Lụa Hà Đông từ ngàn xưa đã đi vào tâm trí bao thế hệ như biểu tượng của sự giàu sang, thịnh vượng bởi đây là thứ lụa tốt nhất và đẹp nhất thời bấy giờ. Cho đến ngày nay, trải qua hơn nghìn năm thăng trầm lịch sử, lụa Hà Đông vẫn chiếm một vị trí không thể nào thay thế được trong lòng người dân Việt. Có một ngày, ta bỗng muốn tìm lại hồn lụa kinh kỳ vang danh một thuở, phải đi đâu cho thỏa lòng hoài cổ?
Đi tìm lụa Hà Đông nơi làng Vạn Phúc - Ảnh: Tuấn Đào
Tìm đến làng Vạn Phúc, quận Hà Đông, Hà Nội, ta sẽ được trở về với xứ lụa Hà Đông vang danh một thời khắp trong và ngoài nước. Cách trung tâm Thủ đô chỉ tầm 10km, nằm bên bờ sông Nhuệ yên bình, ngôi làng Vạn Phúc là nơi đã sản sinh ra những sản phẩm lụa là, gấm vóc tinh tế và hoàn hảo bậc nhất nước Việt khi xưa. Đến nay làng vẫn còn giữ được nghề truyền thống sau hơn 1000 năm lịch sử, tuy ít nhiều có phần thay đổi nhưng những giá trị và bề dày văn hóa của làng lụa thì không thể nào bị lãng quên.
Cổng vào làng hiện đại, khang trang - Ảnh: Trần Thị Hạnh
Tương truyền rằng, nghề lụa bắt nguồn từ một người phụ nữ Cao Bằng làm dâu ở làng Vạn Phúc. Khi đến đây, bà mang theo nghề dệt truyền cho dân làng. Với tay nghề khéo léo, tinh xảo những khúc lụa bà làm đã dần trở nên nổi tiếng. Sau khi bà mất đi, dân làng tôn kính phong bà làm thành hoàng.
Miếu thờ thành hoàng làng Vạn Phúc - Ảnh: Đăng Định
Chùa Vạn Phúc ngày xuân - Ảnh: Đăng Định
Không gian cổ kính bên trong chùa - Ảnh: Đăng Định
Lụa Hà Đông được biết đến từ thời Lý, lụa được dâng lên vua chúa và trở thành món hàng hóa giao thương đi khắp các nước Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên và một số nước Đông Nam Á. Năm 1931 và 1936, lụa Vạn Phúc được mang sang Marseille và Pari nước Pháp để tham dự hội chợ quốc tế, đánh dấu bước tiến mới của lụa Hà Đông trên trường thế giới.
Nhà lưu niệm Bác Hồ tại làng Vạn Phúc - Ảnh: hanoi.gov
Xem thêm: Các khách sạn giá rẻ tại Hà Đông
Về làng Vạn Phúc ngày nay, ta sẽ không khỏi ngỡ ngàng trước sự thay da đổi thịt của một vùng quê lụa. Ngôi làng giờ đây đã trở thành một địa điểm du lịch tấp nập du khách khắp bốn phương.
Làng Vạn Phúc thu hút du khách khắp bốn phương - Ảnh: hanoi.gov
Các dãy nhà cao tầng, các cửa hàng mọc lên chi chít, khang trang và sang trọng nối tiếp nhau chạy hết những con đường xứ lụa. Đa số lụa nơi đây không còn được dệt bằng khung gỗ truyền thống, thay vào đó là sự xuất hiện của các loại máy cơ khí cho năng suất cao hơn và đỡ nhọc công người thợ.
Màu lụa rực rỡ trong ánh nắng - Ảnh: Sưu tầm
Có lẽ với những ai đã đem lòng yêu mến chiếc áo lụa Hà Đông, yêu hồn quê kinh kỳ thâm trầm, cổ kính sẽ không khỏi nuối tiếc thời son thời ấy. Làng lụa trong tâm trí nhiều người là một vùng đất mộng mơ với chiếc áo dài thấp thoáng trong câu hát kinh điển:
Nắng Sài Gòn anh đi mà chợt mát
Bởi vì em mặc áo lụa Hà Đông
Anh vẫn yêu màu áo ấy vô cùng
Người con gái duyên dáng trong chiếc áo dài là biểu trưng của nét đẹp Việt - Ảnh:Lê Thiện Viễn
Người con gái duyên dáng trong chiếc áo dài Hà Đông đã trở thành nét đẹp biểu trưng một thời không thể phai nhòa trong tâm trí người Việt xưa. Đến tận những vùng đất miền Nam vẫn còn đau đáu nhớ nhung màu lụa trắng mượt mà, mềm mại nơi kinh Bắc. Thế nhưng, thời gian trôi qua không thể nào níu giữ những nét cổ xưa, chân phương ấy mãi.
Một thoáng cổ xưa ở làng Vạn Phúc - Ảnh: Như Nguyễn
Đến ngôi làng Vạn Phúc nay đã nhuốm hơi thở thị trường nhiều người chẳng lại thở dài xa xót. Nét đẹp ấy đâu đã mất đi, nó chỉ đôi phần nhạt nhòa, khuất lấp sau những guồng quay hiện đại đang phô bày trên mặt phố.
