Chùa Vĩnh Nghiêm tên cũ là Niệm Phật Ðường Vĩnh Nghiêm tọa lac tại 79 Ðường Phạm Văn Ðồng,TP Pleiku, cách ngã ba Hoa Lư khoảng 500m, theo hướng đi Kon Tum.
Chùa được thành lập vào năm 1974. Người sáng lập là những Phật tử gốc Miền Bắc. Chùa Vĩnh Nghiêm theo Hệ Phái gốc Thống Nhất. Trụ Trì chùa là sư Cô Thích Nữ Minh Hậu.
Chùa Vĩnh Nghiêm - Ảnh: Sưu tầm
Ngôi chùa nhỏ trên đường Phạm Văn Đồng, phường Tây Sơn, TP. Pleiku, Gia Lai là nơi đón nhận hàng trăm đạo hữu thường xuyên đến đây sinh hoạt tín ngưỡng. Để trở thành “địa chỉ không thể thiếu” trong đời sống văn hóa tâm linh của người dân Phố núi, chùa Vĩnh Nghiêm Pleiku đã trải qua nhiều bước thăng trầm trong bốn thập niên qua…
Tam quan Chùa Vĩnh Nghiêm - Ảnh: Sưu tầm
Những phật tử cao niên của chùa vẫn nhớ như in chuyện lập chùa ngày ấy. Đó là năm 1972, những người dân gốc miền Bắc lưu lạc vào đây sinh sống đã phát tâm đóng góp tiền của xây chùa và may mắn được cung nghinh Hòa thượng Thích Thanh Kiểm (là một trong 2 vị hòa thượng lập chùa Vĩnh Nghiêm TP. Hồ Chí Minh năm 1964) về đặt móng khai sơn.
Bấy giờ chùa chỉ là một niệm Phật đường nhỏ, chủ yếu là ngôi chánh điện, được xây dựng bằng các loại vật liệu nhẹ, chưa có tăng ni trụ trì song ngày đêm và nhất là trong các ngày lễ vía, chùa luôn được đông đảo phật tử đến chiêm bái, cúng lễ, tụng niệm.
Chùa Vĩnh Nghiêm trong Đại lễ Hoa Đăng - Ảnh: Sưu tầm
Xem thêm: Các khách sạn tại Gia Lai
Chùa Vĩnh Nghiêm Pleiku cũng như Vĩnh Nghiêm TP. Hồ Chí Minh đều mang đậm truyền thống chùa Vĩnh Nghiêm (Bắc Giang) là trung tâm Phật giáo của cả nước. Đây cũng là nơi phát tích Tam Tổ phái Thiền Trúc Lâm của Phật giáo Việt Nam (Phật hoàng Trần Nhân Tông, Pháp Loa, Huyền Quang).
Tương truyền chùa Vĩnh Nghiêm có từ thời Lý Thái Tổ (1010-1028), tên chữ là Vĩnh Nghiêm tự. Đến thời vua Trần Thánh Tông (1258-1278) đều có các vị cao tăng tu hành nên được tu tạo nguy nga. Khi vua Trần Nhân Tông (1258-1308) từ bỏ ngôi vua đi tu, ngài đã đến tu ở chùa Vĩnh Nghiêm (Bắc Giang), rồi sau đó lên chùa Ngọa Vân (Yên Tử, Quảng Ninh) thụ giới, ngài đã cùng hai đệ tử là Pháp Loa, Huyền Quang sáng lập, hoàn chỉnh phái Thiền Tông Việt Nam, gọi là Tam Tổ.
Chùa Vĩnh Nghiêm trong Đại lễ Hoa Đăng - Ảnh: Sưu tầm
Xem thêm: Các khách sạn tại Bắc Giang
Sau ngày giải phóng, chùa Vĩnh Nghiêm ở TP. Pleiku được Ban hộ tự chăm lo hương khói. Thế nhưng trong những năm tháng bao cấp, đời sống của đại bộ phận người dân cũng như đạo hữu còn nhiều khó khăn, sự quan tâm đến cơ sở vật chất nhà chùa có mức độ; đã vậy lại còn bị thời gian tàn phá nên chùa xuống cấp nhiều.
Ước nguyện của các đạo hữu là mong có tăng ni về trụ trì, làm chỗ dựa tinh thần, hướng dẫn phật tử tu tập và tôn tạo, trùng tu chùa. Đến năm 2004, tức sau 32 năm tính từ ngày xây dựng, chùa Vĩnh Nghiêm ở TP. Pleiku mới có trụ trì. Đó là sư cô Thích nữ Minh Hậu, được Tỉnh hội Phật giáo Gia Lai phân công đảm nhận trọng trách này.
Chùa Vĩnh Nghiêm trong Đại lễ Hoa Đăng - Ảnh: Sưu tầm
Được sự tích cực của sư cô trụ trì cùng sự hoan hỉ góp sức của phật tử, chỉ trong thời gian ngắn cảnh quan chùa đã thay đổi hoàn toàn. Từ ngoài vào, cổng tam quan được quét vôi, sơn mới; chánh điện trang nghiêm, rồi còn xây dựng thêm dãy nhà ăn, nhà ngang. Đặc biệt là được sự quan tâm của chư tôn đức chùa Hoằng Pháp (TP. Hồ Chí Minh), chùa Vĩnh Nghiêm Pleiku đã được rước xá lợi Phật và cung nghinh trụ trì chùa Hoằng Pháp - ngôi chùa nổi tiếng cả nước về tổ chức đạo tràng niệm Phật cùng các khóa tu, về chùa thuyết giảng, hướng dẫn đạo tràng niệm Phật.
Chùa Vĩnh Nghiêm trong Đại lễ Hoa Đăng - Ảnh: Sưu tầm
Xem thêm: Các khách sạn giá rẻ tại Gia Lai
Có dịp đến Gia Lai, bạn không nên bỏ qua một chuyến tham quan, vãn cảnh Chùa Vĩnh Nghiêm, để có thể tìm đến chốn thanh tịnh, xua tan đi mọi mệt mỏi, lo toan của cuộc sống và khám phá những nét đẹp về văn hóa, truyền thống nơi đây.
Chùa Vĩnh Nghiêm nằm ở xã Ia Kha, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai, Miền Trung.
Chùa Vĩnh Nghiêm được xây dựng vào năm 2008, là một trong những ngôi chùa lớn nhất tại Gia Lai. Chùa được xây dựng trên diện tích hơn 10.000m2, với kiến trúc độc đáo và đẹp mắt.
Chùa Vĩnh Nghiêm có nhiều điểm đặc biệt như: tượng Phật cao nhất Việt Nam, tượng Phật đá lớn nhất Việt Nam, đài phật bằng đá tự nhiên, đài phật bằng đá thạch anh, đài phật bằng đá đen, đài phật bằng đá xanh,...
Mỗi năm, vào ngày 15 tháng Giêng âm lịch, Chùa Vĩnh Nghiêm tổ chức lễ hội chùa Vĩnh Nghiêm với nhiều hoạt động văn hóa, tín ngưỡng và giải trí.
Bạn có thể đi bằng xe máy hoặc ô tô từ thành phố Pleiku, Gia Lai. Từ Pleiku, bạn đi theo quốc lộ 14 khoảng 30km đến địa chỉ: xã Ia Kha, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai.
0 Thích