Có những nơi mà dường như dòng chảy vô tình của thời gian đã bỏ quên qua bao năm tháng, để mãi tới tận bây giờ người ta vẫn bắt gặp những khu phố cổ với những mái ngói phủ đầy rêu phong, những công trình còn in đậm kiến trúc một thời xưa cũ, để ta cứ ngỡ như mình đang quay ngược thời gian trở về thế giới của hàng trăm năm trước, mê hoặc đến khôn cùng. Đó là những mĩ từ mà người ta dành tặng khi nói về Hội An. Nhưng đâu phải ai cũng biết rằng, Hội An còn có những người anh em khác, mang những vẻ đẹp y tạc như nhau, khiến ta nghĩ rằng tất cả đều có cùng một nguồn cuội sâu xa, như tổ tiên bao đời đã đi qua những vùng đất ấy, gây dựng nên những công trình, để lại bao phong tục tập quán, tín ngưỡng và hình thành nên một mối liên hệ mật thiết giữa những quốc gia châu Á với nhau.
Có những vùng đất dường như bị thời gian bỏ quên qua bao năm tháng - Ảnh: Declan Keane
Nếu bạn vẫn nghĩ về những điều đó và băn khoăn liệu những người anh em khác của Hội An trông như nào thì chần chừ gì nữa, cùng mytourblogs.com ghé thăm 5 thành phố nhỏ có nét đẹp giống Hội An đến lạ lùng.
Và mang những vẻ đẹp giống nhau đến lạ lùng - Ảnh: Simon Chen
Một khu phố cổ nằm ở hạ lưu sông Thu Bồn, cách thành phố Đà Nẵng 30km về phía Đông Nam, nơi mà tạp chí Conde Nast Traveler (Mỹ) đánh giá là “điểm đến được yêu thích thứ 2 ở châu Á”. Không những vậy, Hội An còn được UNESCO công nhận là một di sản văn hóa thế giới, nơi chứa đựng những giá trị còn trường tồn mãi với thời gian.
Đó là Hội An, một phố cổ bình yên bên dòng sông Thu Bồn - Ảnh: Steve Phan
Nói về Hội An, người ta nghĩ ngay tới một thế giới tưởng chừng như hoàn toàn biệt lập với bên ngoài, trầm ngâm nơi ấy mặc thế sự đổi thay. Hội An trong tâm trí ta là những khu phố nhỏ được thiết kế theo kiểu bàn cờ đặc trưng với những con đường chạy ngang dọc tứ phía, khiến người ta dù đi thế nào đi nữa, cũng dễ quay lại điểm bắt đầu.
Nơi in đậm những dấu ấn về một thời xưa cũ - Ảnh: Cao Nam
Dường như ở nơi đâu ta cũng dễ dàng bắt gặp những mái ngói cũ phủ đầy rêu phong, những căn nhà cổ có niên đại trên 300 tuổi, những bức hoành phi được chạm trổ vô cùng tinh xảo, và chùa chiến, miếu mạo, hội quán uy nghi in đậm dấu ấn của thời xưa cũ.
Với những ngôi nhà phủ rêu phong - Ảnh: Panagiotis Papadopoulos
Xem thêm: Các khách sạn giá rẻ tại Hội An
Và những Hội quán uy nghi mang đậm kiến trúc của người Hoa - Ảnh: Almut Albrecht
Để rồi mỗi lần dạo bước trên những con đường xuyên phố cổ, ta cứ ngỡ như mình lạc bước thương cảng phồn thịnh nhất của xứ Đàng Trong, nơi gặp gỡ và giao thương với rất nhiều quốc gia trên thế giới như Nhật Bản, Trung Quốc, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Pháp, Hà Lan.... Vậy nên Hội An mới mang một vẻ đẹp đầy vẻ giao thoa như thế, như một bảo tàng sống về sự kết hợp hài hòa của nhiều nền văn hóa khác nhau.
Để rồi mỗi lần dạo bước phô cổ, ta cứ ngỡ như mình lạc trong thương cảng sầm uât một thời - Ảnh: Khoi Tran Duc
Nhưng chính điều ấy lại tạo nên một Hội An mang vẻ đẹp giao thoa giữa nhiều nền văn hóa - Ảnh: Declan Keane
Rồi đôi khi giữa những ngôi nhà truyền thống Á Đông, ta lại bắt gặp những công trình được xây dựng dựa trên những phong cách của phương Tây hoa lệ, mà trong đó kiểu kiến trúc của người Pháp trở nên nổi bật hơn cả như minh chứng cho sự du nhập của văn hóa Tây Âu trong những năm tháng phát triển của vùng đất ấy, nhưng tất cả đều được kiến tạo hài hòa với lối sống đô thị Hội An, tạo nên một phố cổ ẩn chứa bao điều kỳ bí mà có lễ rằng đến tận mãi về sau, người ta vẫn phải thổn thức về một Hội An đầy hoài niệm.
