Mytour blogimg_logo
Tags:
khám phá nha trangDu lịch Khánh Hòakinh nghiệm du lịch Nha TrangTháp Bà PonagarSuối khoáng Tháp Bà Nha Trang
06/04/202313.0110

Tháp bà Ponagar - Những bí ẩn về dấu tích một nền văn minh cổ năm 2024

Nha Trang - thành phố vùng ven biển miền Trung là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật và du lịch của tỉnh Khánh Hòa. Nét đẹp nổi bật thu hút du khách ở bờ biển dài tít tắt cát trắng mịn, nước biển xanh trong mát lành, những rặng san hô tự nhiên và nhiều danh thắng nổi tiếng. Bên cạnh đó Nha Trang còn biết đến là một thành phố có bề dày lịch sử của những nền văn hóa cổ với những di tích còn tồn tại mãi với thời gian.

 

Tháp bà Ponagar là dấu tích còn sót lại của một nền văn minh cổ xưa, tháp được vua Chămpa xây dựng vào những năm 813-817 khi đạo Hindu ở Chămpa hưng thịnh, do sự bào mòn của thời gian, ngày nay tháp đã bị hư hại khá nhiều.

 

Tháp bà nhìn từ trên tàu - Ảnh: Pinnee

 Xem thêm: Khách sạn giá tốt tại Nha Trang

 

Men theo con đường mòn dưới chân đồi nhỏ cao khoảng 50 mét so với mực nước biển cách trung tâm thành phố 2 Km về hướng Bắc, leo lỏi bám vào những hòn đá làm điểm tựa leo lên đỉnh đồi, đâp vào mắt du khách là khoảng đất trống rộng bao la bằng phẳng là nơi tọa lạc của quần thể di tích cổ tháp bà gồm những trụ tháp gạch nung cao hơn 5 mét, và 4 tòa tháp lớn.

 

Tên gọi Tháp Bà Ponagar là tên gọi tháp lớn nhât cao khoảng 23 mét nhưng thường được dùng để gọi chung cả công trình kiến trúc cổ này.

 

Quần thể di tích cổ tháp bà Ponagar Chămpa. - Ảnh:117 Imagery

 

Quần thể di tích tháp bà cấu trúc gồm 3 phần hợp thành, phần thấp nhất là ngôi tháp cổng nằm ngang với mặt đất có các bậc thang bằng đá hoa cương dẫn lên tầng thứ hai, do thời gian rêu phong và con người tàn phá theo năm tháng nên tầng tháp này hiện nay chỉ còn phế tích.

 

 Bậc thang bằng đá bước vào tháp - Ảnh:TTVo 

Xem thêm: Khách sạn giá tốt tại khu vực tháp Bà Ponagar

 

Bước lên trụ đá là tầng giữa, nơi đây hiện chỉ còn hai dãy trụ đá chính bằng gạch nung hình bát giác, mỗi bên 5 trụ có đường kính hơn 1 mét và cao hơn 5 mét. Ở hai bên các dãy trụ lớn có 12 trụ nhỏ và thấp hơn, tất cả lại nằm trên một nền bằng gạch cao hơn 1 mét. Theo kiến trúc xây dựng với các trụ đá cao to thì trước kia đây vốn là một tòa nhà rộng lớn có mái ngói là nơi trung tâm tín ngưỡng để tổ chức lễ hội dâng cúng thần linh của người Chăm. Nối tiếp là các bậc thang lên tầng trên cùng của các tháp.

