Mytour blogimg_logo
Tags:
du lịch hà nộiVăn Miếu Quốc Tử Giámkinh nghiệm du lịch Hà NộiDi sản văn hóa Hà NộiDanh thắng Hà Nội
06/04/202312.1871

Văn Miếu Quốc Tử Giám - Trường Đại học đầu tiên Việt Nam năm 2024

Là quần thể di tích đa dạng và phong phú hàng đầu của thành phố Hà Nội, nằm ở phía Nam kinh thành Thăng Long. Văn Miếu Quốc Tử Giám cũng là hình ảnh cho nền giáo dục của nước nhà. Đây chính là trường Đại học đầu tiên tại Việt Nam.
 
Hiện nay, nơi đây đã được thủ tướng chính phủ Việt Nam đưa vào danh sách xếp hạng 23 di tích quốc gia đặc biệt. Quần thể kiến trúc Văn Miếu - Quốc Tử Giám bao gồm: hồ Văn, khu Văn Miếu - Quốc Tử Giám và vườn Giám, mà kiến trúc chủ thể là Văn Miếu - nơi thờ Khổng Tử và Quốc Tử Giám - trường đại học đầu tiên của Việt Nam. Khu Văn Miếu - Quốc Tử Giám có tường gạch vồ bao quanh, phía trong chia thành 5 lớp không gian với các kiến trúc khác nhau. Mỗi lớp không gian đó được giới hạn bởi các tường gạch có 3 cửa để thông với nhau (gồm cửa chính giữa và hai cửa phụ hai bên). Từ ngoài vào trong có các cổng lần lượt là: cổng Văn Miếu, Đại Trung, Khuê Văn Các, Đại Thành và cổng Thái Học.[1] Với hơn 700 năm hoạt động đã đào tạo hàng nghìn nhân tài cho đất nước. Ngày nay, Văn Miếu-Quốc Tử Giám là nơi tham quan của du khách trong và ngoài nước đồng thời cũng là nơi khen tặng cho học sinh xuất sắc và còn là nơi tổ chức hội thơ hàng năm vào ngày rằm tháng giêng. Đặc biệt, đây còn là nơi các sĩ tử ngày nay đến "cầu may" trước mỗi kỳ thi.

Sơ đồ thiết kế của Văn Miếu - Ảnh: sưu tầm

VỊ TRÍ

 

Đường Quốc Tử Giám, quận Đống Đa, Hà Nội.

Chọn hiền tài phục vụ đất nước - Ảnh: sưu tầm
 
 

ĐẶC ĐIỂM

 
Văn Miếu được xây dựng tháng 10 năm 1070, thờ Khổng Tử, các bậc Hiền triết của Nho giáo và Tư nghiệp Quốc Tử Giám Chu Văn An, người thầy tiêu biểu đạo cao, đức trọng của nền giáo dục Việt Nam. Năm 1076, nhà Quốc Tử Giám được xây kề sau Văn Miếu, ban đầu là nơi học của các hoàng tử, sau mở rộng thu nhận cả các học trò giỏi trong thiên hạ. Văn Miếu có tường bao quanh xây bằng gạch. Bên trong có những lớp tường ngăn ra làm 5 khu. Khu thứ nhất bắt đầu với cổng chính, trên cổng có chữ Văn Miếu, dưới cổng là đôi rồng đá mang phong cách thời Lê sơ (thế kỷ 15). Lối đi ở giữa dẫn đến cổng Đại Trung Môn mở đầu cho khu thứ hai. Hai bên còn hai cổng nhỏ. Vẫn lối đi ấy dẫn đến Khuê Văn Các (gác vẻ đẹp của sao khuê, chủ đề văn học). Hai bên gác cũng có hai cổng nhỏ. Khu thứ ba là từ gác Khuê Văn tới Đại Thành Môn, ở giữa khu này có một hồ vuông gọi là Thiên Quang Tỉnh (giếng trời trong sáng) có tường bao quanh.

Cảm giác như là các sĩ tử hồi xưa - Ảnh: sưu tầm

Hai bên hồ là hai khu vườn bia tức nơi dựng các tấm bia ghi tên những người đỗ tiến sĩ (năm 1993 với sự tài trợ một phần của tổ chức doanh nghiệp Mỹ, Ban Quản lý Văn Miếu đã dựng được tám ngôi nhà che cho các bia này). Tiến sĩ là người đỗ cao nhất trong kỳ thi Đình. Ngày trước, người đi học sau khoảng 10 năm đèn sách đủ vốn chữ để dự thi Hương tức khoa thi tổ chức liên tỉnh; cứ ba năm mở một khoa. Đạt đỉểm cao của kỳ thi này đạt học vị Cử nhân. Năm sau các ông Cử tới kinh đô dự kỳ thi Hội. Những người đủ điểm chuẩn sẽ dự kỳ thi Đình (thi Hội và thi Đình thực ra là hai giai đoạn của một cuộc thi). Trúng tuyển kỳ thi này được gọi là Tiến sĩ. Đỗ Tiến sĩ có thể được bổ làm quan. Hiện có 82 bia, xưa nhất là bia ghi về khoa thi năm 1442, muộn nhất là bia khoa năm 1779. Đó 1à những di vật quý nhất của khu di tích. Bước qua cửa Đại thành là tới khu thứ tư. Một cái sân rộng, hai bên là dãy nhà Tả Vu, Hữu Vu, vốn dựng làm nơi thờ các danh nho. Cuối sân là nhà Đại bái và Hậu cung, kiến trúc đẹp và hoành tráng Tại đây có một số hiện vật quý: bên trái có chuông đúc năm 1768, bên phải có một tấm khánh đá, trên mặt có khắc bài văn nói về công dụng của loại nhạc khí này.
 