Pha trộn giữa chất Á Đông truyền thống và một phong cách châu Âu hoa lệ - Ảnh: Khoi Tran Duc
Khiến người ta chợt thổn thức trong bao hoài niệm - Ảnh: Rau Cau
Nhưng có lẽ đến Hội An vào những đêm rằm trăng soi vằng vặc, ta mới biết thế nào là tiên cảnh chốn trần ai. Cả phố cổ không một ánh đèn điện, chỉ có ánh trăng ở trên cao và ánh sáng đèn lồng hắt ra từ dưới mái hiên nhà. Rồi trong ánh sáng huyễn hoặc ấy, từng đoàn người nhẹ nhàng dạo bước trên những con đường nhỏ hẹp, ngoằn nghèo bước qua những căn nhà cổ kính, đi về phía sông Hoài, thả hoa đăng, nguyện cầu hạnh phúc. Chỉ như thế thôi cũng đủ để dòng người dịu lại, hòa mình trọn vẹn vào khung cảnh thần tiên khó gặp trên đời.
Nhưng có lẽ Hội An trong những đêm trăng mới xứng là tiên cảnh - Ảnh: Jim Phelps
Để lòng bình lặng hòa mình trọn vẹn với đất trời - Ảnh: Thien Bui
Góc nhỏ Hội An cổ kính - mytourblogs.com
Xem thêm: Khách sạn khuyến mãi đến 40% tại Hội An
Một thành phố cổ xưa nhất Malaysia, nơi được mệnh danh là “Venice của châu Á”, Malaca cũng tự hào được UNESCO công nhận là một di sản văn hóa thế giới, như tấm gương phản chiếu hoàn mỹ cả quá trình trường tồn và phát triển đầy thăng trầm của đất nước Malaysia nhỏ xinh ấy.
Nơi được mệnh danh là “Venice của châu Á”- Ảnh: Ian Kee
Nhưng có lẽ, chỉ cần một lần được chân tới Malacca, ta sẽ nhớ ngay về Hội An thơ mộng. Ở đó cũng có những con phố nhỏ đang xen nhau như những ô cờ, cũng có một dòng sông hiền hòa yên ả, những mái ngói cũ, những con đường ngập trong sắc đỏ của đèn lồng và đâu đó là những công trình kiến trúc mang đậm âm hưởng của các nền văn hóa khác nhau. Tất cả không gian cứ tĩnh lặng như thế như một cụ già ngàn năm tuổi, giường đôi mắt thẩn thờ nhìn thời gian chầm chậm bước qua.
Với kiểu kiến trúc đặc trưng rất giống Hội An - Ảnh: Ian Kee
Cũng có những con đường ngập trong sắc đỏ của đèn lồng - Ảnh: Jonathan Siegel
Cũng có những căn nhà nhuốm màu thời gian - Ảnh: Ian Kee
Nhưng ẩn sâu trong cái vẻ thẫn thờ, bàng quan ấy, Malacca lại mang một tâm hồn nghệ sỹ phóng khoáng đến không ngờ. Và có lẽ chính điều ấy mới khiến cái thành phố bình yên này sẵn sàng đón nhận những tinh hoa văn hóa khắp bốn phương. Để tới tận hôm nay, trên mọi ngóc ngách từng chừng như đang phủ đầy ký ức thời gian ấy, ta bắt gặp sự pha trộn văn hóa truyền thống của nhiều quốc gia như Trung Quốc, Ấn Độ, Ả Rập, Bồ Đào Nha, Hà Lan và cả Anh quốc tạo nên những công trình kiến trúc, những phong tục tập quán và đạo giáo khác nhau.
Nhưng lại phóng khoáng đón nhận tinh hoa văn hóa bốn phương - Ảnh: Carl McKie
Vậy nên chẳng có gì ngạc nhiên khi trên cùng một con phố, có những nhà thờ của đạo Hindu, đạo Hồi, đạo Thiên chúa và chùa chiền Phật giáo ở rất gần nhau, để người ta nghĩ về Malacca như một chiếc cấu nối liên kết thần kỳ để những nền văn hóa khác cùng phát triển và tồn tại song song trong nét truyền thống đặc trưng của vùng.
