Nhằm ghi nhận việc kết thúc một năm và chuẩn bị bước sang năm mới, các nước trên thế giời thường tổ chức những hoạt động ăn mừng năm mới. Vì mỗi quốc gia, mỗi dân tộc có một nền văn hóa truyền thống khác nhau, cổ điển hay hiện đại, sắc màu hay ảm đạm… điều đó đã làm nên sự khác nhau thú vị trong phong tục ăn mừng năm mới giữa châu Á và châu Âu. Cùng mytourblogs.com tìm hiểu về sự khác nhau đó nhé!
Ở châu Âu, phong tục ăn mừng năm mới thường mang tính “hiện đại”. Những ngày cuối năm, người ta thường tổ chức những buổi tiệc tùng, diễu hành, ăn uống thâu đêm... để cùng nhau chào đón năm mới. Ở mỗi nước, lại có những phong tục, nghi lễ riêng biệt đến “kì lạ” nhưng đều hướng đến mục đích cuối cùng là mong muốn năm mới sẽ đem lại may mắn, hạnh phúc và an lành đến với mọi người.
Cây thông Noel với những ngọn nến con - Ảnh: mezing.vn
Trang trí cho cây thông Noel vào dịp năm mới là một phong tục đặc sắc của người Nga, với hy vong rằng, khi trẻ con trong nhà thức dậy chúng sẽ có được một niềm vui vào sáng đầu tiên của năm mới. Bên cạnh đó là phong tục bà chúa tuyết và ông già tuyết tặng quà cho trẻ em.
Ông già tuyết cùng bà chúa tuyết diễu hành- Ảnh: Igor Kovalenko
Cũng như một số quốc gia phương Tây khác, người Nga cũng đón năm mới trong màn trình diễn pháo hoa và những buổi tiệc linh đình, gồm: thịt, đậu xanh, dưa chua, hành, sốt mayonnaise, cà rốt và khoai tây.
Một bữa ăn chào đón năm mới của người Nga- Ảnh: Joe Protor
Trước giao thừa 1 ngày, nam giới của Đức thường tập trung ăn uống, tiệc tùng đến tận đêm. Đến giao thừa, người Đức cũng tổ chức bắn pháo hoa, quây quần bên nhau, cùng chúc nhau năm mới bình an và họ còn đem nấu chì đổ vào cốc nước rồi nhìn hình dạng miếng chì trong nước và đoán vận hạn năm tới của mình.
Những bữa tiệc thâu đêm tại Đức để chào đón năm mới- Ảnh: falkvinge.net
Lễ đón năm mới ở Đức kéo dài trong vòng 1 tuần. 15 phút trước giao thừa mọi người đều ngồi yên trên ghế, khi chuông đồng hồ điểm họ đều nhảy xuống khỏi ghế và ném một vật nặng ra phía sau coi như vứt bỏ mọi khó khăn, hoạn nạn để bước vào năm mới.
Đên giao thừa tại cổng thành Bradenburg- Ảnh: radioaustralia.net.au
Các bữa ăn trong dịp đón mừng năm mới của người Đức sẽ không thể thiếu cà rốt và bắp cải - hai thức ăn mà theo quan điểm của người dân Đức sẽ mang lại sự ổn định về tài chính…
Hai món ăn đem lại sự ổn định về tài chính cho người Đức- Ảnh: chinhsuaanh
Rượu là một phần không thể thiếu trong phong tục chào đón năm mới của người Pháp. Người Pháp dùng rượu đón năm mới, từ đêm giao thừa mọi người bắt đầu mở tiệc ăn uống đến 3/1 mới kết thúc.
Những ly rượu sẻ chia, mang đến niềm vui trong năm mới- Ảnh: Yoann Jezequel
Phong tục đón năm mới của Pháp cũng có sự khác nhau giữa các miền. Ở miền Đông, lúc giao thừa, người ta sẽ ngậm đồng tiền vàng cầu mong phát đạt, giàu sang. Ở miền Tây, nam thanh nữ tú dắt nhau vào rừng tìm cây tầm gửi từ chiều cuối năm, anh chàng nào tìm thấy và mang về đầu tiên sẽ được phong ''''''''''''''''''''''''''''''''Vua tầm gửi'''''''''''''''''''''''''''''''', có quyền ôm hôn những cô gái đẹp đi ngang nhà mình trong suốt ngày mùng 1.