Văn Miếu Quốc Tử Giám dưới ống kính của nhiếp ảnh gia như đưa người xưa quay về quá khứ - Ảnh: Kuang Woo
 

Bố cục của toàn thể Văn Miếu như vậy muộn nhất là cũng có từ đời Lê (thế kỷ 15 - thế kỷ 18). Riêng Khuê Văn Các mới được dựng khoảng đầu thế kỷ 19, nhưng cũng nằm trong quy hoạch tổng thể vốn có của những Văn Miếu (như Văn Miếu ở Khúc Phụ, Trung Quốc, quê hương của Khổng Tử, có đủ Đại Trung Môn, Khuê Văn Các, Đại Thành Môn, Đại Thành Điện, bia tiến sĩ...). Khuê Văn Các ở Văn Miếu Hà Nộị thường là nơi tổ chức bình các bài văn thơ hay của các sĩ tử Sau khu Đại Bái vốn là trường Quốc Tử Giám đời Lê, một loại trường đại học đương thời. Khi nhà Nguyễn rời trường này vào Huế thì nới đây chuyển làm đền Khải Thánh thờ cha và mẹ Khổng Tử, nhưng đền này đã bị hư hỏng trong chiến tranh.

Bên trong vẫn còn lưu trữ nguyên vẹn từng vật dụng - Ảnh: sưu tầm

Văn Miếu là quần thể di tích đa dạng và phong phú hàng đầu của thành phố Hà Nội. Ngày nay, Văn Miếu - Quốc Tử Giám là nơi rằm tháng Giêng hằng năm Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức báo cáo kết quả của nền văn học trong năm và bình những bài thơ hay. Đây là nơi nhà nước tổ chức trao các hàm, học vị: Giáo sư, Viện sĩ, Tiến sĩ. . . cho những trí thức mới. Hằng năm, cứ sau kỳ tốt nghiệp bậc đại học, thủ khoa của các trường được về Văn Miếu – Quốc Tử Giám để Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội trao bằng khen và tham quan rất nhiều hoạt động trong lĩnh vực văn hóa được tổ chức tại Văn Miếu. Đặc biệt, nơi đây cũng là điểm đến thăm quan du lịch của nhiều du khách trong và ngoài nước.

Nhiều bạn trẻ ở Hà Thành thường đến đây cầu thành công trong học vấn - Ảnh: sưu tầm
 

Về mặt di tích mà nói thì 2 nhà bia Tiến sĩ ở 2 bên giếng Thiên Quang là nơi bảo tồn những di tích quý nhất của cả khu di tích lịch sử này. 82 tấm bia Tiến sĩ hiện còn có giá trị về nhiều mặt. Đây là những tư liệu văn tự bản gốc duy nhất được lưu giữ tại chỗ, liên tục kể từ khi được dựng.

Văn Miếu Quốc Tử Giám là di tích lịch sử mà người dân Việt lấy đó là tự hào, người đời thường truyền tau nhau rằng "nếu ai đến Hà Nội mà chưa đến Văn Miếu Quốc Tử Giám" thì chưa phải đi Hà Nội. Hàng năm mỗi lần vào dịp thi là các sĩ tử thường đến sờ đầu rùa. Nhưng mấy năm về đây, do nhiều sinh viên tình nguyện, sư chùa đến để mong các sĩ tử sẽ không sờ đàu rùa nữa vì như vậy sẽ bị mòn đầu rùa và việc này cũng đã hạn chế rất nhiều.
Mytour.vn - Nguồn: tổng hợp
Các câu hỏi thường gặp
Văn Miếu Quốc Tử Giám là gì?
Văn Miếu Quốc Tử Giám là một di tích lịch sử, văn hóa nổi tiếng tại Hà Nội, Việt Nam. Đây là nơi được xây dựng từ thế kỷ thứ 11 để tôn vinh các học giả và nhà giáo.
Văn Miếu Quốc Tử Giám có nghĩa là gì?
Văn Miếu Quốc Tử Giám có nghĩa là "Đền văn học quốc gia" hoặc "Trường đại học đầu tiên Việt Nam". Đây là nơi tôn vinh các học giả và nhà giáo, và cũng là nơi đào tạo các nhân tài cho đất nước.
Văn Miếu Quốc Tử Giám được xây dựng khi nào?
Văn Miếu Quốc Tử Giám được xây dựng vào thế kỷ thứ 11, vào thời kỳ vua Lý Thánh Tông. Sau đó, nơi này đã được nâng cấp và mở rộng nhiều lần trong suốt lịch sử.
Văn Miếu Quốc Tử Giám có những kiến trúc nổi bật nào?
Văn Miếu Quốc Tử Giám có nhiều kiến trúc nổi bật, bao gồm cổng đình, đền Thần Tông, đền Khổng Tử, đền Chu Văn An và đền Hùng Vương. Nơi đây cũng có nhiều bia đá khắc tên các học giả và nhà giáo.
Văn Miếu Quốc Tử Giám có giá vé vào cửa không?
Có, Văn Miếu Quốc Tử Giám có giá vé vào cửa. Giá vé vào cửa là 30.000 đồng cho người lớn và 15.000 đồng cho trẻ em. Ngoài ra, nếu muốn thuê hướng dẫn viên thì phải trả thêm khoảng 100.000 đồng.

1 Thích

Đánh giá : 4.3 /401