Như một chiếc cầu nối thần kỳ giữa những nền văn hóa - Ảnh: David Gn
Nhưng có lẽ Malacca khiến ta nhớ mãi về những khung của đủ sắc màu bí ấn như những khung của trong câu chuyện Hy Lạp thưở xưa, hay đâu đó, trên những bức tường liền phố, những hình ảnh nghệ thuật đầy mê hoặc được thể hiện đôi khi chỉ bằng những nét vẻ rất giản đơn. Để nhìn tổng thể ta cứ ngỡ như đó là một bức tranh của nghệ thuật sắp đặt tại tình, biến Malacca thành một bảo tàng nghệ thuật đầy sống động.
Nhưng Malacca còn khiến người ta ngẩn ngơ trong một thế giới nghệ thuật sắp đặt đầy mê hoặc - Ảnh: Eng chye toh
Tạo nên một bảo tàng sống động đến muôn đời - Ảnh: Morris Tan
Nếu như xét về niên đại, Tongli xứng đáng là người anh cả trong danh sách những người anh em của Hội An. Tongli thực khiến bao kẻ phải say lòng lạc bước trong một khung trời mộng mang dáng vẻ cổ xưa của một thời đại cách đây hơn 1.000 năm. Vậy nên, với những kẻ đã trót yêu cái nét đẹp thâm trầm của Hội An thì Tongli là địa điểm không thể nào bỏ lỡ để hiểu hơn những nét văn hóa cổ xưa.
Nơi xứng đáng là người anh cả trong các anh em của Hội An - Ảnh: Jonathan Feng
Khiến ta lạc vào một khung trời mộng có niên đại hơn 1000 năm trước - Ảnh: BenjileKiwi
Tongli là một thị trấn nhỏ của thành phố Tô Châu, nằm bên bờ Tây của hồ Tahui, được xây dựng và phát triển dưới triều đại nhà Tống và phản chiếu một cách chân thực nhất bề dày văn hóa của Trung Hoa, nơi ta có thể bắt gặp những công trình kiến trúc có niên đại trên 600 năm tuổi những vẫn giữ nguyên vẹn những nét đẹp từ buổi ban đầu.
Người ta gọi đó bức tranh phản chiếu chân thực nhất bề dày văn hóa Trung Hoa - Ảnh: T.J ZHANG
Khi vẫn giữ vẹn nguyên những kiến trúc từ hàng trăm năm trước - Ảnh: Till Kuhn
Nhưng có lẽ rằng ấn tượng nhất ở Tongli là những kênh rạch chằng chịt, những chiếc cầu được chạm trổ tinh xảo bắc ngang những con kênh đào, khiến ta liên tưởng tới Cầu Nhật Bản ở Hội An, vừa lạ vừa quên, khiến lòng xao xuyến mãi.
Ở đó cũng có những chiếc cầu đá bắc ngang kênh đào khiến ta nhớ tới Chùa Cầu ở Hội An - Ảnh: Jonathan Feng
Rồi kìa những ngôi nhà được xây dựng dọc bờ sông, yên ả nhìn thời gian cũng in trên bóng nước, để mỗi lần đứng trên một lầu cao nào đó, phóng tầm mắt ra xa, ta chiêm ngưỡng được trọn vẹn cuộc sống sinh hoạt bình dị ở Tongli, kìa những chiếc xe đạp bình lặng chạy trên đường, kìa những người phụ nữ đang tất tả men theo bậc đá, xuống bờ sông giặt giũ hay rửa rau để chuẩn bị cho bữa cơm nhà, rồi khói lam chiều vương vít trên những mái ngói cổ xưa, những chiếc thuyền lững thững giữa dòng và những vườn hoa đủ đầy màu sắc. Tất cả tạo nên một bức tranh thi vị, trữ tình, ẩn chứa những nét đẹp văn hóa đậm chất Trung Hoa, chẳng đổi thay cho dù cuộc sống ngoài kia có phồn hoa đến mấy.
Rồi những ngôi nhà sát bên bờ sông yên ả - Ảnh: Hugh Ardoin
Để đôi lúc lặng yên nhìn cuộc sống bình dị của người dân - Ảnh: Kargee
Chợt thấy bình tâm đến lạ - Ảnh:Qun Kang
Xem thêm: Các tour du lịch Trung Quốc giá rẻ
Mời bạn xem thêm: Bất ngờ với các anh em sinh 6 ở khắp châu Á với phố cổ Hội An - Kỳ 2
Dandelion – mytourblogs.com
Lưu ý: Nội dung bài viết thuộc bản quyền của mytourblogs.com (Không bao gồm hình ảnh). Mọi sao chép cần ghi rõ nguồn, tên tác giả, nhiếp ảnh gia cùng với liên kết về nội dung tương ứng tại mytourblogs.com.
0 Thích