 

Những trụ đá bằng gạch nung đứng sừng sững trải qua bao thăng trầm của thời gian - Ảnh: Striderv

 

 Những trụ đá gạch nung hình bát giác mang đậm văn hóa kiến trúc cổ - Ảnh: Stridedv

 

Lên tầng cuối cùng có hai dãy tháp được bao quanh bởi bốn bức tường đá ở các phía Đông Tây Nam Bắc nhưng hiện nay chỉ còn lưu lại 2 bức tường phía Tây và Nam mà thôi. Dãy tháp phía trước có 3 ngôi, và dãy phía sau vốn có dấu vết của 3 ngôi tháp khác. Cả 4 tháp còn lại được xây dựng theo kiến trúc tháp của người Chăm, gạch là loại được nung cứng có màu vàng được xây rất khít mạch, không nhìn thấy chất kết dính.

 

Tháp Ponagar là tháp lớn nhất cao 23 mét - Ảnh: Redstone Hill

 

 Du khách tham quan tháp cổ Panagar - Ảnh: Dntrung_66

 

Xem thêm : các khách sạn giá rẻ tại Nha Trang

 

Hai ngôi tháp lớn, một cao 18 mét, một cao gần 23 mét cũng chính là tháp Ponagar thờ nữ thần Ponagar (tiếng Chăm có nghĩa là Mẹ Xứ Sở), tất cả đều được xây bằng gạch nung. Tháp lớn có  4 tầng, mỗi tầng đều có họa tiết hình cánh cổng, tượng thần linh và hình thú bằng đá; 4 tháp nhỏ được bố trí đều đặn ở 4 góc, tạo những đường nét hết sức độc đáo.

 

Tháp lớn thờ nữ thần Ponagar của người Chăm - Ảnh: Hunger Artist

Xem thêm: Khách sạn giá tốt tại thành phố Nha Trang

 

Huyền bí tượng thần linh và linh thú trên 4 tầng tháp - Ảnh: Striderv

 

Điêu khắc trạm nổi đã đạt đến đỉnh cao trong kiến trúc của Champa cổ - Ảnh: NickHapper

 

 Hình nữ thần Durga đang múa giữa hai nhạc công ở tháp chính - Ảnh: Stridedv

 

Trải qua bao thăm trầm cùng thời gian và nhiều thế hệ con người, sự tàn phá của nắng gió và chiến tranh làm những ngôi tháp cổ thêm rêu phong kỳ bí vẫn là dấu ấn sâu sắc cho sự tồn tại của một nền văn minh cổ trên dãy đất miền Trung tổ quốc.


Tháp Bà vẫn uy nghiêm trầm mặc - Ảnh: Luong Dac Tho

 

Có lẽ tất cả mọi du khách đến đây đều có chung một thắc mắc là ở thời đại cổ xưa từ thế kỉ 8 - 13 làm cách nào mà người Chăm đưa những viên gạch nung kích cỡ to như thế chồng khít rịt lên nhau, làm thế nào để kết dính các viên gạch nung lại với nhau mà độ bền chắc của chúng đến ngày nay vẫn là một đề tài nghiên cứu của nhiều nhà khoa học. Đó cũng chính là nét độc đáo bí ẩn hấp dẫn những du khách yêu thích sự tò mò, khám phá những di tích khảo cổ.

 

 Nơi đây từng là biểu tượng hưng thịnh của một vương triều cổ đại - Ảnh: Tonyphamtran

 

Mặc dù thời gian đã làm toàn bộ khu di tích trở nên cũ kĩ rêu phong nhưng vẫn thể hiện là một công trình nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc độc đáo của người Chăm cổ. Những trụ đá cao to, tòa tháp rêu phong cổ kính với những tượng đá bạc màu theo năm tháng sẽ mãi tồn tại như một lời nhắn nhủ rằng dù ở thời đại nào, tín ngưỡng tâm linh cũng là một phần không thể thiếu trong cuộc sống con người.

