Đầu tiên có vợ chồng cư sĩ tên Lý Thoại Long xây cất một cái am vào năm 1744. Vị cư sĩ có tên riêng là Cẩm, chuyên nghề đan đệm bán nên người địa phương gọi là ông Cẩm Đệm. Năm 1772 hòa thượng Viên Quang tới trụ trì, từ đó mới đổi tên chùa là Giác Lâm.
Chùa đã được trùng tu 3 lần. Hòa thượng Viên Quang cho xây lại chùa lần thứ nhất vào khoảng năm 1799–1804. Đến năm 1906–1909 hòa thượng Trần Như Phòng, pháp hiệu Hoằng Nghĩa và đệ tử là Phạm Văn Tiên, pháp danh Thạnh Đạo, tự Hồng Hưng đã tôn tạo lại ngôi chùa một lần nữa. Các sự kiện này được ghi lại trong đôi liễn mừng lạc thành, nay còn treo trong chánh điện. Đầu năm 1999 chùa hoàn thành đợt trùng tu lần thứ ba.
Trong chùa có bài vị của hai Thiền sư là Minh Vi Mật Hạnh và Minh Khiêm Hoằng Ân. Nơi khuôn viên chùa có tháp Tổ Linh Nhạc-Phật Ý và một cây bồ đề trồng ngay cổng chùa của một vị tăng Tích Lan tiếng cúng.
Kiến trúc chùa Giác Lâm được coi là tiêu biểu cho lối kiến trúc của các chùa Nam Bộ, với mặt bằng tổng thể theo kiểu chữ Tam (Ξ); chính điện với kiểu nhà dân gian truyền thống một gian hai chái, bốn cột chính hay còn gọi là tứ trụ. Chùa nguyên thủy không có cổng tam quan (cổng tam quan chỉ mới được xây dựng vào năm 1955), mái chùa gồm 4 vạt và các sống mái đều thẳng. Chùa hình chữ nhật, gồm 3 lớp nhà chính: chính điện, giảng đường và nhà trai, không kể các nhà phụ.Năm 2007, khởi công xây dựng khu giảng đường và tăng xá (phía bên phải chùa - theo hướng nhìn từ trong ra).
Chính điện khá rộng và sâu, có nhiều cột to hơn vòng ôm; khắc câu đối; chữ thiếp vàng.Giữa các hàng cột là các cửa võng, chạm trổ các đề tài trang trí truyền thống như cửu long, tứ linh; tứ quý; hoa điểu…sơn thiếp lộng lẫy. Trong chính điện có bày nhiều tượng đẹp khá lớn: Tượng Phật A Di Đà, Phật Thích Ca, Di Lặc Bồ Tát; Thế Chí Bồ Tát, Quan Thế Âm Bồ Tát, bộ tượng Cửu Long đúc bằng đồng… Ngoài ra còn có tượng Mười Tám Vị La Hán, tượng Thập Điện Diêm Vương, tượng Tổ Sư Đạt Ma, tượng Long Vương… Điều đặc biệt là tại chùa Giác Lâm có đến 02 bộ tượng Thập bát La Hán và 02 bộ tượng Thập điện Diêm Vương.
Trước chùa là bảo tháp xá lợi gồm 7 tầng hình lục giác. Tháp được khởi công xây dựng từ năm 1970 theo bản vẽ của kiến trúc sư Vĩnh Hoằng, đến năm 1975 thì tạm ngưng cho đến 1993 mới được tiếp tục. Từ năm 1994 tầng 7 của tháp thờ Xá Lợi Phật tổ.
Chùa còn 113 ngôi tượng cổ, chủ yếu là tượng gỗ, các cột chính của chùa đều có khắc câu đối, chữ thếp vàng, khung viền đều được chạm trổ công phu. Bên trái cùa chùa là khu mộ tháp của các vị hòa thượng đã trụ trì ở đây.
Xem thêm: Các khách sạn giá tốt tại Hồ Chí Minh
0 Thích