Có những nơi mà dường như dòng chảy vô tình của thời gian đã bỏ quên qua bao năm tháng, để mãi tới tận bây giờ người ta vẫn bắt gặp những khu phố cổ với những mái ngói phủ đầy rêu phong, những công trình còn in đậm kiến trúc một thời xưa cũ, để ta cứ ngỡ như mình đang quay ngược thời gian trở về thế giới của hàng trăm năm trước, mê hoặc đến khôn cùng. Đó là những mĩ từ mà người ta dành tặng khi nói về Hội An. Nhưng đâu phải ai cũng biết rằng, Hội An còn có những người anh em khác, mang những vẻ đẹp y tạc như nhau, khiến ta nghĩ rằng tất cả đều có cùng một nguồn cuội sâu xa, như tổ tiên bao đời đã đi qua những vùng đất ấy, gây dựng nên những công trình, để lại bao phong tục tập quán, tín ngưỡng và hình thành nên một mối liên hệ mật thiết giữa những quốc gia châu Á với nhau.
Mời bạn xem thêm: Bất ngờ với các anh em sinh 6 ở khắp châu Á với phố cổ Hội An - Kỳ 1
Nhắc tới Gia Hưng, người ta nhớ tới tuyến giao thông đường thủy quan trọng nhất Trung Quốc trong suốt 1700 năm. Và cho tới ngày nay, ta về Gia Hưng bởi tiếng gọi trữ tình của cổ trấn Yuehe đầy mê hoặc.
Có một cổ trấn trữ tình đầy mê hoặc ở Chiết Giang - Ảnh: Moyaya
Có ai ngờ được rằng, trải qua bao thăng trầm của lịch sử, và chịu sự du nhập của nhiều nền văn hóa ngoại lai trên đường phát triển của kinh tế xã hội nhưng Yuehe vẫn giữ được những vẻ đẹp nguyên sơ của những buổi ban đầu. Vậy nên không khó để bắt gặp những nhà hàng hiện đại xen kẽ trong những khu phố cổ đượm vẻ rêu phong. Chẳng khó để tìm thấy những bức tường gạch màu xám, những ô cửa sổ bằng gỗ dạng lưới và những chiếc cầu đó cổ cong cong bắc ngang sông.
Nơi vẫn giữ nguyên những vẻ đẹp truyền thống cổ xưa - Ảnh: Andy Chew
Những ngôi nhà ở đây cũng được xây sát bờ sông như kiến trúc đặc trưng của thị trấn cổ Trung Hoa. Và rồi trong những đường nét thân thuộc ấy, ta bắt gặp những phần ban công gỗ được xây thấp, những cây cột gỗ trong và phía trước nhà mang một dáng vẻ riêng không thể lẫn vào đâu. Tất cả tạo nên một cổ trấn độc đáo giữa dòng chảy không ngừng của cuộc sống hiện đại, khiến bao kẻ trót yêu, cứ hẹn sẽ về.
Tạo nên một nét lạ trong dòng chảy của cuộc sống hiện đại - Ảnh: Andy Chew
Nhưng có lẽ, khi màn đêm buông xuống, lúc những chiếc đèn lồng xanh đỏ được thắp lên, người ta mới ngỡ ngàng trước vẻ thần tiên của Yuehe. Ánh sáng lung linh hắt ra từ những khung xửa nhỏ, phản chiếu xuống lòng sông thành những vệt màu đầy mê hoặc, và đâu đó, những chiếc thuyền chở khách du ngoạn về đêm, lững thững xuôi dòng, ẩn hiện trong ánh sáng huyền hoặc, khiến ta cứ tưởng mình đang lạc trong một khung trời mộng, hay lỡ đưa chân vào một phim trường của bộ phim cổ trang nào đó.
Khiến người ta cứ nghĩ mình đang lạc bước trong một phim trường cổ trang nào đó - Ảnh: Andy Chew
Xem thêm: Các tour du lịch Trung Quốc giá rẻ
Xitang hay còn được gọi với cái tên thân thuộc Tây Đường, là một cổ trấn nhỏ xinh đã tồn tại từ hơn 1000 năm trước. Tới tận hôm nay, vùng đất ấy vẫn giữ gần như nguyên vẹn nét đẹp văn hóa thuở nào, cứ trầm ngâm giữa dòng chảy vô thường của cuộc sống hiện đại, tạo nên một không khí cổ xưa hiếm gặp trên đời.
Một cổ trấn nhỏ đã có niên đại hàng ngàn năm - Ảnh: Monkey1986
Nhưng có lẽ một lần đặt chân lên xứ sở Xitang, người ta lại bồi hồi nhớ về một Hội An xưa cũ, cũng bình lặng, cũng yên ả và cũng cổ xưa như thế. Vậy nên, ta mới thích cái cảm giác được ngồi trên những chiếc thuyền con, lênh đênh theo dòng sông hiền hòa uốn lượn quanh cổ trấn, để ngắm nhìn những công trình kiến trúc được bảo tồn từ một thời đại xa xưa.
Khiến người ta nhớ về một Hội An xưa cũ - Ảnh: William Yu
Nơi ta gặp những công trình kiến trúc tồn tại từ thời đại xa xưa - Ảnh: Jun Wei Fan
Dường như ở bất cứ đâu trong Xitang, ta cũng có thể gặp nhưng kênh rạch ngoằn nghèo, tạo nên một thị trấn đặc trưng của vùng sông nước, với những mái nhà cổ kính sát bên sông, những rặng liễu lả lướt rũ xuống mặt nước êm đếm, những chiếc thuyền độc mộc và cả những chiếc cầu đá cong cong bắc ngang con sông nhỏ hiền hòa.
