Mytour blogimg_logo
Tags:
ẩm thựclàng quê Việt Namdu lịch Hòa Bìnhlễ tết
06/04/20232.9580

Đụng lợn ngày Tết - nét đẹp trong văn hóa Việt năm 2024

Cứ mỗi dịp Tết đến, nhà nhà ở các vùng quê Việt lại rôm rả chuyện đụng lợn. Một con lợn cỡ hai, ba chục cân, được 4 đến 8 nhà chung nhau mổ. Cách chia phần thịt được gọi theo góc, tức ¼ con lợn. Mỗi nhà một góc, hay nửa góc. 


Tùy vào số cân nhiều hay ít mà mỗi nhà quy ra thóc hay trả phần tiền tương ứng cho gia chủ. Lợn đánh đụng thường là những chú lợn còi từ đàn lợn con của nhà nào đó, bị thương lái chê, không mua hoặc giả rẻ.

 

Đụng lợn ngày Tết - nét đẹp trong văn hóa Việt

Chọn lơn để đem đi đụng - Ảnh: sưu tầm

Xem thêm: Các khách sạn giá ưu đãi tại Hòa Bình

 

Giá bèo thế thì để Tết đánh đụng cho vui! Lợn đụng vì thế thường non, nạc và chắc thịt. Nếu năm nào "không may" chẳng có lợn còi, người ta vẫn dành lại một con lợn ưng ý nhất để Tết đến lại gọi anh em, hàng xóm láng giềng sang đụng, cốt cho vui, đầm ấm, chứ tuyệt nhiên không nặng đắt, rẻ, lỗ, lãi.

 

Lợn được xẻ thịt trước Tết độ hai ngày, để kịp lấy thịt gói bánh chưng, làm giò chả và nấu đông. Lúc đó, không khí Tết mới thật là rộn ràng. Cả chục người nói cười rôm rả. Cánh đàn ông người đun nước, người cạo lông, người làm lòng. Phụ nữ thì chuẩn bị muối mắm, rổ rá, lá chuối đựng phần. Đám trẻ con bắng nhắng chạy quanh, tranh nhau xí phần đuôi với bong bóng lợn.
 
Đụng lợn ngày Tết - nét đẹp trong văn hóa Việt
Cân lơn, chuẩn bị xẻ thịt - Ảnh: Sưu tầm
 
Thế là đã có thịt gói bánh chưng. Tối lại được ngồi quanh lò than, canh nồi luộc bánh, hít hà cái mùi lá dong tỏa ra ngai ngái, mùi gạo nếp thơm, mùi thịt béo ngậy. Trong khi trông bánh, tranh thủ đút vào lòng bếp mấy củ khoai lang, khoai tây hay bắp ngô.
 
Giữa cái rét ngọt của tháng củ mật, ngồi bên bếp than hồng, cời từ trong lò củ khoai vừa chín, lơm lựng, nóng hổi, cứ phải chuyển từ tay này sang tay kia cho bớt nóng, vừa thổi, vừa bóc, vừa ăn, vừa hít hà mới thấy khoai nướng sao mà ngon đến thế.
 
Đụng lợn ngày Tết - nét đẹp trong văn hóa Việt
Các công đoạn chuẩn bị đụng lợn - Ảnh: sưu tầm
 
Sự quây quần, sum tụ đông vui khi đụng lợn vì thế như khúc nhạc dạo đầu cho Tết, không khí tưng bừng và háo hức. Cũng ở đây, nét đặc trưng văn hóa của người Việt được thể hiện rất rõ: văn hóa làng xã. Nói như giáo sư, Viện sĩ Trần Ngọc Thêm, nhà văn hóa học hàng đầu Việt Nam, thì “đặc trưng văn hóa điển hình nhất của Tết Cả [Tết Nguyên đán – PV] là nếp sống cộng đồng. Tết đến, người ta lại tìm hàng xóm, bạn bè, họ hàng… để chung nhau giết lợn.”
 
Đời sống của xứ đồng bằng chiêm trũng, gắn với mùa màng lúa nước, cần nhiều nhân lực và bội thu hay thất bát đều phụ thuộc rất nhiều vào thiên nhiên đã kéo người ta xích lại gần nhau, đoàn kết với nhau: “Bán anh em xa mua láng giềng gần”; “hàng xóm tối lửa tắt đèn có nhau”; “cả bè hơn cây nứa”; “tướng chuộng nhiều quân, dân chuộng nhiều người”…
 
 
Đụng lợn ngày Tết - nét đẹp trong văn hóa Việt
Các công đoạn chuận bị đụng lợn - Ảnh: Sưu tầm
 
 
 
Thế nên, người Việt làm gì cũng quây quần, cũng sum tụ đông người. Cô Màu chửa hoang, phải chịu phạt cho “cả làng ăn khoán”. “Ăn khoán” cũng không diễn ra ở nhà cô Màu mà phải ở giữa đình. Từ ăn uống đến hát hò đều ở cái không gian cộng đồng ấy. Đến thứ rất cần cho sinh hoạt hàng ngày là giếng nước cũng phải cả làng chung nhau một cái.
 
Và người ta đi đâu, làm gì cũng ít khi đi một mình mà thường rủ nhau.
 
