Mytour blogimg_logo
Tags:
du lịch Tây Bắcdu lịch Hòa Bìnhdu lịch văn hóa cộng đồngkhám phá hòa bình
06/04/202311.2520

Bản dân tộc Mường năm 2024

Người Mường sống trong những thung lũng chung quanh là các cánh đồng cấy lúa nước, thuộc tỉnh Hoà Bình. Đến Thung Mây ở độ cao 1.200m so với mặt biển, du khách có thể thấy rõ hơn bức tranh đẹp của xứ Mường, đặc biệt nền văn hoá và đời sống của xứ Mường.

 

Lối vào bản dân tộc Mường

 

Người Mường là một dân tộc sống ở khu vực miền núi phía Bắc Việt Nam, tập trung đông nhất ở tỉnh Hòa Bình và các huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa. Họ rất gần với người Kinh, một số nhà dân tộc học đưa ra giả thuyết người Mường về mặt sắc tộc chính là người Kinh nhưng vì cư trú ở miền núi nên họ ít bị Hán hóa.

Những nếp nhà lá đơn sơ bình dị

 

Xem thêm: Các khách sạn ở Hòa Bình

 

Người Mường sống định canh định cư ở miền núi, nơi có nhiều đất sản xuất, gần đường giao thông, thuận tiện cho việc làm ăn. Người Mường làm ruộng từ lâu đời. Lúa nước là cây lương thực chủ yếu. Trước đây, người Mường trồng lúa nếp nhiều hơn lúa tẻ và gạo nếp là lương thực ăn hàng ngày. Nguồn kinh tế phụ đáng kể của gia đình người Mường là khai thác lâm thổ sản như nấm hương, mộc nhĩ, sa nhân, cánh kiến, quế, mật ong, gỗ, tre, nứa, mây, song... Nghề thủ công tiêu biểu của người Mường là dệt vải, đan lát, ươm tơ. Nhiều phụ nữ Mường dệt thủ công với kỹ thuật khá tinh xảo.

Cuộc sống bình dị hàng ngày của người dân tộc Mường

 

Xem thêm: các khách sạn giá rẻ tại Hòa Bình

 

Người Mường thích ăn các món đồ như xôi đồ, cơm tẻ đồ, rau, cá đồ. Cơm, rau đồ chín được dỡ ra rá trải đều cho khỏi nát trước khi ăn.

Rượu Cần của người Mường nổi tiếng bởi cách chế biến và hương vị đậm đà của men được đem ra mời khách quý và uống trong các cuộc vui tập thể.

Phụ nữ cũng như nam giới thích hút thuốc lào bằng loại ống điếu to. Ðặc biệt, phụ nữ còn có phong tục nhiều người cùng chuyền nhau hút chung một điếu thuốc.

Cuộc sống vất vả nhưng không thể thiếu lời ca tiếng hát

 

Nền văn hoá xứ Mường được biểu hiện qua trang phục như cạp váy Mường, qua những nghi lễ trong đời sống như cưới xin, ma chay, trong những trường ca vĩ đại như "Đẻ đất, đẻ nước".

Trong âm nhạc Mường, trống và chiêng vẫn giữ vai trò quan trọng. Đến xứ Mường vào những ngày "hội xuân", lễ "xuống đồng", lễ "mừng nhà mới"… du khách sẽ được thưởng thức dàn chiêng Mường đủ mười hai chiếc. Trong khung cảnh xứ Mường, giữa thung lũng, trong tiếng suối chảy róc rách và tiếng rì rào của rừng cây, tiếng chiêng có âm hưởng trầm bổng sâu lắng đến khó quên.

Nụ cười hồn nhiên của trẻ thơ

 

Xem thêm: Các khách sạn gần bản dân tộc Mường

 

Đến với bản Mường, người lạ thường được coi là khách quí. Tại đây du khách có dịp biết thêm nét đẹp trong sáng của văn hoá xứ Mường.

Các câu hỏi thường gặp
Bản dân tộc Mường là gì?
Bản dân tộc Mường là một trong những dân tộc thiểu số lớn ở Việt Nam, chủ yếu sinh sống tại các tỉnh miền núi phía Bắc như Hòa Bình, Thanh Hóa, Ninh Bình, Phú Thọ, Sơn La, Hà Nam, Hà Nội...
Văn hóa của bản dân tộc Mường có điểm gì đặc trưng?
Văn hóa của bản dân tộc Mường có nhiều nét đặc trưng như tín ngưỡng tôn giáo, văn hóa ẩm thực, trang phục, nghệ thuật dân gian, lễ hội...
Lễ hội nào nổi tiếng của bản dân tộc Mường?
Lễ hội nổi tiếng nhất của bản dân tộc Mường là lễ hội Cỗ Nguồn, được tổ chức vào tháng 2 âm lịch hàng năm tại Hòa Bình. Đây là dịp để người Mường cầu nguyện cho mùa màng bội thu, đồng thời tôn vinh các vị thần linh và tổ tiên.
Ngôn ngữ của bản dân tộc Mường có gì đặc biệt?
Ngôn ngữ của bản dân tộc Mường thuộc nhóm ngôn ngữ Mường - Đông Bắc, có nhiều đặc điểm khác biệt so với tiếng Việt như âm vần, cách phát âm, ngữ pháp...
Du lịch tại các khu du lịch của bản dân tộc Mường có gì đặc sắc?
Du lịch tại các khu du lịch của bản dân tộc Mường mang đến cho du khách những trải nghiệm độc đáo về văn hóa, lễ hội, ẩm thực và cảnh quan thiên nhiên. Các điểm đến nổi tiếng như Mai Châu, Pu Luông, Hòa Bình... đều có những hoạt động du lịch phong phú và hấp dẫn.

0 Thích

Đánh giá : 4.4 /134