Mytour blogimg_logo
Tags:
du lịch tâm linhdu lịch Sài Gònchùa kỳ viên
06/04/20235.7820

Chùa Kỳ Viên năm 2024

Chùa tọa lạc ở 610 đường Nguyễn Đình Chiểu, phường 3, quận 3, TP. Hồ Chí Minh. ĐT: 08.8325522. Chùa thuộc hệ phái Nam tông.
 
 
Tam quan chùa - Ảnh: sưu tầm
Xem thêm: Các tour du lịch tại TP.Hồ Chí Minh

Chùa Kỳ Viên - Ảnh: sưu tầm

Mặt tiền chùa - Ảnh: sưu tầm
 

Kỳ Viên là tên một tinh xá mà thuở đức Phật Thích Ca còn tại thế thường cư ngụ. Bấy giờ có vị trưởng giả tên là Tu Đạt hay chẩn cấp cho người nghèo nên người dân thường gọi là Cấp Cô Độc đã cùng với Thái tử Kỳ Đà cúng dường đức Phật một ngôi tinh xá đẹp đẽ gọi là Kỳ Viên (Jetavana).

 

Theo sách Nghi lễ và tự viện Phật giáo Nam Tông Việt Nam (NXB TP. Hồ Chí Minh, 2002), Tỳ kheo Thiện Minh – Nguyễn Văn Sáu cho biết vào năm 1947, chùa do bà Bùi Thị Ngọc (thường gọi là bà Năm Chùa hay bà Năm Ngọc) tu học theo truyền thống Phật giáo Bắc tông. Thỉnh thoảng ở đây có một nhà sư Khất sĩ  được mời đến giảng đạo, đó là sư Năm, sau này là Tổ sư Minh Đăng Quang của Phật giáo Khất sĩ.

 

Năm 1948, cụ Nguyễn Văn Hiểu cùng nhóm cư sĩ chùa Bửu Quang đến mượn chùa của bà Năm Ngọc làm điểm luận đạo, thuyết pháp. Sau đó, chùa bị giải tỏa, phóng đường. Nhóm cư sĩ Nguyễn Văn Hiểu thấy đối diện chùa có đất trống của gia đình Hui Bổn Hỏa (chú Hỏa) nên đến mướn đất xây chùa.

 

Ngày 21 – 7 – 1949, Đô Thành Sài Gòn cấp giấy phép cho xây lại chùa Kỳ Viên mới. Lễ nhập tự và lễ An vị Phật được cử hành vào ngày 09 – 10 – 1949. Từ đấy, chùa sinh hoạt theo Phật giáo Nam Tông. Một thời gian sau, hai Phật tử là Kim Long và Lâm Thị Thiệt đã phát tâm mua toàn bộ khu đất để dâng cúng Tam Bảo. Lễ dâng đất và chùa được cử hành vào ngày 16 – 02 – 1952. Đại diện chư tăng nhận đất là Hòa thượng Hộ Tông, dưới sự chứng minh của Sư Cả trụ trì chùa Mahàmontrey ở Campuchia.

 

Tượng Đức Phật nhập Niết bàn - Ảnh: sưu tầm
Xem thêm: Các khách sạn giá rẻ tại Hồ Chí Minh

Chân dung Hòa thượng hộ tông - Ảnh: sưu tầm
 

Năm 1953, chùa bị hư hỏng trong trận hỏa hoạn ở khu bàn Cờ, nên đã tổ chức trùng tu từ tháng 2 đến tháng 11 năm 1954, với tổng chi phí trên 800.000 đồng, xoay mặt tiền ra đường mới, tức đường Nguyễn Đình Chiểu hiện nay.

 

Chánh điện thờ Phật theo dạng tam cấp. Tầng cao nhất thờ Xá lợi Phật (do ngài Narada ở Tích Lan dâng cúng vào năm 1953), các tầng dưới thờ đức Phật Thích Ca thuyết pháp, đức Phật tọa thiền và đức Phật nhập níp bàn. Phía dưới có bộ bàn thờ sơn son thếp vàng do quân đội Hoàng gia Thái Lan hiến tặng, tôn trí những pho tượng Phật loại nhỏ và chưng bông hoa. Bức tường phía sau vẽ nhiều ngọn tháp ẩn trong mây thật đẹp.

