Biển Hồ là tên do người Kinh đặt, còn tên thật của nó là Tơ Nueng (Tơ Nưng), là một miệng núi lửa khổng lồ nằm ở phía Bắc thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai. Biển Hồ quanh năm ăm ắp nước và luôn luôn xanh ngằn ngặt, như một chiếc gương trên chót vót cao nguyên cho mây trời soi bóng. Xung quanh nó có rất nhiều bí ẩn và huyền thoại khiến Biển Hồ lại càng lung linh kỳ ảo trong ký ức của cả người sở tại và du khách.
Rừng thông bao phủ xung quanh
Xem thêm: Các khách sạn giá tốt ở Gia Lai
Biển Hồ quanh năm ăm ắp nước và luôn luôn xanh ngằn ngặt, như một chiếc gương trên chót vót cao nguyên cho mây trời soi bóng. Xung quanh nó có rất nhiều bí ẩn và huyền thoại khiến Biển Hồ lại càng lung linh kỳ ảo trong ký ức của cả người sở tại và du khách.
Ngay cái tên Biển Hồ có lẽ cũng là do khát vọng của con người mà ra. Cao nguyên Pleiku cao hơn mực nước biển cả nghìn mét. Theo nguyên tắc bình thông nhau thì chả có giọt nước nào tồn tại được trên những đỉnh núi cao này. Và vì thế mà con người khao khát nước, khao khát biển. Một nhà thơ đã viết khi đến thăm Biển Hồ: Thương thương quá suốt một đời thiếu nước/Nên cái ao tù cũng thành biển của em... Vì thế, có một cái "ao" trên đỉnh núi cao vời vợi, đứng ở dưới Quốc lộ 1 nhìn lên chỉ thấy mây phủ kín, ấy thì người ta gọi là "biển" cũng đúng thôi.
Biển Hồ mênh mông
Ðối diện với Biển Hồ theo trục Bắc Nam khoảng chục cây số là đỉnh Hàm Rồng, cũng là một miệng núi lửa khổng lồ (xung quanh thành phố Pleiku là hàng trăm miệng núi lửa lớn nhỏ, nhưng lớn nhất vẫn là Biển Hồ và Hàm Rồng). Rất đối xứng, một bên nhô lên, bên thụt xuống, lại cũng khiến một nhà thơ so sánh như Yo Ni và Lin Ga.
Diện tích của Hàm Rồng và Biển Hồ cũng tương ứng nhau, hình dáng cũng tương tự nhau nếu nhìn từ máy bay, giống như kiểu bứng phần lõm của Biển Hồ đặt vào Hàm Rồng vậy, tức là nếu bê Hàm Rồng thả xuống Biển Hồ thì sẽ khít, không còn dấu vết. Một cuộc tạo sơn vĩ đại nào đó đã làm việc này. Thời chưa có các phương tiện hiện đại, người ta đồn rằng Biển Hồ... không có đáy, nó thông xuống... biển Quy Nhơn.
Biển Hồ còn là nguồn nước sinh hoạt của người dân
Nhưng có một thực tế là mực nước Biển Hồ hầu như không đổi nên nó vừa là thắng cảnh, vừa là nguồn nước sinh hoạt chính nuôi sống nhân dân thành phố Pleiku. Cái sự mực nước không đổi này cũng là sự lạ, bởi sáu tháng mùa khô khốc liệt thế, trời không một giọt mưa mà mực nước giữ nguyên thì cũng khó giải thích thật. Xung quanh Biển Hồ được vây bọc bởi các ngọn núi mà đồng bào dân tộc bám vào các triền thoai thoải của nó để làm nhà, lập làng. Năm nhiều bù năm ít, mỗi năm có một người, toàn là thanh niên học sinh, chết đuối làm những bí ẩn về Biển Hồ càng tăng lên.
Xung quanh biển Hồ được bao bọc bởi các ngọn núi
Xem thêm : Các khách sạn giá rẻ tại Gia Lai
Hồ Tơ Nưng là hạt ngọc của Pleiku mà bất cứ ai đã đặt chân đến vùng đất Tây Nguyên cũng không thể bỏ qua. Con đường nhựa phẳng lỳ chạy xuyên qua những hẻm núi gồ ghề, vách thẳng đứng rêu phong, điểm tô bởi các bụi cây kim ngân hoa vàng rực rỡ dẫn ta đến bờ hồ. Mặt hồ ở cao trên một ngọn núi nên không bị các dải núi xung quanh che khuất, đứng bên bờ hồ có cảm giác như đứng bên bờ biển lộng gió. Có lẽ vì thế hồ Tơ Nưng được gọi là Biển Hồ./.
Hồ Tơ Nưng - Hạt ngọc của Pleiku
Xem thêm: Tour du lịch giá tốt ở Pleiku
Mytour - Nguồn Mytour
0 Thích