Mytour blogimg_logo
Tags:
di sản văn hóaKhám phá Kon Tumcảnh đẹp Kon Tumngười dân tộc
06/04/20235.2790

Tục cưới hỏi của người Ba Na năm 2024

Trai gái Ba Na đến tuổi trưởng thành đều có thể tự do chọn lựa người bạn đời mà không cần đến cha mẹ. Tiêu chuẩn chọn lựa bạn đời, đó là trung thực, khỏe mạnh, giỏi làm rẫy, trai có tài săn bắn, lấy củi, gái thạo đan lát, dệt vải. Từ lúc yêu nhau cho đến khi nên vợ nên chồng, đôi trai gái phải qua hai lễ tục bắt buộc là lễ trao vòng và lễ cưới.

 

Lễ cưới dân tộc Ba Na

Trai gái Ba Na tự do lựa chọn bạn đời 

 

Xem thêm: Các khách sạn giá tốt ở Kon Tum

 

Lễ trao vòng tiếng Ba Na gọi là lễ “cật rêng”, có ý nghĩa như lễ đính hôn ở miền xuôi. Khi đã thực sự yêu thương nhau, đôi trai gái về thưa với gia đình hai bên. Theo phong tục, cha chàng trai hỏi ý kiến của con trai mình, còn bà mẹ của cô gái thì hỏi ý kiến của con gái mình. Nếu đôi bên chấp thuận, nhà trai tìm người mai mối. Người làm mối tức “pơ ngai tơ roong” bao giờ cũng là đàn ông, thạo phong tục và biết ăn nói. Ông mối sẽ mời nhà gái đến nhà trai để tiến hành làm lễ trao vòng cho đôi trẻ.

 

Lễ cưới dân tộc Ba Na

Cử hành hôn lễ


Trước sự chứng kiến của hai gia đình, dưới sự hướng dẫn của ông mối, đôi trai gái lần lượt trao vòng cho nhau. Thường thì chàng trai trao cho cô gái chiếc vòng nhôm, đổi lại, cô gái trao cho chàng trai chiếc vòng đồng. Ở Kon Tum, vật đính hôn của chàng trai cho cô gái còn thêm một chuỗi hạt cườm đeo cổ. Ngoài vật đính hôn, đôi trai gái còn có thể tặng cho nhau những kỷ vật do chính tay mình làm ra. Luật tục Ba Na quy định, đôi trai gái đã qua lễ trao vòng thì không được có quan hệ yêu đương với người khác. Nếu vi phạm hoặc vì lý do nào đó muốn thoái hôn thì một trong hai bên phải nộp cho ông mối một con gà, phải trả lại vòng và bồi thường danh dự cho bên kia một con lợn ba gang và một chiếc nồi đồng bảy gang.

 

Lễ cưới dân tộc Ba Na

Đôi trai gái cùng uống rượu cần


Lễ cưới, tiếng Ba Na gọi là “pơ koong”, thường được tiến hành vào cuối năm, nghĩa là sau mùa thu hoạch, trong tháng “khay ning nong”, tương đương với tháng 12 và tháng 1 dương lịch, đó là lúc nông nhàn, thóc lúa đã đầy kho, trâu bò đầy chuồng và gà đầy sân. Ngày cưới bao giờ cũng là ngày giữa tháng, ngày trăng tròn, ngày được coi là tốt nhất để tiến hành công việc trọng đại. Đám cưới diễn ra trọn một ngày và là ngày hội của làng.

 

Lễ cưới dân tộc Ba Na

Đám cưới cũng là một ngày hội của làng

 

Xem thêm : Các khách sạn giá rẻ tại Kon Tum


Hôn lễ được cử hành vào buổi chiều tại nhà Rông. Lễ vật bao gồm: một ché rượu cần, một con gà với bộ gan luộc chín và một đĩa tiết sống. Trong không khí trang nghiêm, trước sự chứng kiến của dân làng và hai họ, đại diện dân làng làm lễ khấn báo với thần bản mệnh của cộng đồng, lấy tiết gà bôi lên đầu cô dâu và chú rể. Tiếp đó, ông mối cầm tay có đeo vòng của đôi tân hôn chạm vào nhau, bảo hai người ăn chung một đùi gà, một miếng gan gà, uống chung một bát rượu cúng. Già làng và ông mối chúc phúc cho đôi tân hôn.

