảnh: Sưu tầm.


Hát đúm kéo dài từ sáng tới trưa, từ trưa tới tối. Giữa các canh hát, các cô mời trầu nước, tặng vật kỷ niệm cho các chàng để tỏ lòng mến mộ. Chiều, các cô mời các chàng về nhà mình ăn bữa cơm đầu xuân để biết nhà cửa và có sức tiếp tục hát tới khuya. Cứ như vậy, ngày này qua ngày khác, cuộc hát đúm kéo dài đến Mồng 10. Qua những buổi hát, nhiều đôi đã kết nhau để cuối năm nên duyên chồng vợ.


Nắng mưa bãi sú bờ sông
Chồng chài vợ lưới thỏa lòng anh ơi
Mênh mông cuối biển cùng trời
Ước sao ăn kiếp ở đời cùng nhau

 

Trong ngày hội “Hát đúm”, tại sân chùa Phục Lễ, nhiều bàn hát đúm mọc lên, mỗi bàn kê hai bộ tràng kỷ đối diện nhau. Giữa bàn để nhiều hộp trầu và khăn tay thêu cành hồng (tặng phẩm). Một bên trai, một bên gái ngồi hai bên dãy tràng kỷ. Mặt nhìn mặt, tay cầm tay. Thường thì cả hai bên trai gái vào hát đều di động để nếu nhỡ một anh hát bí hay bị hỏi, đố, lúng túng không trả lời được thì ra hiệu cho anh kia hát đỡ, gỡ bí cho. Khi hát có nhạc bát âm. Hai bên trai gái đối đáp. Bên nào không đối đáp được là thua. Đây là một hình thức thử tài văn chương, kiến thức của nhau, ướm lời yêu đương "tìm hiểu" bằng nghệ thuật, phải thuộc làu tục ngữ, truyện tích.

 

Hội Mở Mặt, hát Đúm Hát Đúm là 1 sinh hoạt văn hóa dân gian - Ảnh: Sưu tầm.

 

 Xem thêm: Tour du lịch Cát Bà - Hải Phòng

 

Hát đúm vui nhất là hôm hát giã đám. Lúc này họ trao giữ kỷ vật cho nhau, nấn ná đến tận khuya, mà đưa ra toàn những bài hát hay, mới nhất từ nỗi lòng sâu kín của họ. Hôm đó hai bên ít hát đối đáp mà toàn những bài trữ tình, bâng khuâng, lưu luyến… Những yêu đương, thương nhớ, những xa cách, chia ly, những hứa hẹn, đợi chờ và hy vọng… Họ mong đợi mùa hội sau, để lại được say đắm trong tiếng hát của nhau.
 

Hội Mở Mặt, hát ĐúmNhững làn điệu hát đúm ngày xuân - Ảnh: Sưu tầm.

 

Vào những ngày xuân, hát đúm như trỗi dậy một sức sống mới vốn tiềm ẩn từ lâu trong tâm trí và tấm lòng của những người con quê hương hát đúm. Các chàng trai, cô gái vẫn duyên dáng, say sưa trong những làn điệu hát đúm ngày xuân. Hát đúm cũng như một số hình thái sinh hoạt văn hóa dân gian khác đã phải trải qua những bước thăng trầm. Vậy mà, sức sống lâu bền, mãnh liệt của nó vẫn còn đến ngày hôm nay. Hội “Mở mặt” vùng sông nước Bạch Đằng góp thêm một nét đẹp văn hóa trong lễ hội của mùa Xuân đất nước.

Các câu hỏi thường gặp
Hội Mở Mặt - Hát Đúm là gì?

Hội Mở Mặt - Hát Đúm là một lễ hội truyền thống của người dân Hải Phòng và các vùng lân cận. Đây là dịp để cả nhà cùng nhau vui chơi, hát hò và thưởng thức các món ăn truyền thống.

Khi nào diễn ra Hội Mở Mặt - Hát Đúm?

Hội Mở Mặt - Hát Đúm thường diễn ra vào ngày 10 tháng Giêng âm lịch hàng năm.

Hội Mở Mặt - Hát Đúm được tổ chức ở đâu?

Hội Mở Mặt - Hát Đúm được tổ chức tại nhiều địa điểm khác nhau trên địa bàn Hải Phòng và các vùng lân cận.

Những hoạt động gì diễn ra trong Hội Mở Mặt - Hát Đúm?

Trong Hội Mở Mặt - Hát Đúm, người dân thường tổ chức các trò chơi dân gian, hát hò, múa lân, múa rồng và thưởng thức các món ăn truyền thống như bánh chưng, bánh dày, nem rán, chả cá...

Hội Mở Mặt - Hát Đúm có ý nghĩa gì?

Hội Mở Mặt - Hát Đúm có ý nghĩa rất quan trọng trong văn hóa dân gian của người Hải Phòng và các vùng lân cận. Đây là dịp để cả nhà cùng nhau sum vầy, gắn kết và tôn vinh các giá trị truyền thống của đất nước.

0 Thích

Đánh giá : 4.6 /193