Họ rủ nhau đi làm:
 
“Rủ nhau lên núi hái chè
Hái dăm ba ngọn, xuống khe ta ngồi”
 
 
Rủ nhau đi chợ:
 
“Chợ Bưởi một tháng sáu phiên
Rủ nhau đi chợ nên duyên đèo bòng”
 
Và thấy món ngon gì cũng rủ nhau mua:
 
“Rủ nhau mua tép Trà Ô
Sẵn bờ cát trắng, phơi khô đem về”
 
Í ới gọi nhau đi chơi:
 
“Rủ nhau xem cảnh kiếm hồ
Xem cầu Thê Húc, xem chùa Ngọc Sơn”
 
Đến đi “kiếm chút chồng” cũng phải chèo kéo bạn bè:
 
“Rủ nhau đi cấy xứ Đông
Gọi là đi kiếm chút chồng mà thôi”
 
Người làm ruộng thì “rủ nhau đi cấy đi cày”, kẻ làm thương lái thì “buôn có bạn, bán có phường”. Biểu tượng của tính cộng đồng, của tình đoàn kết ấy là hình ảnh cây tre với “thân gầy guộc lá mong manh” nhưng bao giờ cũng sát cánh bên nhau “nên lũy nên thành”.
 
Chính nếp sống cộng đồng đó đã là thành trì vững chắc để bảo vệ Tổ quốc khỏi bao phen nhòm ngó của nước láng giềng Trung Hoa. Nếp sống cộng đồng ấy cũng làm cho tính tương thân tương ái, đoàn kết tương trợ trở thành một nét đẹp trong tâm hồn Việt: “Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ”, “chị ngã em nâng”, “lá lành đùm lá rách”...
 
Đụng lợn ngày Tết - nét đẹp trong văn hóa Việt
Chia thịt lơn, không cần trả tiền ngay, ra giêng trả cũng được, chủ yếu tất cả đều vui - Ảnh Sưu tầm
 
Trong những ngày tháng 10/2010 vừa qua, khi miền Trung chìm trong lũ lụt đau thương, hàng triệu người dân cả nước đã đồng lòng hướng về rốn lũ, hàng nghìn chuyến xe cứu trợ đã mang bát cơm, manh áo đến với đồng bào đang trong cơn hoạn nạn khó khăn.
 
Và khi giá rét đang bao phủ khắp miền Bắc, lan tới cả miền Nam, những tấm chăn bông, manh quần, tấm áo đã được rất nhiều đội thiện nguyện gom lại, mang lên vùng cao, đem hơi ấm đến cho những mái nhà tranh tre nứa lá lồng lộng gió rét căm căm của đồng bào các tỉnh miền núi phía Bắc.
 
Càng cận Tết, những phần quà lại được gói vội vàng hơn để kịp chuyển đến với những bé trong Bệnh viện Nhi, những em nhỏ mồ côi nơi chùa Bồ Đề, những gia đình nghèo miền biên viễn…
 
Tinh thần tương thân tương ái ấy đã trở thành một phần của tính cách con người Việt, được hun đúc từ nghìn năm, qua lời mẹ dạy “bầu ơi thương lấy bí cùng”, và qua cả những Tết nhà nhà chung nhau đụng lợn.
 
Và có lẽ, cũng vì đã thành một phần của tính cách con người Việt, nên ngày nay, dù đời sống người dân đã được nâng lên rất nhiều, xã hội hiện đại cũng khiến cái tôi cá nhân lớn mạnh hơn, nhưng Tết đến, nơi những làng quê Việt, người dân vẫn rôm rả cùng đụng lợn. Năm nào người ta cũng í ới gọi nhau: Này, làm một góc nhé?
 
Các câu hỏi thường gặp
Đụng lợn ngày Tết là gì?

- Đụng lợn là một nghi thức trong lễ hội Tết của người Việt Nam, đặc biệt là ở vùng miền Bắc. Nó được thực hiện vào ngày mùng 2 hoặc mùng 3 Tết, nhằm mục đích cầu may mắn, tài lộc và bình an cho gia đình trong năm mới.

Tại sao lại đụng lợn vào ngày Tết?

- Theo quan niệm dân gian, lợn là một con vật mang lại sự giàu có, phú quý và may mắn. Đụng lợn vào ngày Tết được coi là cách để kích hoạt tài lộc, đem lại sự thịnh vượng cho gia đình trong năm mới.

Nghi thức đụng lợn như thế nào?

- Trong nghi thức đụng lợn, người ta sẽ chọn ra một con lợn đực trưởng thành, khỏe mạnh và có vẻ ngoài đẹp. Sau đó, lợn sẽ được đưa vào nhà, đặt trên mâm cỗ và được thắp nến, đốt hương. Người thực hiện nghi thức sẽ đọc lời cầu nguyện, sau đó đụng lợn bằng cách đặt tay lên lưng lợn và lặp lại từ 3 đến 9 lần.

Đụng lợn có ý nghĩa gì trong văn hóa Việt Nam?

- Đụng lợn là một trong những nghi thức truyền thống của người Việt Nam, thể hiện sự tôn trọng và cảm ơn đối với những con vật đã cống hiến cho cuộc sống của con người. Nó cũng là cách để gắn kết gia đình, tạo sự đoàn kết và hy vọng cho một năm mới đầy may mắn và thành công.

Đụng lợn có phải là hình thức tàn sát động vật không?

- Đụng lợn không phải là hình thức tàn sát động vật mà là một nghi thức truyền thống của người Việt Nam. Trong quá trình thực hiện, lợn được chọn ra để thực hiện nghi thức không phải là lợn giống, mà là lợn thịt. Sau khi hoàn thành nghi thức, lợn sẽ được giết mổ và sử dụng để làm thực phẩm cho gia đình.

0 Thích

Đánh giá : 4.4 /331