Mytour blogimg_logo
Tags:
khám phá Sài Gòndu lịch Sài Gònphố đi bộ Nguyễn Huệ
06/04/20234.0140

Đại lộ Charner biến hóa như thế nào để trở thành phố đi bộ Nguyễn Huệ sau 130 năm năm 2024

Ít ai biết được rằng hình ảnh về những khu phố, những con đường hay những tòa cao ốc xa hoa của thành phố Hồ Chí Minh ngày nay xưa kia lại mang mảng màu cổ điển đặc trưng của phương Tây. Phố đi bộ Nguyễn Huệ là một trong những hình ảnh tiêu biểu cho nét đẹp ấy. Sau 130 năm, đại lộ Charner đã thay đổi như thế nào để trở thành phố đi bộ Nguyễn Huệ của hôm nay?

 

Từ đại lộ Charner đến phố đi bộ Nguyễn Huệ sau 130 năm- Ảnh: Sưu tầm

Từ đại lộ Charner đến phố đi bộ Nguyễn Huệ sau 130 năm- Ảnh: Sưu tầm

 

Thành phố Hồ Chí Minh ngày nay được biết đến là vùng đất “hòn ngọc Viễn Đông”, là một trung tâm phát triển về nhiều lĩnh vực của mảnh đất hình chữ S. Sự đa dạng, nhộn nhịp và năng động chính là những từ mà người du khách mô tả khi nhắc về thành phố Hồ Chí Minh. Đi dọc các con phố, bạn có thể dễ dàng thấy được sự phát triển, hiện đại đến sang trọng của thành phố mang tên Bác này. Những tòa nhà cao đến ngất ngưỡng, những trung tâm thương mại nhộn nhịp hay con phố đi bộ Nguyễn Huệ tập tủng rất nhiều loại hình giải trí sôi động, hiện đại khác nhau.

 

Vẻ đẹp của phố đi bộ Nguyễn Huệ cực hot ngày nay- Ảnh: Dzung Tran

Vẻ đẹp của phố đi bộ Nguyễn Huệ cực hot ngày nay- Ảnh: Dzung Tran

 

Nhưng liệu có ai ngờ rằng, 130 năm trước đây, phố đi bộ Nguyễn Huệ lại là đại lộ Charner mang phong cách cổ điển phương Tây thời Pháp thuộc. Phố đi bộ Nguyễn Huệ, hay trước đây còn gọi là đại lộ Charner được xây dựng vào năm 1790, có nguồn gốc từ một con kênh với tên gọi là Kinh Lớn, hay còn gọi là kênh Chợ Vải, nơi từng diễn ra những hoạt động mua bán nhộn nhịp của hòn ngọc Viễn Đông.

 

Con kênh Chợ Vải 130 năm trước- Ảnh: Sưu tầm

Con kênh Chợ Vải 130 năm trước- Ảnh: Sưu tầm

 

Con kênh giờ đã trở thành phố đi bộ nhộn nhịp- Ảnh: Dzung Tran

Con kênh giờ đã trở thành phố đi bộ nhộn nhịp- Ảnh: Dzung Tran

 

Xem thêm: Các khách sạn giá rẻ tại Hồ Chí Minh

 

Con kênh nay là phố đi bộ kéo dài vài trăm mét, nối từ phía bến cảng đến Ủy ban nhân dân ngày nay. Điểm giống nhau duy nhất giữa đại lộ Charner và phố đi bộ Nguyễn Huệ sau 130 năm là sự sầm uất và nhộn nhịp. Trước đây, hai bên đại lộ Charner là những hàng quán buôn bán đông đúc. Charner là nơi tập trung của khá nhiều các thương nhân từ những nước khác nhau, hòa nhập cùng với thương nhân Việt Nam, trao đổi hàng hóa đa dạng và phong phú.

 

Điểm buôn bán sầm uất thời xưa- Ảnh: Sưu tầm

Điểm buôn bán sầm uất thời xưa- Ảnh: Sưu tầm

 

Ngày nay trở thành điểm du lịch sầm uất- Ảnh: Thái Nguyên Phan Huy

Ngày nay trở thành điểm du lịch sầm uất- Ảnh: Thái Nguyên Phan Huy

 

Không chỉ có người Pháp, mà các thương nhân Trung Quốc, Ấn Độ cũng theo đường biển, đường sông để cập bến cảng, hòa nhập cùng cuộc sống mua bán hàng hóa nhộn nhịp tại đại lộ Charner. Charner không chỉ nhộn nhịp bởi những cuộc trao đổi hàng hóa mà còn nhộn nhịp bởi nơi đây thường xuyên được tổ chức các lễ hội văn hóa lớn của người Pháp, người Trung Hoa, tạo nên một bức tranh đa sắc về văn hóa nhân loại.