Và những đặc trưng của cuộc sống vùng sông nước - Ảnh: Chencheng Yu
Đủ để thấy lòng thấy bình yên - Ảnh: Peter Cheung
Và rồi, khi màn đêm buông xuống, khi ánh đèn lồng được thắp lên dưới các mái hiên nhà, Xitang cũng như những người anh em của mình, trông thật lung linh. Ánh đèn xanh đỏ hắt lên những bức tường nhà xưa cũ, dát vàng trên mặt sông đang không ngừng uốn lượn khi có một chiếc thuyền nhỏ lướt qua. Để người ta cứ tưởng mình đang lạc bước thiên đường hạ giới, ảo diệu tới khôn cùng.
Để rồi khi ánh đèn lồng thắp lên, cả Xitang lại chìm trong vẻ cổ xưa huyền bí - Ảnh: Kristie Yang
Xem thêm: Các tour du lịch Trung Quốc giá rẻ
Để ta ngỡ như mình đang lạc bước chốn thần tiên - Ảnh: JR Royal
Lại thêm một khu phố cổ nằm giữa lòng Thượng Hải, nhưng Fengjing đặc biệt hơn nhiều khi tự thân nó mang sự hài hòa của các thời đại khác nhau. Bởi ngay trong chính Fengjing thôi, người ta đã gặp ba phong cách hoàn toàn khác biệt: khu phố cổ Fengjing, khu đô thị mới mang lối sống Canada và khu công nghiệp.
Có một khu phố cổ ngay giữa lòng Thượng Hải - Ảnh: NovaWang
Nhưng có lẽ, thu hút nhất và khiến du khách thập phương ghé thăm nhiều nhất là phố cổ Fengjing, cũng là một thị trấn cổ ven sông, lưu giữ những nét văn hóa truyền thống lâu đời của dân tộc Trung Hoa. Để rồi một khi thẩn thơ bước qua từng con phố nhỏ, ta nghe trong gió âm vang của ngàn xưa vọng lại, vẩn vương trong bầu không khí đầy hoài niệm. Có đôi khi đột nhiên đưa tay chạm vào một công trình nào đó, thấy dòng chảy thời gian cuồn cuộn trôi ngược về, kéo ta về một thời xa xưa sầm uất.
Nơi lưu giữ những nét văn hóa truyền thống lâu đời của dân tộc Trung Hoa - Ảnh: William Yu
Và cũng như người anh em khác, Fengjing cũng có những ngôi nhà cổ mọc san sát bờ sông điển hình cho kiểu kiến trúc của thời nhà Nguyên, rất lâu rất lâu về trước. Ở đó cũng có những cây cầu đá bắc qua dòng sông quen thuộc, nhưng ấn tượng nhất và cổ xưa nhất là cây cầu Ba nổi tiếng, như một vệt nối thời gian trầm mặc giữa lòng phố cổ nên thơ.
Nơi ta bắt gặp những ngôi nhà cổ điển hình cho kiểu kiến trúc thời Nguyên - Ảnh: MariaYang
Và những cây cầu đá bắc ngang sông quen thuộc - Ảnh: Shawn Wang
Nhưng có lẽ vào những đêm rằm, Fengjing mới trông giống Hội An hơn cả, ánh sáng mờ ảo của trăng kết hợp với ánh sáng lung linh hắt ra từ những chiếc đèn lồng, tạo thành những vệt sáng loang dài trên mặt nước. Để rồi khi một chiếc nhỏ ngang qua, nước mênh mang khiến trăng trên nước cũng ẩn ẩn hiện hiện, đẹp tới nao lòng.
Khiến ta nhớ về một Hội An thân thương - Ảnh: Paul chen
Rồi người ta lại nghe nói về Fengjing như một “khu nghệ thuật nông dân”, bởi vùng đất ấy bắt đầu bằng nông nghiệp nhưng những người nông dân chân lấm tay bùn ấy đều mang trong mình cái máu nghệ sỹ tài ba, để rồi ai cũng có thể vẽ tranh, ai cũng thành họa sĩ. Vậy nên chẳng lạ gì khi Fengjing được xem là cái nôi của văn hóa thủ công, từ vẽ, từ làm giấy, điêu khắc đến thêu thùa, bất cứ lĩnh vực nào cũng tạo nên thành tựu.
Nhưng người ta cũng nói về Fengjing như chiếc nôi của nghệ thuật - Ảnh: Paul Chen
Khi những người nông dân chân chất cũng mang một tâm hồn nghệ sỹ tài hòa - Ảnh: China Travel
Xem thêm: Các tour du lịch Trung Quốc giá rẻ
Thật không ngờ, còn có những nơi mang vẻ đẹp giống Hội An tới vậy. Thật đáng ngạc nhiên khi Hội An xưa cũ cũng có những người anh em mang hình dáng y tạc như mình, để đi tới bất cứ đâu trên toàn châu Á, ta cũng bắt gặp một điều thân thuộc, thấy trong tim vang vọng những nhớ thương về một vẻ đẹp ngàn năm tuổi, in đậm sâu bóng dáng quê hương.
Dandelion – mytourblogs.com
Lưu ý: Nội dung bài viết thuộc bản quyền của mytourblogs.com (Không bao gồm hình ảnh). Mọi sao chép cần ghi rõ nguồn, tên tác giả, nhiếp ảnh gia cùng với liên kết về nội dung tương ứng tại mytourblogs.com.
0 Thích