Văn Thánh Miếu Vĩnh Long ở tại làng Long Hồ, tổng Long An, huyện Vĩnh Bình. Tuy đã trải qua các lần trùng tu và trải qua nhiều giai đoạn lịch sử nhưng vẫn giữ được nét cổ kính. Công trình này khởi công từ mùa đông năm Giáp Tý 1864 và hoàn thành vào mùa thu năm Bính Dần 1866, là nơi tổ chức hoạt động văn hóa đề cao các bậc tiền hiền và giáo dục lòng yêu nước của các sĩ phu yên nước.
Lối vào văn thánh miếu
Xem thêm: Các khách sạn tại Vĩnh Long
Khu vực chính của Văn Thánh Miếu gồm Đại Thành điện và hai ngôi miếu ở trước sân đâu mặt nhau gọi là Tả Hữu vưu. Gian chính điện được bài trí đơn giản, giữa là khánh thờ bài vị: Đại Thành Chí Thánh Tiên sư Khổng Phu tử và bài vị bốn vị đứng vào hàng đệ tử của ngài gọi là Tứ Phối.
Mặt ngoài của văn thánh miếu
Cũng trong chính điện, hai bên Tả ban và Hữu ban là khánh thờ: Thập nhị hiền triết, còn hai bên Tả Hữu vu thờ: Thất thập nhị hiền, mỗi bên ba mươi sáu vị. Trong Văn Thánh Miếu có rất nhiều hoành phi, câu đối do các nhà hảo tâm ở khắp nơi hiến cúng. Trong đó có câu đối của Thượng thư Cao Xuân Dục cúng năm 1913 khi ông đến Vĩnh Long.
Tụy Văn Lâu hay Văn Xương Các là một công trình nhỏ đẹp với diện tích 144m² nằm bên phải lối thần đạo, trong khuôn viên rộng rãi của Văn Thánh miếu Vĩnh Long, được làm theo kiểu trùng thềm điệp ốc, trên gác là nơi cất sách và thờ Văn Xương Đế Quân - vị tinh quân chủ quản việc thi cử học hành, bài vị Văn Xương Đế Quân đặt trong khám thờ, chạm trỗ sơn thếp đẹp đẽ.
Nhưng tầng dưới Văn Xương Các mới là nơi quan trọng nhất, gian giữa là nơi văn nhân thi ngồi đàm đạo, phía sau là khánh thờ Gia Định Sử sỉ Sùng Đức Tiên sinh Võ Trường Toản và Khâm sai Kinh lược sứ Phan Thanh Giản.
MỗI năm tại Văn Thánh Miếu có các ngày lễ lớn: Tế Khổng Tử và các vị Thánh Hiền vào ngày Xuân Đinh và Thu Đinh (ngày Đinh đầu tháng hai và ngày Đinh cuốI tháng tám). Tại Văn Xương Các có lễ giỗ Phan Thanh Giản (mùng bốn và mùng năm tháng bảy âm lịch), ngày giỗ các quan đại thần (ngày 12 và 13 tháng mười âm lịch).
Không gian xanh ở văn thánh miếu
Xem thêm: Các tour du lịch đến Vĩnh Long
Được Bộ Văn hóa Thông tin công nhận là di tích văn hóa cấp quốc gia vào ngày 25/3/1991, Văn Thánh Miếu Vĩnh Long đã được quy hoạch bảo vệ, trùng tu, tôn tạo để trở thành niềm tự hào và một địa chỉ hấp dẫn của ngành du lịch Vĩnh Long cũng như các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long.
- Văn Thánh Miếu Vĩnh Long là một ngôi miếu tôn vinh Thần Tài và các vị thần linh trong văn hóa dân gian Việt Nam.
- Văn Thánh Miếu Vĩnh Long nằm tại số 1 đường Nguyễn Trung Trực, phường 1, thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long.
- Văn Thánh Miếu Vĩnh Long được xây dựng vào năm 1902, là nơi tôn vinh Thần Tài và các vị thần linh trong văn hóa dân gian Việt Nam. Trong quá trình lịch sử, miếu đã trải qua nhiều lần tu sửa và nâng cấp.
- Văn Thánh Miếu Vĩnh Long là nơi tổ chức các hoạt động tôn giáo, lễ hội và các hoạt động văn hóa truyền thống của địa phương.
- Văn Thánh Miếu Vĩnh Long mở cửa từ 7h sáng đến 5h chiều hàng ngày. Vé tham quan miếu có giá khoảng 10.000 đồng/người.
0 Thích