Việt Nam có rất nhiều thành cổ có kiến trúc độc đáo và giá trị, đặc biệt trong đó phải kể đến Hoàng thành Thăng Long - kinh đô nghìn năm của đất Việt. Là công trình kiến trúc đồ sộ, Hoàng thành Thăng Long được các triều vua xây dựng trong nhiều giai đoạn lịch sử và trở thành di tích lịch sử quan trọng bậc nhất trong hệ thống các di tích Việt Nam. Hãy cùng mytourblogs.com dạo một vòng ngôi thành cổ nổi tiếng này nhé!
Năm 2010, Hoàng thành Thăng Long được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa thế giới. Và cũng từ lúc này, Hoàng thành Thăng Long trở thành điểm đến thu hút nhiều khách du lịch cả trong và ngoài nước mỗi khi đến với thủ đô Hà Nội.
Sau hàng ngàn năm lịch sử, những cung đình, lầu son, gác tía của khu hoàng cung này tuy đã mất nhưng những di vật vẫn còn tồn tại trong khu di tích như Kỳ đài, Đoan Môn, điện Kính Thiên, Hậu Lâu, Bắc Môn… vẫn tái hiện phần nào diện mạo của kinh thành Thăng Long xưa. - Ảnh: Tran Duc Khoi
Khi tham quan khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long, Kỳ đài thường là nơi du khách chọn đến đầu tiên. Kỳ đài thường được người dân Hà Nội gọi với một cái tên gần gũi là Cột cờ Hà Nội, dù đã trải qua hàng trăm năm mưa nắng Kỳ Đài vẫn sừng sững cho đến ngày nay.
Cột cờ Hà Nội được bắt đầu xây từ năm 1805, đến năm 1812 thì hoàn thành. Đây là một công trình kiến trúc còn nguyên vẹn và hoành tráng nhất trong Hoàng thành Thăng Long Hà Nội. - Ảnh: vietnamtourism
Là một công trình còn sót lại của triều đại nhà Nguyễn. Kiến trúc cột cờ bao gồm ba tầng đế, thân cột và đỉnh. - Ảnh: Nguyễn Mạnh Thủy
Toàn bộ cột cờ cao khoảng 33 mét, tính cả cột treo cờ là khoảng 41 mét. Trong thân cột cờ có cầu thang xoắn ốc dẫn lên tới đỉnh. Đứng ở đỉnh cột cờ, du khách có thể ngắm thành phố Hà Nội kể cả toàn khu Hoàng thành Thăng Long. - Ảnh: Nguyen Ngoc Khanh
Tiếp tục đi theo trục chính của trung tâm Hoàng thành Thăng Long, du khách sẽ bắt gặp một cổng thành nguy nga, tráng lệ đó là Đoan Môn. Được xây dựng theo chiều ngang và cấu trúc hình chữ u vào thời Lê và được sửa chữa tu bổ vào thời Nguyễn. - Ảnh: Sưu tầm
Hai bên thành có cầu thang dẫn du khách lên tầng hai của Đoan Môn, trên tầng hai Đoan môn được xây dựng như một phương đình nhỏ dùng để cho vua tọa đàm với các văn sĩ. Vào thời Pháp, nơi đây được xây dựng như lô cốt và nơi đồn trú của binh sĩ Pháp. - Ảnh: Sưu tầm
Xem thêm: Các khách sạn giá ưu đãi tại Ba Đình, Hà Nội
Rời Đoan Môn và tiếp tục đi thẳng là đến khu vực điện Kính Thiên, nơi đây được xem là trung tâm trọng yếu nằm trên núi Long Đỗ (Rốn rồng), là huyệt đạo của kinh thành Thăng Long xưa.
Điện Kính Thiên của Hoàng Thành Thăng Long luôn được xem là chính điện dưới các thời vua Lý, Trần, Lê. Đến Thời Nguyễn, khi các vua dời đô ra Huế, điện Kính Thiên được đem làm hành cung Kính Thiên mỗi khi vua tuần du ra Bắc. Sau này khi Pháp xâm lược đã cho phá hành cung Kính Thiên để làm sở chỉ huy của Pháp.
Hiện nay điện Kính Thiên chỉ còn lại thềm đá trước điện Kính Thiên gồm bốn con rồng đá chia làm ba lối đi lên điện. - Ảnh: Đăng Định
Rồng làm từ đá xanh, đầu ngẩng lên trời, miệng ngậm ngọc, lưng có vảy hình mây và ngọn lửa, thân rồng uốn cong mềm mại. Đây là nghệ thuật khắc rồng thời Lê. - Ảnh: Sưu tầm
Nằm ở phía sau điện Kính Thiên là khu nhà D67. Đây là một căn nhà nhỏ rất đỗi bình dị, đó là khu di tích lịch sử thời kháng chiến ở Hoàng Thành Thăng Long, trung tâm chỉ huy cách mạng của Quân đội Nhân dân Việt Nam trong thời kì chiến tranh.
Du khách đến với nhà D67 sẽ được tận mắt thấy được những vật phẩm giản dị của sở chỉ huy năm xưa. - Ảnh: PhanHong
Khu nhà D67 này có thể xem như công trình hiện đại nhất của toàn thể khu di tích Hoàng Thành Thăng Long và còn có nhiều căn phòng khá độc đáo và thú vị mà du khách có thể tham quan. - Ảnh: Sưu tầm
Trở lại với con đường chính của khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long, du khách tiếp tục tham quan khu di tích Hậu Lâu. Công trình này đã được sữa chữa và trùng tu khá nhiều lần nên đã không còn giống như dáng vẻ lúc đầu.