 

Lễ cưới dân tộc Ba Na

Đám cưới còn có sự góp vui của toàn thể dân làng

 

Xem thêm: Tour du lịch giá tốt ở Kon Tum


Buổi tối, sau hôn lễ ở nhà Rông, đám cưới được tiếp tục tại hai gia đình với sự góp vui của toàn thể dân làng. Người ta quây quần bên ché rượu cần. Thức ăn thì bày lên những chiếc lá kơ pang đặt trên những tấm phên hay chiếc nong to. Cha mẹ cô dâu, chú rể đến từng ché để mời mọc và cám ơn dân làng. Trong buổi tối hôm đó, khi đám cưới đã tàn, ông mối dắt cô dâu về nhà trai, giao cho chú rể và tự tay trải chiếu cho đôi tân hôn. Trước khi đi ngủ, cô dâu, chú rể ăn chung với nhau bữa cơm đầu tiên. Ngày hôm sau, hai gia đình thông gia lần lượt mời ông mối đến nhà để cám ơn và trả công theo phong tục.

Quyền tự do hôn nhân của con cái được tôn trọng, không có tình trạng ép buộc hay gả bán. Trừ lễ vật ở nhà Rông do nhà trai chuẩn bị, còn chi phí cho bữa tiệc rượu ở gia đình nào thì gia đình ấy lo. Đây là một phong tục đẹp của cộng đồng dân tộc Ba Na./.

 

Mytour - Nguồn tổng hợp

Các câu hỏi thường gặp
Tục cưới hỏi của người Ba Na là gì?

- Tục cưới hỏi của người Ba Na là một nghi thức truyền thống của người dân tộc Ba Na ở Kon Tum, Miền Trung. Nó bao gồm việc cầu hôn, đám hỏi, đám cưới và lễ rước dâu.

Có bao nhiêu giai đoạn trong tục cưới hỏi của người Ba Na?

- Tục cưới hỏi của người Ba Na bao gồm 4 giai đoạn: cầu hôn, đám hỏi, đám cưới và lễ rước dâu.

Cầu hôn của người Ba Na như thế nào?

- Trước khi cầu hôn, người đàn ông phải chuẩn bị một số quà tặng cho gia đình của người phụ nữ mà anh ta muốn cầu hôn. Sau đó, anh ta sẽ đến nhà của người phụ nữ và đưa quà tặng cho gia đình cô ấy. Nếu gia đình đồng ý, anh ta sẽ được phép tiếp tục các bước tiếp theo.

Đám hỏi của người Ba Na diễn ra như thế nào?

- Đám hỏi của người Ba Na diễn ra tại nhà của người phụ nữ. Trong lễ này, gia đình của người đàn ông sẽ đưa các món quà tặng cho gia đình của người phụ nữ, bao gồm rượu, thịt, cá, gạo và tiền lì xì. Sau đó, hai gia đình sẽ cùng nhau ăn uống và trò chuyện.

Lễ rước dâu của người Ba Na diễn ra như thế nào?

- Lễ rước dâu của người Ba Na diễn ra vào ngày cưới. Người đàn ông sẽ đến nhà của người phụ nữ và đưa quà tặng cho gia đình cô ấy. Sau đó, cô dâu sẽ được đưa ra và hai người sẽ cùng nhau đi đến nhà trai để tiến hành lễ cưới. Trong lễ rước dâu, người Ba Na thường mặc trang phục truyền thống và thể hiện nhiều nghi thức truyền thống.

0 Thích

Đánh giá : 4.4 /479