Pháo hoa trong đêm giao thừa tại Paris (Pháp)- Ảnh: Antonio GAUDENCIO
Ngày đầu năm mới ngườiAnh thường tổ chức các cuộc diễu hành dọc các con đường đi qua Whitehall và trung tâm mua sắm Pall, và cuối cùng dừng chân ở quảng trường Berkley. Mọi người sẽ cùng nhau tập hợp lại cùng hát vang các bài hát truyền thống đón chào năm mới nghe tiếng chuông đồng hồ Bigbang điểm đúng thời khắc giao thừa.
Diễu hành chào đón năm mới tại London (Anh)- Ảnh: Getty Images
Một ngày trước Tết Dương lịch, mọi nhà sẽ mua rượu đổ đầy các chai, hũ trong nhà, trong bếp thì chứa thật nhiều thịt bởi người Anh quan niệm rằng, nếu rượu thịt không dư dả, năm mới sẽ gặp khó khăn, nghèo khổ. Cuối cùng, để đón chào một năm mới, người Anh có những phong tục rất lạ và độc đáo như tục lệ “Bước chân đầu tiên (The First Footing)”; không chọn những người tóc vàng và tóc đỏ xông nhà; mừng tuổi bằng những cành tầm gửi…
“The first footing” -Ảnh: ScottishPilgrim
Tạm dừng với một số phong tục đón năm mới ở các nước châu Âu “hiện đại”, du khách hãy cùng đến với một số phong tục đón năm mới ở châu Á nhé!
Khác biệt với châu Âu, phong tục ăn mừng năm mới ở châu Á mang tính “cổ truyền” hơn. Người châu Á khá chú trọng về các khâu chuẩn bị để có một lễ chào đón năm mới hoàn chỉnh.
Việc dọn dẹp nhà cửa khởi nguồn từ ý niệm “quét sạch những điều không may mắn” trong năm cũ, chào đón một năm mới tốt đẹp. Tuy nhiên không nên dọn dẹp nhà cửa khi năm mới bắt đầu, vì nếu làm thế sẽ “quét sạch những điều may mắn vừa nhận được”.
Dọn dẹp nhà cửa chào đón năm mới sang- Ảnh: baomoi
Người dân châu Á thường có những mâm cổ với những loại thức ăn truyền thống, đa dạng về màu sắc lẫn hương vị.
Mâm cổ chào đón năm mới của người Việt Nam- Ảnh: afamily
Món canh bánh gạo truyền thống được sử dụng trong ngày đón năm mới của người Hàn Quốc- Ảnh: deponline
Khay bánh kẹo 8 món của người Trung Quốc với nghĩa số 8 là số may mắn- Ảnh: trithucsong
Xem thêm: Các tour du lịch Trung Quốc
Người Indonesia cũng chuẩn bị đồ cúng đặt bàn thờ cúng các vị thần và tổ tiên vào đêm giao thừa. Đồ cúng gồm chủ yếu là bánh và trái cây. Đầu tiên, người Indonesia sẽ bày đồ cúng trên một chiếc bàn đặt phía ngoài ngôi nhà. Mỗi thành viên trong gia đình đốt hương, chắp tay và vái ba vái để bày tỏ tấm lòng thành kính và xin phép được vào nhà.
Thờ phụng tổ tiên cầu mong điều tốt đẹp sẽ đến trong năm mới- Ảnh: tanhongthai165
Vào dịp năm mới, người Hàn mặc những bộ hanbok đủ màu sắc và tiến hành nghi lễ biết ơn, tưởng nhớ tổ tiên vào sáng đầu năm, hay còn gọi là tục Sebae. Con cái thăm cha mẹ và cầu chúc họ một năm mới hạnh phúc bằng cách quỳ lạy họ. Cha mẹ đáp lễ bằng cách cho con cái một số tiền mừng tuổi và những lời chỉ dạy sáng suốt.
Tục Sebae tại Hàn Quốc- Ảnh: spotlightkorea
Xem thêm: Các tour du lịch Hàn Quốc
Người lớn trao cho trẻ em những món quà là “tiền mừng tuổi” với hy vọng con cháu sẽ giỏi giang, mạnh khỏe trong năm mới. Con cháu có thể kính tặng “tiền mừng thọ” cho ông bà, cha mẹ với hy vọng ông bà, cha mẹ sẽ sống lâu trăm tuổi.