 

Thương xá Tax ngày xưa- Ảnh: Sưu tầm

Thương xá Tax ngày xưa- Ảnh: Sưu tầm

 

Thương xá Tax bây giờ- Ảnh: tang.longhuu

Thương xá Tax bây giờ- Ảnh: tang.longhuu

 

Xem thêm: Các tour du lịch tại Hồ Chí Minh

 

Sau một khoảng thời gian hoạt động sầm uất ở kênh Chợ Vải với các con thuyền buôn bán của thương nhân thế giới thì con kênh đã bị lấp và xây dựng thành đại Lộ Charner. Hình ảnh về đại lộ Charner bao gồm những ngôi nhà mái ngói, đậm màu phương Tây chạy dọc suốt 2 bên đại lộ cổ kính. Đại lộ của được thực dân Pháp trồng những hàng cây cổ thụ để tạo bóng mát với những làn xe rộng. Hình ảnh ấy giờ đây đã được thay thế bằng khách sạn năm sao quốc tế, tòa nhà Bitexco, các khu cao ốc rực rỡ dưới những mảng kính sang trọng hay các quán cafe, shopping đến nhộn nhịp.

 

Những chiếc xe cổ kính- Ảnh: Sưu tầm

Những chiếc xe cổ kính- Ảnh: Sưu tầm

 

Những tòa nhà cao hơn- Ảnh: Walter Batara

Những tòa nhà cao hơn- Ảnh: Walter Batara

 

Trên các làn đường của Charner ngày xưa gồm những chiếc ô tô đen cổ điển, xe kéo hay cả những đoạn tàu lửa chạy bằng hơi nước do người Pháp xây dựng giờ đây được thay thế bởi nền đất được lát bằng đá granite với những chiếc xe máy đủ kiểu loại và cả những chiếc ô tô sang trọng của phố đi bộ Nguyễn Huệ, gồm cả một quảng trường rộng lớn gồm có hồ sen và tượng đài.

 

Đoạn xe lửa chạy bằng hơi nước trên đại lộ Charner- Ảnh: Sưu tầm

Đoạn xe lửa chạy bằng hơi nước trên đại lộ Charner- Ảnh: Sưu tầm

 

Xe lửa trở thành xe ô tô và xe máy- Ảnh: Chinh Le

Xe lửa trở thành xe ô tô và xe máy- Ảnh: Chinh Le

 

Đại lộ Charner chính thức đổi tên Nguyễn Huệ vào năm 1956. Trong đó, kiến trúc có niên đại lâu nhất được lưu giữ từ thời đại lộ Charner đến khi xây dựng thành công con phố đi bộ Nguyễn Huệ năm 2015 là Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh. Hôtel de ville là tên gọi của UBND thành phố Hồ Chí Minh thời Pháp thuộc, đến năm 1975 sau khi giải phóng hoàn toàn miền Nam thì nơi đây lại trở thành điểm hoạt động và làm việc của UBND thành phố.

 

Hôtel de ville- Ảnh: Sưu tầm

Hôtel de ville- Ảnh: Sưu tầm

 

Trở thành UBND thành phố Hồ Chí Minh ngày nay- Ảnh: Andy Nguyen

Trở thành UBND thành phố Hồ Chí Minh ngày nay- Ảnh: Andy Nguyen

 

Xem thêm: Các khách sạn tại Hồ Chí Minh

 

Hình ảnh về một Charner sôi động, nhộn nhịp vẫn được ghi dấu sau 130 năm, ẩn trong sắc màu náo nhiệt của con phố đi bộ Nguyễn Huệ. Từ lối kiến trúc cổ điển, tinh tế của phương Tây, Charner đã dần chuyển sang nét hiện đại, sang trọng của phố đi bộ Nguyễn Huệ, điểm đến đặc biệt thu hút du khách trong và ngoài nước khi đến với du lịch thành phố Hồ Chí Minh.

 

Thu Huyền- mytourblogs.com

 

Lưu ý: Nội dung bài viết thuộc bản quyền của mytourblogs.com (Không bao gồm hình ảnh). Mọi sao chép cần ghi rõ nguồn, tên tác giả, nhiếp ảnh gia cùng với liên kết về nội dung tương ứng tại mytourblogs.com.

Các câu hỏi thường gặp
Đại lộ Charner là gì?

- Đại lộ Charner là tên gọi của một con đường lớn ở trung tâm thành phố Hồ Chí Minh, được đặt tên theo tên của một nhà thám hiểm người Pháp.

Tại sao Đại lộ Charner đã được biến hóa thành phố đi bộ Nguyễn Huệ?

- Sau khi Việt Nam giành độc lập, chính quyền thành phố đã quyết định đổi tên Đại lộ Charner thành phố đi bộ Nguyễn Huệ để tôn vinh vị tướng quân đầu tiên của Việt Nam độc lập.

Đại lộ Charner đã trải qua những biến hóa gì để trở thành phố đi bộ Nguyễn Huệ?

- Sau khi đổi tên, Đại lộ Charner đã trải qua một quá trình đổi mới hoàn toàn về kiến trúc và cảnh quan. Các công trình xây dựng cũ đã được tháo dỡ và thay thế bằng các công trình mới, hiện đại hơn. Cảnh quan xung quanh cũng được cải tạo để tạo ra một không gian đi bộ đẹp mắt và thoải mái cho người dân và du khách.

Phố đi bộ Nguyễn Huệ có ý nghĩa gì đối với thành phố Hồ Chí Minh?

- Phố đi bộ Nguyễn Huệ là một trong những điểm đến du lịch nổi tiếng của thành phố Hồ Chí Minh, thu hút hàng triệu du khách mỗi năm. Nó cũng là một biểu tượng của sự phát triển và đổi mới của thành phố, đồng thời là một không gian giải trí và vui chơi cho người dân địa phương.

0 Thích

Đánh giá : 4.1 /302