 

 

Tượng đá một vị thần được chạm trổ nên tháp như có vẻ ưu tư sầu mặc - Ảnh: Joegwol

 

Khung cảnh thiên nhiên yên bình, thanh tĩnh xung quanh tháp - Ảnh: SilverFox

Xem thêm: Khách sạn giá tốt tại khu vực ven biển trung tâm đường Trần Phú

 

Tháp Bà mang đậm văn hóa tín ngưỡng tâm linh của người Chăm cổ, tường truyền nơi đây thưởng tổ chức các buổi lễ cúng dâng hương do vua Chămpa đứng đầu nhằm thể hiện lòng biết ơn với Bà Mẹ Xứ Sở  đã mang đến mùa màng tươi tốt, dạy cho dân Chăm biết trồng lúa, cày cấy, dệt vải giúp đời sống của người dân sung túc no đủ.

 

Hàng năm vào ngày 21 đến ngày 23 tháng ba âm lịch diễn ra lễ hội vía Bà thể hiện nét văn hóa tôn giáo tín ngưỡng của người Chăm cùng với nhiều hoạt động vui chơi phong phú khác như múa Apsara, dâng hương lên tháp Bà, hát bội, xin xăm trong tháp Bà,...

 

Thiếu nữ Chăm xinh xắn trong vũ điệu Aspara - Ảnh: SiverFox

 

Người Việt còn gọi thần Ponagar là Thiên Y Thánh Mẫu Ana hay Bà Đen là vị nữ thần được tạo nên bởi áng mây trời và bọt biển, người tạo dựng ra Trái Đất, sản sinh gỗ quí, cây cối và lúa gạo.

 

Đoàn người hành hương dâng lễ lên thánh mẫu - Ảnh: du khách

 

Du khách đến Nha Trang ngay mùa lễ hội sẽ cảm nhận không khí từng bừng xôm tụ của người dân nơi đây thật thú vị, hiểu được nét văn hóa đặc sắc của người dân tộc Chăm, có dịp khám phá những bí ẩn nơi tháp Bà Ponagar từng là biểu tượng của một vương quốc cổ.

 

Thiếu nữ hành hương viếng tháp Ponagar - Ảnh: Joe

 

Để tinh thần được thoải mái vui tươi cùng thể trạng thư giãn sau những bước đường tham quan Tháp Bà Ponagar du khách tại sao không nghĩ đến việc tắm bùn, tắm bùn ngay tại khu du lịch tháp Bà không những thư giãn mà còn tốt cho sức khỏe.

 

Suối khoáng nóng tháp Bà ở ngay phía sau lưng Tháp Bà Ponagar. - Ảnh: Quan070953

 

Suối khoáng Tháp Bà là nơi chăm sóc sức khỏe và là điểm tham quan của thành phố Nha Trang. Nơi đây có rất nhiều dịch vụ dùng để chăm sóc sức khỏe trong đó ngâm và tắm bùn khoáng là chủ yếu. Nằm cách trung tâm thành phố Nha Trang khoảng 04 km về hướng Bắc, sau lưng Tháp Bà Ponagar và đi xe khoảng 20 phút là đến nơi.

 

Du khách có thể thoải mái lựa chọn ngâm bùn khoáng nóng trong bồn gỗ riêng biệt, ngâm bùn khoáng tập thể, ngâm nước khoáng nóng, hồ bơi khoáng ấm, thư giãn dưới thác nước đôi, ôn tuyền thuỷ liệu pháp, vật lý trị liệu, Khoáng Tiên Sa và Hồ Bơi khoáng lạnh…Giá giao động từ 100.000 đồng - 250.000 đồng/người tùy theo loại hình tắm bùn.

 

Du khách thư giãn toàn thân nơi bồn tắm bùn Tháp Bà riêng biệt...

 

Thư giãn toàn thân trong bồn tắm bùn riêng biệt - Ảnh: Du khách

 

 ...hay chọn tắm bùn tập thể để cùng vui đùa với bạn bè người thân.

 

Nếu muốn đông vui tắm bùn tập thể là một lựa chọn hợp lý - Ảnh: du khách

 

Ngoài ra còn khu du lịch suối khoáng nóng Trăm trứng cách Nha Trang 8 Km và I-resort cách trung tâm thành phố 4 km về hướng Bắc.