Hậu Lâu được coi là hậu cung, nơi ở của Hoàng hậu, công chúa và cung nữ… Vì thế mà Hậu Lâu còn được gọi là lầu Công Chúa. - Ảnh: Sưu tầm
Sau này khi Pháp xâm chiếm, Hậu Lâu được sửa sang lại làm nơi ăn ở nghỉ ngơi của quân Pháp, cho nên kiến trúc có sự pha trộn giữa phong cách Á - Âu - Ảnh: PhanHong
Xem thêm: Các khách sạn giá ưu đãi tại Hà Nội
Trên trục chính tâm của khu Hoàng Thành Thăng Long, Bắc Lâu là trạm cuối cùng du khách sẽ đi qua. Bắc Môn là cổng duy nhất còn lại bên cạnh các cổng khác đã bị tàn phá của thành Hà Nội thời nhà Nguyễn. Công trình được xây dựng theo lối kiến trúc cuốn vòm, trên cổng thành là đền thờ hai vị Nguyễn Tri Phương và Hoàng Diệu, hai vị anh hùng đã bảo vệ thành Hà Nội tới hơi thở cuối cùng trước quân xâm lược. Bắc môn là điểm đến thú vị của phần đông du khách đến với thành Hà Nội.
Bắc môn-Hoàng thành Thăng Long - Ảnh: PhanHong
Gác chuông nhà thờ ở của Bắc - Ảnh: PhanHong
Thêm một nơi mà du khách không thể bỏ qua khi du khách đến với trung tâm Hoàng thành Thăng Long đó là khu di tích khảo cổ 18 Hoàng Diệu. Những hiện vật ở đây là minh chứng cho sự tồn tại huy hoàng một thời của vùng đất rồng bay xuyên suốt những tháng năm lịch sử dân tộc Việt Nam.
Khu di tích khảo cổ 18 Hoàng Diệu - Ảnh: LĐ
Trên nền đất khảo cổ là sự hiện diện của các hiện vật tượng trưng cho nền móng của cung đình xưa kia, đồng thời cũng cho chúng ta hiểu rõ hơn về sự phát triển liên tục và tiếp nối nhau qua các triều đại lịch sử phong kiến. Có thể nói, trên thế giới ít có thủ đô của một nước mà trong lòng đất còn tồn tại cả một quần thể bề dày lịch sử nối tiếp và xếp chồng lên nhau như thủ đô nước ta. Ở khu khảo cổ này, bảo đảm du khách sẽ có những phát hiện vô cùng thú vị về văn hóa lịch sử của Việt Nam.
Không gian thanh bình bên trong Hoàng thành Thăng Long cổ kính - Ảnh: Sưu tầm
Hoàng thành Thăng Long lung linh về đêm - Ảnh: Doraemon
Nét xưa trong dòng thời gian hiện đại - Ảnh: PhanHong
Khu di tích Hoàng thành Thăng Long gắn liền với lịch sử Thăng Long Hà Nội, là di tích đặc biệt của quốc gia. Hoàng thành Thăng Long là điểm đến hằng năm của hàng nghìn khách du lịch từ mọi miền của tổ quốc cũng như bè bạn quốc tế, và là điểm nhấn của Hà Nội. Đến với nơi đây, du khách không những vừa có thể vui chơi, giải trí, vừa chiêm ngưỡng các giá trị văn hóa mà còn góp phần quảng bá rộng rãi giá trị di sản văn hóa Việt Nam đến với bạn bè quốc tế.
Thăng Long xưa
Xem thêm: Các tour du lịch Hà Nội
Nguyễn Minh Hoàng - mytourblogs.com
Nội dung bài viết thuộc bản quyền của mytourblogs.com (Không bao gồm hình ảnh). Mọi sao chép cần ghi rõ nguồn, tên tác giả, nhiếp ảnh gia cùng với liên kết về nội dung tương ứng tại mytourblogs.com..
Hoàng thành Thăng Long là một di tích lịch sử văn hóa nổi tiếng tại Hà Nội, Việt Nam. Đây là kinh đô của đất nước Việt Nam trong hơn 1.000 năm và được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới vào năm 2010.
Hoàng thành Thăng Long nằm ở trung tâm thành phố Hà Nội, cách Hồ Gươm khoảng 1,5km về phía Đông Bắc.
Hoàng thành Thăng Long là một trong những di tích lịch sử văn hóa quan trọng nhất của Việt Nam. Nơi đây từng là kinh đô của đất nước Việt Nam trong hơn 1.000 năm và được xây dựng từ thế kỷ thứ 11. Hoàng thành Thăng Long có kiến trúc độc đáo, phong cách kiến trúc pha trộn giữa kiến trúc Trung Quốc và Việt Nam.
Hoàng thành Thăng Long có 5 cửa chính, bao gồm cửa Đông, cửa Tây, cửa Nam, cửa Bắc và cửa Ô. Các cửa này đều có ý nghĩa và tên gọi riêng biệt.
Giá vé vào tham quan Hoàng thành Thăng Long là 30.000 đồng/người lớn và 15.000 đồng/trẻ em. Đối với khách du lịch nước ngoài, giá vé là 200.000 đồng/người lớn và 100.000 đồng/trẻ em.
0 Thích