Đâu đó vẫn còn nét quê xưa - Ảnh: Đăng Định
Đi qua cổng làng cổ xưa ngói đỏ phủ rợp bóng cây là những dãy lụa ngập tràn màu sắc ánh lên trong ánh nắng trông vô cùng rực rỡ. Những tấm vải mềm óng ả đủ mọi hoa văn như cuốn lấy tầm mắt người lữ khách, làm người xem chìm đắm trong thế giới lụa là, gấm vóc. Đến tận hôm nay, du khách vẫn còn thấy đâu đó bóng dáng cổ xưa của những mái đình làng đỏ au màu gạch, những gốc đa cổ thụ lâu năm, già nua, to lớn, những giếng nước đá ong rêu phong cổ kính với màu nước trong vắt, bình yên qua năm tháng.
Những con hẻm an yên trong lòng hiện đại - Ảnh: Ninh Hạ
Mái ngói rêu phong theo năm tháng- Ảnh: Ninh Hạ
Xem thêm: Khách sạn khuyến mãi đến 72% tại Hà Nội
Nếu nhọc công len lỏi trong những ngõ ngách ta sẽ thấy hồn quê Việt dường như chưa bao giờ khuất lấp bởi thời gian. Những con hẻm an yên, những nếp nhà in màu năm tháng, những cánh cổng cổ xưa miền Bắc cứ vô tư, lặng lẽ nằm im theo nhịp tháng năm, chẳng hoài bon ghen, ganh đua cùng hiện đại.
Sau những cánh cổng im lìm, phai nhạt màu vôi...- Ảnh: Tuấn Đào
...là khung trời xưa cũ, an nhiên chờ ai đó bước vào gõ cửa - Ảnh: Ninh Hạ
Phía sau những cánh cổng im lìm, phai nhạt màu vôi, dường như có một khung trời xưa cũ, an nhiên chờ ai đó bước vào gõ cửa. Bên trong những ngôi hà cổ hiếm hoi ấy, những khung dệt truyền thống vẫn còn tồn tại, ít ỏi và đáng quý biết bao. Những khung dệt như chất chứa những nỗi niềm tâm sự của lụa từ ngàn đời nay. Những khung cửi theo người thợ qua bao đời, trải bao biến cố thăng trầm của làng nghề Vạn Phúc.
Góc xưa - Ảnh: Ninh Hạ
Khung dệt làng Vạn Phúc - Ảnh: kienma
Lụa Hà Đông mềm, mịn, chất vải đặc biệt, mùa đông ấm, mùa hè lại mát, vải không phai màu, bền đẹp theo thời gian, mặc lên người lại toát lên sự cao sang, thanh thoát. Để làm nên những tuyệt tác ấy, người thợ phải trải qua nhiều công đoạn tỉ mĩ và công phu như:khâu tơ, khâu hồ sợi, khâu dệt, khâu nhuộm. Ngày nay, làng lụa Vạn Phúc vẫn đang trên đà phát triển và mở rộng. Tuy nhiên, có rất nhiều loại vải pha, không đúng nguồn gốc mang danh dòng lụa nổi tiếng này khiến nhiều du khách không dễ gì phân biệt được.
Một thoáng áo dài nơi phố cổ- Ảnh: Dino ngo
Lụa Vạn Phúc huyền thoại một làng nghề
Xem thêm: Các tour du lịch Hà Nội giá rẻ
Làng lụa Vạn Phúc là cái nôi cổ xưa lưu giữ những nét đẹp mộc mạc, quý báu, đậm đà hồn quê dân tộc. Chính nơi ấy đã cho biết bao thế hệ Việt tìm về mỗi khi nhắc nhớ đến một làng nghề cổ truyền vang danh lịch sử. Một buổi chiều êm trên mảnh đất Hà thành, chợt thấy tà áo dài dịu dàng lướt qua ngõ phố, lòng không khỏi bồi hồi liên tưởng đến chiếc áo lụa Hà Đông năm nào đã đi vào câu hát giao duyên, đầy ý nhị:
Em về Vạn Phúc cùng anh
Áo lụa em mặc thêm thanh vẻ người.
Hạ Nhiên - Mytour.vn
Lưu ý: Nội dung bài viết thuộc bản quyền của Mytour.vn (Không bao gồm hình ảnh). Mọi sao chép cần ghi rõ nguồn, tên tác giả, nhiếp ảnh gia cùng với liên kết về nội dung tương ứng tại Mytour.vn.
Bạn có thể tìm đâu xứ lụa Hà Đông tại các cửa hàng bán lụa truyền thống ở Hà Đông hoặc tại các chợ đêm như chợ Đồng Xuân, chợ Hôm, chợ Hạ Long.
Lụa Hà Đông được làm từ tơ tằm tốt nhất, có độ bền cao và màu sắc đẹp. Nó được sản xuất bằng các phương pháp truyền thống và được coi là một trong những loại lụa đẹp nhất ở Việt Nam.
Lụa Hà Đông nổi tiếng từ thời phong kiến với chất lượng tốt và màu sắc đẹp. Nó được sử dụng để làm quần áo cho hoàng gia và quý tộc. Ngày nay, lụa Hà Đông vẫn được ưa chuộng bởi sự độc đáo và đẹp mắt của nó.
Bạn có thể mua lụa Hà Đông tại các cửa hàng bán lụa truyền thống ở Hà Nội như cửa hàng Lụa Vạn Phúc, cửa hàng Lụa Hà Đông, cửa hàng Lụa Bảo Lộc. Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm thấy lụa Hà Đông tại các chợ đêm như chợ Đồng Xuân, chợ Hôm, chợ Hạ Long.
0 Thích