Niềm vui của trẻ con khi nhận tiền mừng tuổi- Ảnh: news.chinhphu.vn
Con cháu chúc thọ ông bà- Ảnh: c2nguyenvanro.giongrieng.edu.vn
Thay vì đi đến các nhà hàng, quán bar... như người châu Âu, người châu Á thường đi lễ chùa. Với hy vọng cầu xin thánh thần sẽ ban cho một năm mới “vạn sự như ý”,“tấn tài tấn lộc”.
Đi lễ chùa đầu năm tại Việt Nam- Ảnh: trithucsong
Xem thêm: Các khách sạn giá ưu đãi tại Hà Nội
Người dân Indonesia cầu phúc năm mới tại chùa vihara dharma bhakti- Ảnh:portalkbr
Người châu Á còn tổ chức các lễ hội múa lân, múa sư, múa rồng mang lại điềm lành, tạo bước khởi đầu tốt đẹp, thuận lợi, tô điểm thêm cho ngày chào năm mới.
Múa sư cổ truyền đầy màu sắc- Ảnh: phim.kul.vn
Ông địa và con lân rước năm mới sang- Ảnh: normanchinmantis
Vào nửa đêm, pháo hoa được bắn ở khắp mọi nơi. Đây là hành động để xua đuổi tà ma và tội ác, nhưng cũng để tăng thêm sự hứng khởi của mọi người trong lễ hội mừng năm mới. Theo truyền thống, vào thời khắc này, các gia đình đều mở toang cửa sổ và cửa chính để tiễn năm cũ đi và đón may mắn vào nhà trong năm mới.
Pháo hoa đánh dấu sự chuyển giao giữa năm cũ và năm mới tại Singapo - Ảnh: Rexer Ong
Xem thêm: Các tour du lịch Singapore
Những khoảnh khắc pháo hoa sáng chói chào đón năm mới đến- Ảnh: Hung Pham
Xem thêm: Các khách sạn giá ưu đãi tại Hồ Chí Minh
Để đánh dấu sự kết thúc của năm 2014 và chào đón năm mới 2015 với những đổi thay, những niềm vui và hạnh phúc, du khách đã có kế hoạch gì cho ngày ăn mừng năm mới của gia đình thêm nhộn nhịp chưa? Hãy thử kết hợp giữa phong tục ăn mừng năm mới Á- Âu để xem có điều gì đặc biệt nhé!
Happy New Year 2015!
Thùy Dương- mytourblogs.com
Lưu ý: Tất cả bài viết thuộc bản quyền mytourblogs.com. Mọi sao chép cần ghi rõ nguồn cùng với liên kết về nội dung tương ứng tại mytourblogs.com.
- Châu Á thường có phong tục đón Tết Nguyên Đán, trong khi Châu Âu thường đón Tết Âm lịch hoặc Tết Dương lịch.
- Trong phong tục đón Tết Nguyên Đán, người Châu Á thường tập trung vào việc cúng tổ tiên, thưởng thức các món ăn truyền thống và tham gia các hoạt động văn hóa truyền thống. Trong khi đó, người Châu Âu thường tập trung vào việc tổ chức các bữa tiệc và tham gia các hoạt động giải trí.
- Ngoài ra, trong phong tục đón Tết Nguyên Đán, người Châu Á thường tặng quà cho nhau và trao lì xì cho trẻ em, trong khi đó, người Châu Âu thường tặng quà cho nhau vào dịp Giáng sinh.
- Hồ Chí Minh là thủ đô của Việt Nam và là trung tâm chính trị, kinh tế và văn hóa của đất nước.
- Thành phố này có nhiều điểm du lịch nổi tiếng như Công viên Tao Đàn, Nhà hát Lớn, Chợ Bến Thành, Bảo tàng Lịch sử Việt Nam, và Cung điện Thống Nhất.
- Hồ Chí Minh cũng là nơi có nhiều trường đại học và cao đẳng hàng đầu của Việt Nam, thu hút nhiều sinh viên từ khắp nơi đến đây học tập và làm việc.
- Miền Nam là một trong ba vùng lãnh thổ của Việt Nam, bao gồm các tỉnh từ Bình Phước trở về phía Nam.
- Vùng đất này có nhiều điểm du lịch nổi tiếng như thành phố Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Đà Lạt, Nha Trang, Phan Thiết, và Cần Thơ.
- Miền Nam cũng là nơi có nền kinh tế phát triển nhất của Việt Nam, với nhiều ngành công nghiệp và dịch vụ phát triển.
0 Thích