Mytour blogimg_logo
Tags:
du lịch tâm linhdu lịch Hồ Chí MInhchùa cổ Việt Namthiền viện Vạn Hạnh
06/04/20235.0630

Thiền Viện Vạn Hạnh năm 2024

Cho đến nay Viện đã in được 36 tập Đại tạng kinh bằng tiếng Việt và có nhiều công trình nghiên cứu có giá trị được công bố. Ngoài ra Viện Nghiên cứu cũng đã có một Thư viện Phật học lớn nhất nước với hàng ngàn đầu sách đủ các thứ tiếng để phục vụ cho giới nghiên cứu Phật học trong và ngoài nước.

 

Năm 1980, Viện Phật học Vạn Hạnh được đổi tên thành Thiền viện Vạn Hạnh. Năm 1990, cổng Tam quan được xây dựng lại phù hợp với phong cách Thiền môn như chúng ta đang thấy hiện nay.

 

Tam quan chùa rộng lớn - Ảnh: sưu tầm

Xem thêm: Các khách sạn giá rẻ tại Hồ Chí Minh

 

 

Cổng chùa trang trí vào ngày Phật đản - Ảnh: sưu tầm

Xem thêm: Các tour du lịch hấp dẫn tại TP.Hồ Chí Minh

 

Ngày 30/5/2001, đại trùng tu ngôi Chánh điện Thiền viện. Lễ đặt đá được tổ chức ngày 4/12/2001. Ngôi bảo điện được xây dựng từ năm 2002, phần cơ bản do kiến trúc sư Phan Trường Sơn thiết kế và Kỹ sư Trần Văn Lưu, Ích Phi Cương kết cấu, Công ty Hòa Bình thi công phần móng, nghệ nhân Lê Duy thực hiện phần trang trí kiến trúc trong và ngoài ngôi bảo điện theo lối chùa cổ ở Huế. Ngôi bảo điện được khánh thành ngày 24/10/2004.

 

Tam thế Phật trang nghiêm - Ảnh: thodia

Xem thêm: Khách sạn giá ưu đãi tại Gò Vấp

 

Các pho tượng Tam thế Phật, tượng đức Bổn sư Thích Ca được tôn trí trang nghiêm bên trong Chánh điện. Nhiều câu đối và hoành phi được treo trong Chánh điện gồm:

 

Hoành Chánh điện: Ở giữa có bốn chữ “Pháp Vương Bảo Điện” do Hội đồng Chứng minh, Hội đồng Trị sự kính tặng, hai bên là hai bức hoành với nội dung “Tam giới đạo sư” và “Tứ sanh từ phụ” do Ban Trị sự Thành hội Phật giáo thành phố HCM và Ban Trị sự Tỉnh hội Thừa Thiên kính tặng.

 

Chánh điện uy nghiêm - Ảnh: sưu tầm

 

Hoành Tiền đường: Ở giữa “Duy tuệ thị nghiệp” do Học viện Phật giáo Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh kính tặng. Bên phải là “Tri khổ đoạn tập” do Tổ đình Thuyền Tôn ở Huế kính tặng; bên trái là bốn chữ “Tu đạo chứng diệt” do Tổ đình Báo Quốc ở Huế kính tặng.

 

Hoành Tiền đường - Ảnh: sưu tầm

 

Hoành trước Hành lang: Ở giữa là bức “Vạn Hạnh Thiền viện” do Học viện Phật giáo Việt Nam tại thành phố Huế kính tặng; bên phải là bức “Phật Quang Phổ chiếu” do chùa Linh Sơn thành phố Đà Lạt kính tặng; bên trái là bức “Pháp lực hoằng thi” do Phật đường Khuông Việt Paris, Pháp quốc kính tặng.

 

 

Bảo tháp trong thiền viện - Ảnh: sưu tầm

Xem thêm: Khách sạn giá tốt tại TP.Hồ Chí Minh

 

Giảng đường phía sau được xây 2 tầng dùng để giảng pháp hằng tuần và tổ chức văn nghệ trong các kỳ lễ Vu Lan, Phật đản và Tết cổ truyền.

 

Thiền viện Vạn Hạnh hiện giữ một vị trí quan trọng trong việc nghiên cứu và hoằng dương Phật pháp của Phật giáo Việt Nam. Tất cả 3 cơ quan Thiền viện Vạn Hạnh, Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam và Học viện Phật giáo Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh, đều do Hòa thượng Thích Minh Châu làm Viện chủ và Viện trưởng.

 

Thiền viện thường xuyên đón tiếp nhiều đoàn Đại biểu Phật giáo quốc tế, nhiều nhân vật quan trọng trong và ngoài nước đến làm việc và đông đảo Phật tử và du khách đến lễ bái, sinh hoạt.

Mytour.vn - Nguồn: Tổng hợp

Các câu hỏi thường gặp
Thiền Viện Vạn Hạnh là gì?

- Thiền Viện Vạn Hạnh là một ngôi chùa nằm ở quận 10, TP. Hồ Chí Minh, được xây dựng vào năm 1964.

Thiền Viện Vạn Hạnh có gì đặc biệt?

- Thiền Viện Vạn Hạnh là nơi tập trung nhiều hoạt động thiền, yoga và các khóa học về phật pháp.

- Nơi đây còn có một khu vườn rộng lớn, nhiều cây cối và hồ nước tạo nên không gian yên tĩnh, thư giãn.

Lịch sử của Thiền Viện Vạn Hạnh?

- Thiền Viện Vạn Hạnh được xây dựng vào năm 1964 bởi Hòa Thượng Thích Thiện Hạnh.

- Nơi đây đã trở thành một trong những địa điểm thiền nổi tiếng ở TP. Hồ Chí Minh và thu hút nhiều người đến tìm hiểu về phật pháp và tìm kiếm sự bình an trong cuộc sống.

Các hoạt động tại Thiền Viện Vạn Hạnh?

- Thiền Viện Vạn Hạnh tổ chức các khóa học thiền, yoga và các khóa học về phật pháp.

- Nơi đây còn có các hoạt động văn hóa, nghệ thuật và các hoạt động từ thiện như cứu trợ người nghèo, trẻ em mồ côi, người già neo đơn.

Địa chỉ và liên hệ của Thiền Viện Vạn Hạnh?

- Địa chỉ: 710 Nguyễn Trãi, Phường 11, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh.

- Số điện thoại: (028) 3855 2340.

0 Thích

Đánh giá : 4.6 /511