 

Phía sau chánh điện là trai đường, tầng trên là tăng xá. Trước tăng xá là một phòng họp nhỏ của chư tăng, ở đây có một tủ thờ rất nhiều tượng Phật trên thế giới do Hòa thượng Bửu Chơn hiến tặng sau mỗi lần dự hội nghị Phật giáo ở các nước.

 

Trong giai đoạn đầu phát triển, chùa đã đón tiếp hai vị Pháp sư nổi tiếng thuyết giảng chánh pháp Phật giáo Nam Tông là Pháp sư Thông Kham và Pháp sư Narada (Tích Lan).

 

Tại chùa, vào ngày 14 – 5 – 1957, cụ Nguyễn Văn Hiểu thành lập Tổng hội Phật giáo Nguyên Thủy Việt Nam. Đồng thời vào ngày 18 – 12 – 1957, quý vị Hòa thượng Bửu Chơn, Thiện Luật, Hộ Tông, Kim Quang, Giới Nghiêm, Tối Thắng và Giác Quang thành lập Giáo hội Tăng già Nguyên Thủy Việt Nam. Kể từ đó đến năm 1981, chùa đặt trụ sở Giáo Hội Tăng Già Nguyên Thủy Việt Nam. Các vị trụ trì tiền nhiệm và hiện nay là : Hòa thượng Hộ Tông, Hòa thượng Bửu Chơn, Hòa thượng Tối Thắng, Hòa thượng Giới Nghiêm, Hòa thượng Thiện Thắng, Hòa thượng Ẩn Lâm, Thượng tọa Viên Minh, Hòa thượng Siêu Việt, Thượng tọa Tăng Định.                               

 

Ngài Hộ Tông quê tại Tân Châu (An Giang), đã đậu bằng bác sĩ và được cử làm việc ở Campuchia. Ngài đã lập chùa Sùng Phước ở Phnôm Pênh và được đức Phó Vua sãi Campuchia truyền giới xuất gia tại chùa này vào năm 1940. Năm 1957, trong hội nghị bầu Ban Chưởng quản Giáo hội Tăng già Nguyên Thủy Việt Nam khóa I, ngài được suy cử chức vụ Tăng Thống.

 

Năm 2005, chùa đặt các nghệ nhân Nam Định đúc một pho tượng Phật bằng đồng mạ vàng cao 2,5 m, nặng 2 tấn. Chùa có bộ lư đồng có chạm ảnh chùa Kỳ Viên.

 

Chùa Kỳ Viên hiện nay là trung tâm văn hóa của hệ phái Phật giáo Nam Tông Việt Nam, là nơi hoằng pháp và tiếp đón các phái đoàn Phật giáo quốc tế thuộc hệ Theravada.

Mytour.vn - Nguồn: Tổng hợp

Các câu hỏi thường gặp
Chùa Kỳ Viên là gì?
Chùa Kỳ Viên là một ngôi chùa cổ xưa nằm ở phía Tây Nam của thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Lịch sử của Chùa Kỳ Viên?
Chùa Kỳ Viên được xây dựng vào thế kỷ thứ 17, vào thời kỳ nhà Thanh. Chùa được xây dựng bởi một vị sư Phật tên là Nguyên Không.
Đặc điểm kiến trúc của Chùa Kỳ Viên?
Chùa Kỳ Viên có kiến trúc đặc trưng của phong cách kiến trúc Trung Quốc. Chùa được xây dựng trên một khu đất rộng lớn, bao gồm nhiều tòa nhà và khu vườn.
Những hoạt động tại Chùa Kỳ Viên?
Chùa Kỳ Viên là nơi tôn giáo quan trọng của người Phật giáo. Nơi đây thường được sử dụng để tổ chức các lễ hội và các hoạt động tôn giáo khác.
Làm thế nào để đến Chùa Kỳ Viên?
Chùa Kỳ Viên nằm ở phía Tây Nam của thành phố Hà Nội, Việt Nam. Bạn có thể đến đây bằng xe bus hoặc taxi.

0 Thích

Đánh giá : 4.3 /580