Theo tư liệu của chùa, chùa được Thiền sư Tổ Đạt – Trí Tâm, thuộc đời thứ 36 Thiền phái Lâm Tế, dòng Đạo Bổn Nguyên, khai sơn vào năm Canh Dần (1740). Thiền sư sinh quán tại Phú Xuân (Huế), vào Nam xuất gia hành đạo, là đệ tử của Thiền sư Phật Ý – Linh Nhạc. Năm Kỷ Hợi (1779), Thiền sư về Phú Xuân và thị tịch ngoài đó. Thiền sư Tiên Cần – Từ Nhượng kế tục trụ trì năm Kỷ Hợi (1779), tiếp tục hoằng hóa Phật pháp đến năm Mậu Tý (1828). Các vị tổ kế tục trụ trì là: Minh Nghĩa – Chơn Như (1828-1854), Minh Nhiên – Hoằng Chiếu (1854-1878), Minh Hòa – Hoan Hỷ (1878-1916), Như Hào – Thiên Quang (1916), Như Nhượng – Quảng Chơn (1916-1943), Hồng Đạo – Bửu Ý (1943-1996). Thượng toạ Thích Thiện Ấn (Nhật Ấn) trụ trì hiện nay.
Từ cuối thế kỷ XVIII, chùa Long Thạnh đã trở thành một cơ sở Phật học, một trung tâm hoằng pháp danh tiếng ở Nam Kỳ lục tỉnh, thu hút nhiều tăng sĩ và Phật tử đến tu học. Đến năm 1945, chùa bị hư hỏng nặng, sau đó được xây dựng đơn sơ. Kiến trúc chùa ngày nay được Hòa thượng Thích Bửu Ý, thành viên Hội đồng Chứng minh GHPGVN, Phó chủ tịch Hội đồng Trị sự GHPGVN, Phó Trưởng ban Trị sự Thành hội Phật giáo TP. Hồ Chí Minh, cho trùng tu vào các năm 1959, 1984, 1993 đến 1995. Trước chùa có cổng tam quan, đài Quan Âm… đều được thực hiện từ năm 1993 đến năm 1995. Hòa thượng viên tịch vào ngày 29 tháng 11 năm At Hợi (19 – 01 – 1996).
Thầy trụ trì Thiện Ấn những năm gần đây đã cho tôn tạo cảnh chùa, xây dựng một số công trình và đặt một số tượng lộ thiên như: tượng đức Phật Thích Ca (năm 2000), tượng Bồ tát Di Lặc (năm 2002), vườn Lâm Tì Ni (năm 2001) ở sân trước chùa; xây Thiền đường (năm 2000) và nhà vãng sanh (năm 2002).
Chánh điện được bài trí đơn giản, trang nghiêm. Tượng đức Phật Trung Tôn bằng đồng, nặng 1600 kg, có từ thời tổ Trí Tâm khai sơn chùa, đặt uy nghi ở điện Phật. An thờ hai bên tả, hữu tôn trí tượng hai vị Bồ-tát Quán Thế Am, Đại Thế Chí. Ở điện Phật, còn có bộ tượng Ngũ Hiền, tượng Tiêu Diện, tượng Hộ Pháp… Đại hồng chung của chùa được đúc vào năm 1797 do bà Mã Thị Nhàn phụng cúng.
Trong khuôn viên chùa có nhiều ngôi tháp của các vị tổ. Chùa hiện đặt văn phòng Ban đại diện Phật giáo quận Bình Tân. Chùa Long Thạnh là ngôi già lam cổ tự danh tiếng ở miền Nam xưa nay.
Mytour.vn - Nguồn: Tổng hợp
- Chùa Long Thạnh nằm ở địa chỉ số 1, đường Lê Văn Thọ, phường 11, quận Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh.
- Chùa Long Thạnh là một trong những ngôi chùa lớn và đẹp nhất tại TP. Hồ Chí Minh, với kiến trúc độc đáo và phong cách trang trí đậm chất Á Đông.
- Chùa Long Thạnh còn là nơi tôn nghiêm và bảo tồn nhiều di sản văn hóa, tài liệu lịch sử quý giá của đất nước.
- Mỗi năm, vào ngày 15 tháng Giêng âm lịch, Chùa Long Thạnh tổ chức lễ hội đón chào Tết Nguyên Đán với nhiều hoạt động văn hóa, tín ngưỡng và giải trí hấp dẫn.
- Bạn có thể đi xe buýt số 19 hoặc 50 từ trung tâm TP. Hồ Chí Minh đến Chùa Long Thạnh.
- Nếu đi bằng xe máy hoặc ô tô, bạn có thể đi theo đường Lê Văn Thọ hoặc đường Phạm Văn Đồng để đến Chùa Long Thạnh.
- Du khách có thể tham gia các hoạt động tâm linh, như lễ cầu siêu, lễ cúng tạ, lễ hội đền Hùng, lễ hội đón Tết Nguyên Đán.
- Ngoài ra, du khách còn có thể tham quan và khám phá kiến trúc độc đáo của chùa, tham gia các khóa học về tâm linh và văn hóa truyền thống.
0 Thích