 

ĐẾN THÁP BÀ NÊN Ở KHÁCH SẠN NÀO ?

 

Du khách nên chọn những khách sạn ở gần tháp Bà Ponagar để tiện lợi tham quan khu di tích, có thể tham khảo các khách sạn gần khu vực tháp bà trên mytourblogs.com để chọn được khách sạn đầy đủ tiện nghi dịch vụ và giá cả phù hợp. Một lựa chọn tốt là khách sạn River View  tại 284 Đường 2/4, Nha Trang, Khánh Hòa.

 

Khách sạn đạt tiêu chuẩn 2 sao đầy đủ tiện nghi - Ảnh: mytourblogs.com

 

Khách sạn là một nơi nghỉ chân tuyệt vời để tiếp tục khám phá thành phố sôi động. Chỉ cách trung tâm thành phố khoảng 200 mét và bạn có thể đến sân bay trong vòng 45 phút. Giá từ 385.000 đồng - 605.000 đồng/phòng.

 

Du lịch đến Tháp Bà du khách không những được thỏa sức ngắm nhìn cảnh đẹp, những đường nét kiến trúc độc đáo của người Chăm ở Tháp Bà Ponagar, sự hiền hòa mến khách rất đáng yêu của những cô gái Chăm mà còn hiểu được lịch sử phát triển thịnh vượng của một vương quốc cổ từng tồn tại nơi đây.

 

Thật là điểm đến hấp dẫn phải không nào! Hãy cùng mytourblogs.com khám phá bí ẩn tháp cổ Ponagar bạn nhé!

 Vũ Hà - mytourblogs.com

Xem thêm:

Trải nghiệm ngắm bình minh trên biển Dốc Lết - Nha Trang

Đến Mỹ Khê ngắm vẻ hoang sơ quyến rũ của bãi biển đẹp nhất Việt Nam

Chiêm ngưỡng vẻ đẹp hoang sơ biển Nhật Lệ

Cù Lao Chàm - điểm đến mới lạ đầy hấp dẫn

Du lịch Đà Lạt qua những cung bậc nên thơ của thiên nhiên trữ tình

Các câu hỏi thường gặp
Tháp bà Ponagar là gì?

Tháp bà Ponagar là một tòa tháp chùa cổ được xây dựng vào thế kỷ thứ VII tại Nha Trang, Khánh Hòa, Miền Trung. Đây là một trong những di tích văn hóa lịch sử quan trọng của Việt Nam.

Ai là người xây dựng Tháp bà Ponagar?

Người xây dựng Tháp bà Ponagar vẫn là một bí ẩn. Tuy nhiên, theo truyền thuyết, tháp được xây dựng bởi những người Chăm, một dân tộc cổ xưa từng sinh sống tại vùng đất này.

Tháp bà Ponagar có ý nghĩa gì?

Tháp bà Ponagar được xây dựng để tôn vinh các vị thần và thần nữ của người Chăm. Đây cũng là nơi để người Chăm thực hiện các nghi lễ tôn giáo và cầu nguyện cho mùa màng bội thu, sức khỏe và may mắn.

Tháp bà Ponagar có bao nhiêu tầng?

Tháp bà Ponagar có tổng cộng 4 tầng, mỗi tầng được xây dựng với kiến trúc độc đáo và phong cách riêng biệt.

Tháp bà Ponagar có những bí ẩn gì?

Tháp bà Ponagar vẫn còn nhiều bí ẩn chưa được giải đáp, như người Chăm đã sử dụng những công nghệ xây dựng nào để xây dựng tháp, hay các ký hiệu và hình ảnh trên tháp mang ý nghĩa gì. Tuy nhiên, những bí ẩn này cũng làm cho Tháp bà Ponagar trở nên hấp dẫn và thu hút du khách đến tham quan và khám phá.

0 Thích

Đánh giá : 4.5 /420